Mở rộng hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Luận văn Mở rộng hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 7
1.1 Sự cần thiết mở rộng hoạt động cho vay của NHTM: 7
1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay: 7
1.1.2 Sự cần thiết mở rộng hoạt động cho vay của NHTM 8
1.2 Các hình thức cho vay của NHTM 9
1.2.1 Căn cứ vào mục đích vay vốn của khách hàng: 10
1.2.2 Căn cứ vào thời hạn cho vay và theo quy định hiện hành của Việt Nam: 11
1.2.3 Căn cứ vào tính chất đảm bảo của khoản vay. 11
1.2.4 Căn cứ vào cách cho vay. 12
1.2.5 Căn cứ vào quy mô của các khách hàng: 16
1.3 Quy trình cho vay trong các NHTM. 17
1.3.1 Lập hồ sơ đề nghị cho vay vốn. 18
1.3.2 Phân tích tín dụng 18
1.3.3. Quyết định và ký kết hợp đồng tín dụng. 19
1.3.4 Giải ngân. 19
1.3.5 Giám sát trong khi cấp tín dụng. 19
1.3.6.Thanh lý hợp đồng tín dụng. 20
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM 22
1.4.1 Nhân tố khách quan 22
1.4.2 Nhóm yếu tố chủ quan: 30
 
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI ( MHB HÀ NỘI ) 36
2.1 Sơ lược về MHB Hà Nội 36
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của MHB Hà Nội 36
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội 41
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tại MHB Hà Nội 49
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay của MHB Hà Nội 49
2.2.2 Quy trình tín dụng tại MHB Hà Nội 49
2.2.3 Kết quả hoạt động cho vay tại MHB Hà Nội 53
2.3 Đánh giá chung về hoạt động cho vay của MHB Hà Nội 59
2.3.1 Những thành tựu 59
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 62
 
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẮNG SÔNG CỬU LONG- CHI NHÁNH HÀ NỘI 68
3.1 Định hướng mở rộng hoạt động cho vay 68
3.1.1 Chiến lược kinh doanh của MHB Hà Nội đến năm 2010 68
3.1.2. Định hướng cụ thể trong hoạt động cho vay: 69
3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại MHB Hà Nội 70
3.2.1 Giải pháp chủ yếu 70
3.2.2 Giải pháp bổ trợ 84
3.3 Những kiến nghị 86
3.3.1 Đối với Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan. 86
3.3.2 Đối với NHNN. 87
KẾT LUẬN 89
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


do Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh chuyển sang theo chế độ quy định.
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy định của Nhà nước.
Lập và bảo vệ kế hoạch tài chính của Chi nhánh; tổ chức thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Chấp hành đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống.
Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với Hội sở chính.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
† Phòng kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ:
Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ các hoạt động của Chi nhánh theo đúng pháp luật, theo Điều lệ của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, theo qui định về tổ chức và hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ trong hệ thống Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Theo dõi, phúc tra Chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh.
Báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ định kỳ hay đột xuất theo đúng quy định của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại Chi nhánh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
* Các chi nhánh cấp 2:
Thực hiện các nghiệp vụ như ở MHB Hà Nội như: huy động vốn, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân,… theo kế hoạch được Chi nhánh Hà Nội đề ra.
* Các phòng giao dịch
Thực hiện theo hoạt động và chỉ tiêu của chi nhánh cấp 1 đề ra.
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội:
2.1.2.1 Về hoạt động huy động vốn
MHB Hà Nội có trụ sở tại Thủ đô Hà Nội, là trung tâm tài chính tiền tệ hết sức sôi động chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tập trung cơ quan đầu não của các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế lớn nhất nước ta, là khu vực kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí cao. Đây là địa bàn tiềm năng của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động huy động vốn.
Nhưng Hà Nội cũng là môi trường cạnh tranh rất khốc liệt giữa hàng trăm Chi nhánh ngân hàng thương mại lớn mạnh và huy động vốn là một sản phẩm chiến lược của tất cả các ngân hàng này, trong khi năng lực cạnh tranh của bản thân MHB Hà Nội còn hạn chế vì:
+ Thương hiệu MHB còn ít được biết đến trên thị trường Hà Nội trong khi đặc thù của hoạt động huy động vốn thì “uy tín thương hiệu” là một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu nhất là đối với thị trường dân cư;
+ Hệ thống sản phẩm dịch vụ tiện ích của MHB còn chưa đa dạng, phong phú, công nghệ ngân hàng còn chưa hiện đại so với các hệ thống ngân hàng lớn mạnh khác trên cùng địa bàn là một rào cản đối với quyết định mua sản phẩm của khách hàng nhất là những khách hàng muốn sử dụng nhiều loại dịch vụ của ngân hàng ;
+ Nguồn nhân lực mỏng thiếu cán bộ có kinh nghiệm, chuyên môn cao.
Cũng như mọi ngân hàng, công tác huy động vốn luôn được MHB Hà Nội quan tâm chú trọng. Tuy mới thành lập nhưng nguồn vốn của chi nhánh càng ngày càng tăng cao giúp cho việc đáp ứng được nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu huy động vốn mà Hội sở đề ra. Mức tăng trưởng huy động vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm của MHB Hà Nội
Nguồn: Báo cáo kinh doanh của MHB Hà Nội năm 2004- 2006
Qua số liệu trên ta thấy sự tăng trưởng khá nhanh của nguồn vốn huy động qua các năm, cụ thể:
Tại thời điểm 31/12/2003, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt gần 189 tỷ đồng, đến 31/12/2004, nguồn vốn đã tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức hơn 2.421 tỷ đồng, tăng 1.182% so với cuối năm 2003. Đến cuối năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt ở mức 2.997 tỷ đồng, tăng 128,3 % so với năm 2004.
Đến thời điểm năm 2006, tổng nguồn vốn của MHB Hà Nội đã đạt được 3.462 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất cao: 99%.
Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm đạt 600%. Riêng năm 2004, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của MHB Hà Nội đạt tới 1.299%.
Hàng năm, Chi nhánh đều hoàn thành xuất sắc kế hoạch nguồn vốn được giao, luôn ở vị trí dẫn đầu toàn hệ thống cả về tốc độ tăng trưởng, số dư huy động vốn bình quân đầu người cũng như tổng giá trị nguồn vốn. Ban lãnh đạo Chi nhánh đã rất linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn huy động đảm bảo tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng nguồn vốn luôn đạt ở mức cao nhất mang lại lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh doanh.
Với nguồn vốn lớn mạnh như trên, Chi nhánh Hà Nội đã hoàn toàn tạo được thế chủ động trong đầu tư tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn, đồng thời đã đáp ứng vốn cho toàn hệ thống tăng trưởng và phát triển, và quan trọng là đã khẳng định được vị thế của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Hà Nội trên thị trường thủ đô Hà Nội và khẳng định được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long khi mở hoạt động ra phía Bắc.
MHB Chi nhánh Hà Nội đã rất tích cực trong việc tìm kiếm, đa dạng các nguồn huy động cụ thể: nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng tập trung phần lớn vào khối các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Trong 3 năm từ 2004 đến 2006, lượng vốn huy động từ thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%). Trong thời gian qua, nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn, song song với hoạt động nguồn vốn trên thị trường II, Chi nhánh đã tích cực phát triển thị trường dân cư và doanh nghiệp bằng cách nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu mong muốn của khách hàng. Từ đó đưa ra những sản phẩm huy động vốn phù hợp, linh hoạt trong chính sách lãi suất, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn kết hợp với việc không ngừng hoàn thiện văn minh giao dịch. Kết quả, nguồn vốn từ thị trường này đã tăng trưởng vượt bậc với tốc độ tăng trưởng đạt tới con số nghìn %. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn huy động thị trường I còn rất nhỏ so với tổng nguồn vốn, tính đến 30/9/2006 vốn huy động thị trường I đạt gần 410 tỷ đồng, tăng 154 tỷ đồng so với 30/9/2005, chiếm 12% tổng nguồn vốn.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổng nguồn vốn của MHB Hà Nội năm 2004- 2006
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của MHB Hà Nội 2004 – 2006
Trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng, vốn huy động từ tầng lớp dân cư cũng như từ các tổ chức kinh tế tín dụng khác là như nhau, không có sự thay đổi lớn trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng. Trong thời gian tới, Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế khác hơn nữa để có một nguồn vốn vững mạnh và lâu dài.
Nguồn huy động của ngân hàng được mở rộng với nhiều hình thức huy động đa dạng, linh hoạt nhằm thu hút được một lượng tiền gửi lớn: ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status