Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên thị trường Việt Nam - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của 4
sản phẩm bánh kẹo 4
1.1 Khái quát về cạnh tranh 4
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 4
1.1.2 Phân loại 5
1.1.3 Vai trò cạnh tranh 6
1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo 7
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 8
1.2.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo 11
1.3 Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam 13
Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 16
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 16
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 16
2.1.2 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh 17
2.1.3 Đặc điểm về thị trường và khách hàng 18
2.1.4 Đặc điểm nội tại 20
2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. 23
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 23
2.2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 24
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 27
2.3.1 Những thành tựu 27
2.3.2 Những tồn tại cần được khắc phục 31
Chương 3: Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 33
3.1. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm 33
3.2. Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm 34
3.3. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm 36
3.4. Hạ giá thành sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ: 37
3.4.1 Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu 37
3.4.2 Hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp 39
3.4.3 Giảm chi phí cố định, chi phí điện nước 39
3.5. Mở rộng hơn các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng 40
Kết luận 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của
sản phẩm bánh kẹo

1.1 Khái quát về cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh đã được đề cập đến từ rất lâu, theo các học giả trường phái tư sản cổ điển: “Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”.
Qua thời gian và không gian, các quan niệm về cạnh tranh cũng khác nhau. Theo từ điển kinh doanh Anh xuất bản năm 1992 thì cạnh tranh được xem là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hay cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh”, một số nhà khoa học cho rằng, cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa – dịch vụ và đó là cách để giành lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi là giành lợi thế để hạ thấp các yếu tố “đầu vào” của chu trình sản xuất kinh doanh và nâng cao giá trị của “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất.
Như vậy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là cách phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với điều kiện thị trường.

1.1.2 Phân loại
Có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh, tuy nhiên, một số cách phân loại cơ bản đó là:
- Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia thành 2 loại:
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, các doanh nghiệp yếu kém phải thu nhỏ hoạt động kinh doanh, thậm chí bị phá sản, các doanh nghiệp mạnh sẽ chiếm ưu thế. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốn đầu tư sang các ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn và tất yếu sẽ dẫn tới sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Xét theo mức độ cạnh tranh:
+ Cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có rất nhiều người bán sản phẩm tương tự nhau về phẩm chất, quy cách, chủng loại, mẫu mã. Giá cả sản phẩm là do cung – cầu trên thị trường quyết định. Các doanh nghiệp được tự do gia nhập, rút lui khỏi thị trường. Do đó, trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh muốn thu được lợi nhuận tối đa phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là loại thị trường phổ biến nhất hiện nay. Sức mạnh thị trường thuộc về một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường này kinh doanh những loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Sự khác biệt giữa các loại hang hóa, dịch vụ này ở nhãn hiệu. Có những loại hang hóa, dịch vụ chất lượng như nhau song sự lựa chọn của người tiêu dùng lại căn cứ vào uy tín, nhãn hiệu sản phẩm. Các hình thức của cạnh tranh không hoàn hảo đó là độc quyền, độc quyền tập đoàn, cạnh tranh mang tính độc quyền.

1.1.3 Vai trò cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung.
- Đối với nền kinh tế
Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:
+ Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
+ Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.
+ Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống và phát triển nền kinh tế.
+ Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.
+ Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn, bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.
- Đối với doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có những vai trò sau:
+ Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp.
+ Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dung. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân… từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
- Đối với người tiêu dùng:
Có cạnh tranh, hàng hóa sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:
+ Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.
+ Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hóa ngày càng được nâng cao, thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều hơn.
Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu dùng.
Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân.

1.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh, khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp (theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2001, NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội, trang 349)
Các cấp độ của năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ: Năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa. Chúng có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
- Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”.
Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp sức mạnh từ các nguồn lực hiện có và có thể huy động được với doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu qua nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính tổ chức, kinh nghiệm.
Nguồn nhân lực
Yếu tố nhân lực được coi là tài sản vô cùng quý báu cho sự phát triển thành công của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp.
Với một đội ngũ nhân lực tốt sẽ làm tăng các nguồn lực khác cho doanh nghiệp lên một cách nhanh chóng. Nó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, ưu việt hơn với giá thành thấp nhất, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, đưa doanh nghiệp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó nguồn nhân lực của một doanh nghiệp phải đồng bộ, sự đồng bộ này không chỉ xuất phát từ thực tế đội ngũ công nghiệp của doanh nghiệp mà còn xuất phát từ năng lực tổng hợp riêng thu được từ việc kết hợp nguồn nhân lực về mặt vật chất, tổ chức trình độ tay nghề, ý thức kỹ luật, lòng hăng say lao động sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nguồn lực vất chất
Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sản xuất, làm tăng khả năng của doanh nghiệp lên rất nhiều với một cơ sở vật chất tốt , chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên cao hơn cùng với việc hạ giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường. Khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ rất lớn, ngược lại không một doanh nghiệp nào lại có khả năng cạnh tranh cao khi mà công nghệ sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất.
Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của doanh nghiệp.
Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị , nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm... đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng trang bị công nghệ máy móc hiện đại. Bởi vì bất cứ một hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị nào cũng phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề tài chính luôn luôn là vấn đề gây nhiều trăn trở cho nhà quản lý.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu hay vốn tự có và các nguồn vốn khác có thể huy động được. Tài chính được coi là phương tiện chủ yếu vũ khí sắc bén để tấn công, đánh thắng các đối thủ cạnh tranh . Doanh nghiệp nào không đủ khả năng tài chính sẽ bị thôn tính bới các đối thủ hùng mạnh hơn hay tự rút lui khỏi thị trường.
Tổ chức
Mỗi doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức định hướng cho phần lớn các công việc trong doanh nghiệp.
Nó ảnh hưởng đến cách thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với các chiến lược và điều kiện của doanh nghiệp. Cơ cấu nề nếp tổ chức có thể là nhược điểm gây cản trở cho việc hoạt động thực hiện chiến lược hay thúc đẩy các hoạt động đó không phát huy chức năng động sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có cơ cấu tổ chức hợp lý, năng động sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn các doanh nghiệp khác.
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đoán chính xác nhu cầu trên thị trường trong từng thời kỳ, từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất kinh doanh không bị ứ đọng vốn, tồn kho quá nhiều sản phẩm tiết kiệm được nhiều chi phí khác.
Vì vậy, có thể nói, kinh nghiệm là thứ vô cùng quí giá đối với sự hoạt động thành công của mỗi doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động chức năng khác của doanh nghiệp có khả năng thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người lãnh đạo doanh nghiệp, của các cán bộ quản lý bộ phận.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa
Một sản phẩm hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, chức năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.
Ở đây cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là 2 phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa có được do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra, nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hóa quyết định mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.2 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo
Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hóa và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độ quản lý… Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu là mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật hay là khả năng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng thì phải giải quyết được cả hai vấn đề trên.


LV94puadO56SFq2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status