Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2015 - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp tăng cường công tác theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 – 2015



Qua 5 năm thực hiện kế hoạch, các lĩnh vực KTXH đã có bước chuyển biến rõ rệt và cơ bản hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch hàng năm và 5 năm đề ra. Tốc độ phát triển kinh tế cao, lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống văn hóa và tinh thần của người dân được nâng lên một bước mới. Thể hiện ở một số nội dung sau: Nền kinh tế của huyện có bước phát triển mới theo hướng CNH – HĐH và đạt mức tăng trưởng cao, các ngành, lĩnh vực bước đầu chuyển dịch rõ rệt theo hướng”giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ”. Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đạt được những kết quả đáng phán khởi bước đầu phát huy hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Qua trình thực hiện kế hoạch, tuy có nhiều biến động của nền kinh tế chung của đất nước nhưng nền kinh tế huyện vẫn đạt được một số chỉ tiêu như bản kế hoạch đề ra.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a huyện Phù Yên)
1.1.3 Đánh giá chung
Tại huyện Phù Yên hiện nay, phòng tài chính – kế hoạch là cơ quan chuyên trách về công tác kế hoạch hóa: Đó là công tác kế hoạch, xây dựng các chương trình và dự án. Trong khi đó, quá trình thực hiện kế hoạch, người làm công tác kế hoạch chỉ theo dõi được thông qua các báo cáo mà các cơ quan phụ trách từng lĩnh vực của huyện gửi lên. Vì vậy, công tác theo dõi quá trình thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đã không được huyện chú trọng và khi đánh giá về các mục tiêu của kế hoạch 5 năm chỉ có các báo cáo của các cơ quan làm căn cứ. Điều đó, dẫn tới thiếu cơ sở và không khách quan khi đánh giá vì người lập kế hoạch lại là người đảm nhiệm luôn công tác theo dõi và đánh giá. Người làm công tác kế hoạch của huyện sẽ dựa vào các báo cáo đó để tổng hợp thành báo cáo quý, năm. Nhưng mà các báo cáo tổng hợp của các cơ quan chuyên trách gửi lên, thường chỉ là những báo cáo tổng hợp về mặt số liệu, thống kê các chỉ số đơn giản liên quan đến các lĩnh vực, ngành. Mà thường các mục tiêu của bản kế hoạch của huyện, khi bắt đầu xây dựng và đặt ra thường lấy căn cứ là tình hình và kết quả của bản kế hoạch trước, chứ không phải tính toán để đặt ra mục tiêu phù hợp với hiện tại.
Như vậy, công tác TD&ĐG kế hoạch phát triển KTXH của huyện chỉ được thông qua các báo cáo của các xã, ban ngành còn việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát, bộ phận chuyên trách đã không được huyện coi trọng. Để TD&ĐG đạt hiệu quả cao thì công tác tổ chức thực hiện phải được quan tâm đầu tư về phương pháp, con người và ứng dụng các thông tin thu thập.
Phương pháp theo dõi và đánh giá
Hiện nay, để theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tại huyện chỉ áp dụng phương pháp theo dõi và đánh giá thực hiện. Thông qua các báo cáo quý, năm của từng lĩnh vực, ngành cơ quan kế hoạch hóa của huyện sẽ thu thập liên tục và có hệ thống những thông tin về quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các hoạt động, mức độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong từng lĩnh vực đã được cung cấp thường xuyên và được cơ quan kế hoạch tổng hợp thành các báo cáo gửi lên cho cấp lãnh đạo của huyện. Tuy nhiên phương pháp này cần thu thập một cách liên tục và có hệ thống những thông tin về quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch phát triển KTXH. với phương pháp được sử dụng này, thì người làm công tác kế hoạch và cấp lãnh đạo địa phương chỉ nắm được mức độ thực hiện kế hoạch và các hoạt động, đầu vào, đầu ra chứ các tác động của các mục tiêu này không nắm được.
Việc sử dụng các thông tin của quá trình theo dõi và đánh giá
Các thông tin được tổng hợp trong các báo cáo sẽ được gửi đến cấp lãnh đạo của huyện, đó là cơ sở để đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch. Nhưng thông thường khi tình hình kinh tế - xã hội của huyện có sự biến động thì các mục tiêu cũng không được chỉnh sửa và tính toán lại cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra, các thông tin được tổng hợp qua các báo cáo thường chỉ được áp dụng để tổng hợp lại chứ ít khi được sử dụng vào việc tính toán để xem quá trình thực hiện của kế hoạch đến đâu. Ngoài ra, người làm công tác KHH của huyện, chỉ được cung cấp các số liệu và tổng hợp lại thành báo cáo chứ không được tham gia vào quá trình thực hiện và điều chỉnh mục tiêu kế hoạch khi cần thiết. Cho nên các thông tin thu thập về tình hình thực hiện kế hoạch không được huyện chú trọng khi không thay đổi phương pháp tổng hợp và sử dụng để đánh giá kế hoạch. Vì vậy, các thông tin được thu thập qua TD&ĐG của huyện có giá trị không cao và hiệu quả sử dụng thấp.
So sánh thực tế công tác theo dõi, đánh giá KH 5 năm của Phù Yên với khung lý thuyết theo dõi, đánh giá
2.1 Những điểm giống
Công tác TD&ĐG của huyện được sử dụng là phương pháp thực hiện còn khung lý thuyết là TD&ĐG dựa trên kết quả. Tuy nhiên, cũng giống như trong khung lý thuyết thì tại huyện Phù Yên cũng chú trọng đến các hoạt động, đầu vào, đầu ra. cơ quan kế hoạch đề ra các mục tiêu và nắm vững quá trình thực hiện thông qua các báo cáo của các cơ quan ban ngành.
Những điểm khác biệt
Phương pháp được sửu dụng trong công tác TD&ĐG kế hoạch 5 năm của huyện hiện nay là phương pháp theo dõi và đánh giá thực hiện. Trong khi đó phương pháp theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả đang là phương pháp phổ biến hiện nay để theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Phương pháp theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả sử dụng chuỗi kết quả bao gồm: Tác động, kết quả, đầu ra, hoạt động, đầu ra. Qua đó, cho thấy các hoạt động thông qua chuỗi quan hệ nhân quả trung gian, sẽ giúp thực hiện các mục tiêu của dự án, chương trình, chính sách như thế nào. Sự khác nhau của phương pháp theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện với khung lý thuyết chính là sự khác nhau giữa phương pháp theo dõi và đánh giá thực hiện và dựa trên kết quả.
Do sử dụng phương pháp TD&ĐG thực hiện nên đối tượng trọng tâm của việc TD&ĐG ở huyện là quá trình thực hiện kế hoạch, đầu vào, đầu ra. thông qua các báo cáo của các ban ngành gửi lên cho cơ quan kế hoạch thì người làm công tác kế hoạch chỉ nắm được các số liệu, kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch mà thôi. Trong khi đó phương pháp TD&ĐG dựa trên kết quả còn chú trọng thêm kết quả và tác động của việc thực hiện kế hoạch. Do vậy nếu mà huyện thực hiện theo phương pháp TD&ĐG dựa trên kết quả thì cấp lãnh đạo huyện sẽ nắm được các tác động của các mục tiêu đề ra trong bản kế hoạch đối với người dân, các lĩnh vực trong huyện. ngoài ra, khi huyện sử dụng phương pháp TD&ĐG thực hiện người dân không nắm rõ được mục tiêu của kế hoạch, hoạt động của huyện và những tác động đến họ.
Do sử dụng phương pháp TD&ĐG thực hiện nên bản kế hoạch huyện không xây dựng bộ chỉ số giám sát, từ đó cấp lãnh đạo, cơ quan kế hoạch và người dân không nắm rõ được với các mục tiêu thì cần có các chỉ số giám sát nào, loại số liệu cần tính, đó có phải là căn cứ chính xác đề giám sát các mục tiêu kế hoạch hay không?
Như mục tiêu trung gian đề ra trong bản kế hoạch” Khai thác có hiệu quả các nguồn nội lực, ngoại lực, khắc phục tối đa mặt hạn chế nhằm tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tăng cường tính bền vững và chất lượng phát triển. Đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 13,2%/năm, tổng GDP năm 2010 đạt 948 tỷ đồng (Giá so sánh 1994) với cơ cấu kinh tế là: Nông lâm nghiệp: 39%, công nghiệp - TTCN: 26%, dịch vụ: 35%”. Do phương pháp lập kế hoạch theo phương pháp truyển thống nên các chỉ tiêu đề ra rất chung chung, không rõ ràng, người dân khi được đọc các chỉ tiêu này cũng chẳng hiểu với mục tiêu này mà hoàn thành đời sống của họ có những thay đổi gì? ngoài ra, do huyện không xây dựng bộ chỉ số giám sát cho từng mục tiêu nên với mục tiêu này, thiếu các c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status