Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa cùng với xu hướng “toàn cầu hoá” hiện nay, nhu
cầu về vốn cho phát triển kinh tế đã không còn là vấn đề riêng của bất kỳ
một quốc gia nào. Bởi vì, chỉ có sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì
nền kinh tế của một quốc gia mới có thể phát huy hết những thế mạnh của
mình, đồng thời tiếp thu được những tinh hoa của thế giới. Và cùng với sự
hội nhập thì một điều tất yếu là các doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với sự
cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước
ngoài, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đổi mới công nghệ, mở
rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ. Do đó cần một thị
trường tài chính hiện đại để đáp ứng nhu cầu huy động vốn của các doanh
nghiệp, cũng như các thành phần kinh tế khác. Trong quá trình phát triển
kinh tế, không một doanh nghiệp nào hoạt động mà không cần có vốn. Vốn
là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,
tích cực chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nên nhu cầu về vốn
lại càng trở nên cấp thiết. Các tổ chức tín dụng là một loại hình doanh
nghiệp đặc thù với lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên vô cùng nhạy cảm với
nền kinh tế. Với tư cách là “trung gian tài chính”, ngân hàng thương mại
một tổ chức tín dụng (TCTD) điển hình ở Việt Nam có vai trò hết sức quan
trọng đối với việc huy động mọi nguồn vốn trong dân cư để cung ứng cho
nền kinh tế với những điều kiện nhất định. Vốn là yếu tố cần thiết để ngân
hàng thương mại (NHTM) tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh
của mình. Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh không chỉ bằng
nguồn vốn tự có mà chủ yếu là nguồn vốn huy động được. Do đó có thể nói
hoạt động huy động vốn có tác động rất lớn đến các tổ chức tín dụng cũng
như toàn bộ nền kinh tế. Với tầm quan trọng đó của hoạt động huy động
vốn, Nhà nước cần xây dựng một hành lang pháp lý an toàn và thông
thoáng, tạo điều kiện cho NHTM thực hiện hoạt động này một cách dễ
dàng và hiệu quả. Vậy pháp luật Việt Nam đã quy định như thế nào về hoạt
động huy động vốn của ngân hàng thương mại? Hình thức huy động vốn
chủ yếu nhất của Ngân hàng thương mại là gì ? Đi tìm câu trả lời cho câu
hỏi này cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài “Pháp luật về huy động vốn
bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt
Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản và thông qua việc
phân tích đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về huy động vốn
bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, thực
tiễn áp dụng các quy định đó tại NHTM để chỉ ra những ưu điểm cũng như
những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình huy động vốn
bằng hình thức nhận tiền gửi và nguyên nhân của thực trạng đó; từ đó đưa
ra một số định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về huy động vốn bằng
hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các quy định hiện hành
về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở
Việt Nam. Ngân hàng thương mại có nhiều cách thức huy động vốn khác
nhau, nhưng hình thức chủ yếu nhất vẫn là nhận tiền gửi của khách hàng.
Luận văn đi sâu vào phân tích các quy định liên quan đến huy động vốn
bằng hình thức nhận tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng thương mại, các
chính sách lãi suất, các loại tiền gửi cùng với các quy chế liên quan đến
việc gửi tiền của khách hàng. Thực tiễn áp dụng các quy định về huy động
vốn bằng hình thức nhận tiền gửi, những hạn chế từ thực tiễn áp dụng pháp
luật, trên cơ sở đó nêu ra hướng hoàn thiện pháp luật về huy động vốn dưới
hình thức tiền gửi của NHTM ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên
cứu khoa học dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lê Nin, dựa trên đường
lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế- xã
hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Phương pháp phân tích
hệ thống được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn kết hợp với
việc sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu,
chứng minh ... để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu
này nhằm kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn để góp phần đánh giá,
nhận xét chính xác về các quy định hiện hành về huy động vốn bằng hình
thức nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng, những thành quả cũng như hạn
chế trong thực tiễn áp dụng các quy định này.
5. Những đóng góp của đề tài
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học ở cấp thạc sĩ đề cập
đến các vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật về huy động vốn của các tổ
chức tín dụng chủ yếu là của ngân hàng thương mại, mà hình thức huy
động vốn chủ đạo là nhận tiền gửi của khách hàng. Ngân hàng thương mại
là một doanh nghiệp kinh doanh đặc thù, cũng như bao đơn vị kinh doanh
khác cũng cần có vốn để hoạt động kinh doanh cho nên huy động vốn là
hoạt động đầu tiên cốt lõi trước khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh
toán. Vì vậy, cần thiết ban hành cơ sở pháp lý an toàn để điều chỉnh nghiệp
vụ huy động vốn này của ngân hàng thương mại .
Luận văn được nghiên cứu trong bối cảnh đã có nhiều văn bản luật
về ngân hàng được ban hành. Cụ thể là Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
và cùng với các chính sách tiền tệ được thay đổi liên tục. Luận văn đã đưa
ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về huy động vốn bằng hình
thức nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

cyZk1WuYY2B4Y22
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status