Tình hình hoạt động và phát triển tại Ngân hàng Công Thương khu vực Chương Dương - pdf 28

Download miễn phí Tình hình hoạt động và phát triển tại Ngân hàng Công Thương khu vực Chương Dương



Lời nói đầu 1
Phần I. Tổng quan về Ngân hàng Công Thương Việt Nam 2
 1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của NHCT Việt Nam 2
 2. Mạng lưới tổ chức của NHCT Việt Nam 3
Phần II. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương 4
 1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh 4
 2. Vị trí pháp lý và chức năng của Chi nhánh 5
 3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh và điều hành của Chi nhánh 5
 3.1. Tổ chức bộ máy 5
 3.2. Chức năng của các cán bộ quản lý và các phòng ban 6
 3.3. Cơ cấu lao động 9
 4. Quy trình thực hiện nghiệp vụ tại các phòng 9
 4.1. Phòng nguồn vốn 9
 4.1.1. Huy động tiền gửi dân cư 9
 4.1.2. Nhận tiền gửi doanh nghiệp 9
 4.2 Phòng ngoại tệ 9
 4.2.1. Hạch toán kế toán 9
 4.2.2. Mua bán ngoại tệ 10
 4.2.3. Chi trả kiều hối 10
 4.2.4. Thanh toán quốc tế 10 4.2.5. Thanh toán séc, thẻ 13
 4.3 Phòng kinh doanh 13
 4.3.1. Cho vay 13
 4.3.2. Bảo lãnh 14
 4.3.3. Chiết khấu giấy tờ có giá 15
 5. Đôi nét về hoạt động của Chi nhánh NHCT Chương Dương 15
 5.1. Đặc điểm tình hình 15
 5.2. Công tác huy động vốn 16
 5.3. Công tác sử dụng vốn 17
 5.3.1. Cho vay nền kinh tế 17
 5.3.2. Cơ cấu dư nợ 17
 5.3.3. Nghiệp vụ bảo lãnh 18
 5.3.4. Tình hình cho vay và đầu tư tại hai Chi nhánh 18
 5.3.5. Thực hiện các chương trình tín dụng khác 19
 5.3.6. Chất lượng tín dụng 19
 5.3.7. Công tác thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro 20
 5.4. Hoạt động kinh doanh đối ngoại 21
 5.4.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 21
 5.4.2. Nghiệp vụ chi trả kiều hối 22
 5.4.3. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế 22
 5.5. Công tác kế toán tài chính 23
 5.5.1. Công tác kế toán 23
 5.5.2. Công tác điện toán 24
 5.6 Công tác tiền tệ kho quỹ 25
 5.6.1. Công tác thu chi tiền mặt 25
 5.6.2. Công tác quản lý an toàn kho quỹ 25
 5.7. Công tác kế toán thanh tra nội bộ và xét khiếu tố 25
 5.8. Kết quả kinh doanh 26
 6. Nhận xét về tổ chức bộ máy và hoat đọng của Chi nhánh 27
 6.1 Những kết quả đạt được 27
 6.2. Những vấn đề còn tồn tại 28
Phần III. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh 29
 1. Định hướng hoạt động năm 2003 29
 2. Kiến nghị 29
Kết luận. 31
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ác (nếu có), bộ chứng từ nhận hàng, tờ khai hải quan, giấy mua bán ngoại tệ, giấy phép nhập khẩu của bộ thương mại, lệnh chi của khách hàng. Ngân hàng sẽ kiểm tra tính khớp đúng giữa hợp đồng, hoá đơn, lệnh chi và các chứng từ khác, nếu đúng thì lập bảng kê MT100 và tiến hành hạch toán. Mức phí thu là 0,2% tính trên số tiền chuyển (tối thiểu 2$, tối đa 200$) và điện phí là 5$
* Chuyển tiền đến: Sau khi nhận giấy báo có của hội sở chính (điện MT 100 từ nước ngoài chuyển về), Ngân hàng sẽ hạch toán ghi có vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của khách hàng sau khi tiến hành thu phí (0,1% tính trên số tiền chuyển, tối đa 100$, tối thiểu 2$). Nếu có sai lệch thì Ngân hàng sẽ tiến hành tra soát, sau đó sẽ hạch toán báo có cho khách hàng.
b.cách nhờ thu:
* Nhờ thu nhập khẩu: Ngân hàng nhận bộ chứng từ kèm thư đòi tiền từ Ngân hàng nước ngoài chuyển về, thanh toán viên sẽ kiểm tra nội dung trên thư và đối tượng chịu phí, sau đó sẽ thông báo cho khách hàng. Nếu là cách nhờ thu trả tiền ngay, Ngân hàng lập điện MT202 và chỉ chuyển bộ chứng từ cho khách để khách hàng đi lấy hàng khi nhận được tiền hay lệnh chi tiền của khách hàng; nếu là cách nhờ thu chấp nhận, đơn vị phải có công văn chấp nhận trả tiền, Ngân hàng mới chuyển bộ chứng từ cho khách hàng để đi lấy hàng, đến thời hạn thanh toán thanh toán viên mới lập điện MT202. Sau khi lập điện MT202, thanh toán viên sẽ chuyển chứng từ sang bộ phận kế toán để thanh toán. Phí thanh toán được phép thu ở mức 0,2% giá trị thanh toán(tối đa 200$, tối thiểu 2$), phí thông báo nhờ thu là 10$/1 lần.
* Nhờ thu xuất khẩu: Đơn vị xuất hàng mang chứng từ gồm có hợp đồng, yêu cầu nhờ thu đến Ngân hàng. Ngân hàng kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ giữa số tiền, hàng hoá, số lượng hàng trên hợp đồng và yêu cầu nhờ thu, sau đó lập thư đòi tiền kèm bộ chứng từ gửi ra nước ngoài dể đòi tiền.......nhập tài khoản ngoại bảng để theo dõi số tiền chuyển về. Khi nhận được báo có của Hội sở chính, Chi nhánh ghi có vào tài khoản của đơn vị sau khi trừ phí ( phí gửi đi nước ngoài nhờ thu là 3$; phí gửi chứng từ được thu tuỳ theo thực tế của cơ quan chuyển phát nhanh; thu phí báo có 0,2%/trị giá báo có-tối thiểu 5$,tối đa 50$ ).
c. Thư tín dụng:
*L/C nhập khẩu: khách hàng có nhu cầu, phải gửi hồ sơ đề nghị mở L/C , bao gồm:
1. Hợp đồng ngoại
2. Hợp đồng uỷ thác (nếu là nhập khẩu uỷ thác)
3. Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại đối với mặt hàng có hạn ngạch
4. Giấy mua bán ngoại tệ
5. Đơn xin mở L/C của đơn vị
6. Cam kết thanh toán của đơn vị đã qua phòng kinh doanh, ban lãnh đạo duyệt
7. Giải trình mở L/C do phòng kinh doanh lập và đã được giám đốc Chi nhánh duyệt
Nếu khách hàng kí quỹ 100%giá trị L/C thì phòng thanh toán quốc tế thực hiện không cần qua phòng tín dụng và không cần có cam kết thanh toán và giải trình mở L/C(6,7) . Nếu đơn vị ký quỹ dưới 100% thì phải qua phòng tín dụng, phải được kiểm tra về hạn mức tín dụng đối với đơn vị. Thanh toán viên kiểm tra tính khớp đúng giữa hợp đồng với đơn xin mở L/C, giữa trị giá L/C với giấy cam kết và bản giải trình, sau đó sẽ mở L/C trên cơ sở điện MT100. Điện này sau khi được cán bộ kiểm soát, sẽ được truyền lên Hội sở chính.Tại Chi nhánh, kế toán sẽ hạch toán kí quỹ và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để theo dõi.
Khi Chi nhánh nhận bộ chứng từ L/C, thanh toán viên kiểm tra sự phù hợp giữa L/C và bộ chứng từ, giữa các chứng từ với nhau, giữa chứng từ với quy tắc thực hành thống nhất UCP 500. Nếu chứng từ phù hợp, thanh toán viên sẽ thông báo cho khách hàng khi đến hạn(thời hạn 5 ngày kể từ khi Ngân hàng nhận được bộ chứng từ). Trường hợp thấy không phù hợp, thanh toán viên phải thông báo cho khách hàng, nếu khách hàng chấp nhận thì thanh toán viên tiến hành thanh toán(đối với L/C trả ngay), nếu khách hàng không chấp nhận, thanh toán viên gửi điện từ chối cho bên đối tác nước ngoài(trong vòng 5 ngay kể từ khi Ngân hàng nhận bộ chứng từ). Nếu là L/C trả ngay, Ngân hàng phải tiến hành thanh toán; nếu là L/C trả chậm, thanh toán viên sẽ gửi điện chấp nhận thanh toán . Khi thanh toán , thanh toán viên lập điện MT202 để chuyển tiền thanh toán và chuyển cho kế toán hạch toán. Phí phát hành thư tín dụng là 0,1%(tối thiểu là 10$, tối đa là 300$)và phí thanh toán L/C nhập là 0,2%(tối đa 300$, tối thiểu 15$) tính trên giá trị L/C nhập, điện phí mở L/C và điện phí thanh toán lần lượt là 15$ và 5$/ 1 lần.
*L/C xuất khẩu:
Sau khi giao hàng cho bên nhập khẩu, khách hàng chuyển bộ chứng từ hàng xuất, L/C xuất (bản gốc)và bảng kê các chứng từ liên quan cho ngân hàng. Thanh toán viên nhận, kiểm tra tính khớp đúng và hợp lí giữa chứng từ với L/C (bản gốc); giữa các chứng từ; giữa chứng từ với UCP 500, nếu phù hợp thì lập thư đòi tiền kèm bộ chứng từ gửi cho Ngân hàng đối tác nước ngoài để đòi tiền. Trường hợp có sai sót, nếu có thể sữa chữa được thì yêu cầu khách hàng sửa chữa, nếu không sửa chữa được thì hay đơn vị gửi chứng từ ra nước ngoài hay điện hỏi Ngân hàng nươc ngoài có chấp nhận sửa chữa không. Kế toán hạch toán vào tài khoản ngoại bảng để theo dõi, khi có báo có từ Hội sở chính,kế toán ghi có vào tài khoản tiền gửi của đơn vị sau khi đã trừ phí( phí thông báo thư tín dụng là 15$; phí thanh toán là 0,075%/giá trị báo có, tối đa 120$, tối thiểu 10 $).
d. Chiết khấu chứng từ:
Chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu bộ chứng từ khi bộ chứng từ hoàn hảo .Nghiệp vụ này phải có sự phối hợp giữa thanh toán viên của phòng Thanh toán quốc tế với cán bộ tín dụng của phòng kinh doanh. Thanh toán viên phòng thanh toán quốc tế đảm bảo sự phù hợp giữa L/C với các quy định trong thanh toán quốc tế. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trong việc thẩm định tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và phương án kinh doanh của lô hàng.
4.2.5 Thanh toán séc, thẻ: khách hàng chuyển séc, thẻ cho Ngân hàng, thanh toán viên nhận, thông báo cho Ngân hàng nước ngoài.Thực hiện nghiệp vụ này còn tuỳ từng trường hợp Ngân hàng nước ngoài có chấp nhận thanh toán không.
4.3. Phòng kinh doanh
4.3.1. Cho vay:
Khách hàng có nhu cầu vay vốn cung cấp thông tin và tiếp xúc với nhân viên giao dịch (cán bộ tín dụng), nếu là khách hàng vay lần đầu thì trước hết phải giao dịch trực tiếp với trưởng hay phó phòng tín dụng. Nếu là khách hàng quen thuộc thì tực tiếp giao dịch với cán bộ tín dụng phụ trách đơn vị mình. Khách hàng hoàn thiện hồ sơ và nộp cho phòng tín dụng, hồ sơ gồm có:
1. Đơn xin vay vốn
2. Hồm sơ pháp lý
3. Phương án sử dụng vốn hay dự án
Hồ sơ được chuyển cho cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra về khả năng tài chính, tư cách pháp lý và các giấy tờ về bảo đảm tài sản. Dựa trên các văn bản quy định về điều kiện cho vay, phân loại khách hàng để ra quyết định tín dụng. Nếu từ chối cho vay, Ngân hàng phải có giấy báo nêu lý do hay cán bộ tín dụng phải phối hợp với khách hàng để giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ của mình. Nếu chấp nhận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ ký hợp đồng tín dụng và các hợp đồng phụ, sau đó tiến hành giải ngân...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status