Hoàn thiện các hình thức trả lương tại nhà máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện các hình thức trả lương tại nhà máy xi măng Lam Thạch – Công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 4
1. Khái niệm và bản chất của tiền lương: 4
1.1. Một số khái niệm về tiền lương : 4
1.2. Bản chất của tiền lương: 6
2.Các chức năng của tiền lương: 8
2.1. Chức năng thước đo giá trị: 8
2.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động: 8
2.3. Chức năng kích thích lợi ích vất chất đối với người lao động: 9
2.4. Chức năng bảo hiểm tích luỹ: 9
2.5. Chức năng xã hội: 10
3.Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 10
4. Quỹ tiền lương, các hình thức trả lương và các loại tiền thưởng: 11
4.1 Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp. 11
4.2 Các hình thức trả lương. 13
4.2.1. Trả lương theo thời gian. 13
4.2.2. Trả lương theo sản phẩm. 14
5. Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức trả lương cho người lao động. 21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LAM THẠCH – CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VÀ XÂY DỰNG QUẢNG NINH. 23
1. Khái quát chung về công ty cổ phần xi măng và xây dựng quảng ninh. 23
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh. 23
1.2. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty 24
2. Sự hình thành và phát triển nhà máy xi măng Lam Thạch. 25
2.1. Lịch sử hình thành nhà máy xi măng Lam Thạch. 25
2.2. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy xi măng Lam Thạch . 26
2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của nhà máy: 28
2.3.1. Các mặt hàng SXKD và đặc điểm thị trường tiêu thu sản phẩm của nhà máY: 28
2.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng Nhà máy xi măng Lam Thạch. 32
3. Thực trạng sử dụng lao động và các hình thức trả lương tại nhà máy xi măng lam thạch : 35
3.1.Phân tích tình hình sử dụng lao động tại Nhà máy xi măng Lam Thạch : 35
3.1.1. Lực lượng lao động của Nhà máy qua các năm từ 2005- 2007:. 35
3.2.1. Phương pháp xây mức sản lượng của xi măng Lam Thạch 37
III. Lao động quản lý 48
3.2.2. Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm xi măng Nhà máy xi măng Lam Thạch năm 2007. 48
3.3 Các Hình thức trả lương tại Nhà máy xi măng Lam Thạch : 51
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LAM THẠCH 57
1. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương cho người lao động tại Nhà máy xi măng Lam Thạch : 57
1.1. Biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương đối với bộ phận quản lý nhà máy. 57
1.2. Một số biện pháp hoàn thiện hình thức trả lương đối với bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất: 60
KẾT LUẬN 61
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


được tính bằng cách lấy giờ làm việc của công nhân nhân với hệ số cấp bậc của người đó sau đó tổng hợp cho cả tổ.
Tính tiền lương 1 giờ theo hệ số bằng cách lấy tiền lương cả tổ chia cho tổng số giờ hệ số của cả tổ đã tính đổi.
Tính tiền lương cho từng công nhân bằng cách lấy tiền lương thực tế của một giờ nhân với số giờ làm việc.
* Chia lương theo hệ số điều chỉnh: Làm 3 bước:
Xác định hệ số điều chỉnh cho cả tổ bằng cách lấy tổng tiền lương thực lĩnh chia cho số tiền lương thực tế nhận được.
Tính tiền lương cho từng người căn cứ vào hệ số điều chỉnh và tiền lương đã cấp bậc của mỗi người.
+ Ưu điểm: Hình thức này khuyến khích công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm trước tập thể, quan tâm đến kết quả của tổ, đồng thời quan tâm đến nhau hơn để giúp nhau cùng hoàn thành công việc, khuyến khích các tổ lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động theo tổ tự quản.
+ Nhược điểm: Sản lượng của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định tiền công của họ nên ít kích thích công nhân nâng cao năng suất cá nhân.
c. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
Thực chất của hình thức này là dựa vào công nhân chính để tính lương cho công nhân phụ. Hình thức này được áp dụng trong trường hợp công việc của công nhân chính và công nhân phụ gắn liền với nhau nên không trực tiếp tính được lương sản phẩm cho các cán bộ và công nhân khác.
Căn cứ vào định mức sản lượng và mức độ hoàn thành định mức của công nhân chính để tính đơn giá sản phẩm gián tiếp và tiền lương sản phẩm gián tiếp của công nhân phụ. Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp dược tính theo hai bước:
Bước 1: Tính đơn giá:
Đg=
L
x Q
M
Trong đó:
Đg: Đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp.
L: Lương cấp bậc tháng công nhân phụ, phục vụ.
M: Mức phục vụ của công nhân phụ-phụ trợ.
Q: Sản lượng của một công nhân chính.
Bước 2: Tính lương sản phẩm gián tiếp:
L1 = Đgx Q TH
Trong đó:
L1: Tiền lương thực tế của công nhân phụ.
Đg: Đơn giá tiền lương phục vụ.
Q TH: Sản lượng thực hiện trong tháng của công nhân chính.
Ngoài ra:
Tiền lương thực tế của công nhân phục vụ còn được tính theo công thức:
L =
Đg x L x In
M
Trong đó:
In: Là chỉ số hoàn thành năng xuất lao động của công nhân chính
+ Ưu điểm cơ bản của hình thức này: Là làm cho mọi cán bộ công nhân viên đều quan tâm đến vấn đề nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc. Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
+ Nhược điểm: Việc xác định đơn giá giao khoán phức tạp, nhiều khi khó chính xác, nhiều khi dẫn đến bi quan cho người lao động
d. Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến.
Chế độ trả lương này áp dụng ở những khâu trọng yếu của sản xuất hay khi sản xuất đang khẩn trương mà xét thấy việc giải quyết những tồn tại ở khâu này có tác dụng thúc đẩy sản xuất ở những khâu khác có liên quan, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Llt = Đg QI + Đg x k( Q1 – Q0)
Trong đó:
Llt: Tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến.
Đg: Đơn giá cố địng tính theo sản phẩm.
Q1: Sản lượng sản phẩm thựuc tế hoàn thành.
Q0: Sản lượng đạt được mức khởi điểm.
k: Tỷ lệ tăng thêm để có được đơn giá luỹ tiến.
+ Ưu điểm của hình thức tiền lương này: Là khuyến khích công nhân tăng nhanh số lượng sản phẩm, làm cho tốc độ tăng năng suất lao động nên phạm vi áp dụng chỉ đối với khâu chủ yếu của dây chuyền hay vào những thời điểm nhu cầu thị trường về loại sản phẩm đó rất lớn hay vào thời điểm có nguy cơ không hoàn thành hợp đồng kinh tế.
+ Nhược điểm: áp dụng chế độ này rễ làm cho tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng xuất lao động của những khâu áp dụng trả lương luỹ tiến.
Trong doanh nghiệp để hình thức tiền lương này có hiệu quả cần chú ý:
- Thời gian trả lương không lên quy định quá gắn để tránh tình trạng không hoàn thành mức lao động hàng tháng mà lại được hưởng lương cao do có lương luỹ tiến.
- Đơn giá nâng cao nhiều hay ít phải căn cứ mức độ quan trọng của bộ phận sản xuất đó quyết định, không lên áp dụng một cách rộng rãi tràn lan.
e. Trả lương khoán.
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp không định mức được chi tiết cho từng công việc hay định mức được nhưng không chính xác hay những công việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định.
Công thức tính:
LI = Đgk x QI
Trong đó:
LI: Tiền lương thựuc tế công nhân nhận được.
Đgk: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc.
QI: Số lượng sản phẩm được hoàn thành.
+ Hình thức này có ưu điểm: Khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng giao khoán.
+ Nhược điểm: Tuy nhiên với hình thức lương này thì khi tính toán đơn giá phải hết sức chặt chẽ, tỉ mỉ để xây dựng đơn giá tiền lương chính xác cho công nhân nhận khoán.
Loại sáu: Chế độ trả lương sản phẩm có thưưỏng.
Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng thực chất tiền lương bao gồm: Một phần trả theo đơn giá cố định và lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành và một phần tiền thưởng dựa vào số sản phẩm hoàn thành vượt mức.
Công thức tính:
Lth = L +
L(m.h)
100
Trong đó:
Lth: Tiền lương sản phẩm có thưởng.
L: Tiền lương trả theo đơn giá cố định.
m: Tỷ lệ % tiền thưởng.
h: Tỷ lệ % hoàn thành vựơt mức sản lưọng được tính thưởng.
+ Ưu điểm: Khuyến khích công nhân tích cực làm việc hoàn thành vượt mức sản lượng
+ Nhược điểm: Việc xác định phân tích các chỉ tiêu tính thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi quỹ lương
Ngoài những hình thức tiền lương chủ yếu nói trên theo Nghị định 317/ C T – HĐBT ngày 01/09/1990 các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức trả lương theo định mức biên chế (khoán quỹ lương). Doanh nghiệp áp dụng định mức biên chế thì quỹ lương chế độ bằng tổng lao động định mức lao động hợp lý (sau khi đã sắp xếp lại lao động, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý xác định rõ chức năng nhiệm vụ và biên chế các phòng ban). Công ty tính toán và khoán quỹ lương cho từng phòng ban, bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành kế hoạch công tác. Nếu chi phí bộ máy gián tiếp ít thì thu nhập cao, ngược lại không hoàn thành kế hoạch chi phí nhiều, biên chế lớn thì thu nhập ít.
5. Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức trả lương cho người lao động.
Việc tính toán và trả công lao động là một vấn đề phức tạp gây tranh cãi và thường xuyên phải điêù chỉnh, sửa đổi sao cho hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp. Bởi không có chế độ tiền lương nào hoàn hảo thoả mãn được cùng hai lợi ích của ngưòi lao động và ngưòi sử dụng lao động. Người lao động luôn muốn hưởng lương cao đáp ứng nhu cầu cuộc sống nhưng công vi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status