Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cho xóa đói giảm cùng kiệt tại Việt Nam



MỤC LỤC
 
A. PHẦN MỞ ĐẦU 4
B. NỘI DUNG: 5
Phần I: Những vấn đề lí luận chung. 5
I. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) 5
1. Khái niệm và nguồn gốc ODA 5
2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA 6
3. Phân loại nguồn vốn ODA 7
4. Vai trò của ODA đối với nước nhận đầu tư 8
5. Những xu hướng mới của ODA trên thế giới 9
II. Định nghĩa và phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo 10
1. Khái niệm cơ bản về đói nghèo 10
1.1. Khái niệm đói nghèo của thế giới 11
1.2. Chuẩn mực đói nghèo của thế giới 11
2. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá hộ đói nghèo ở Việt Nam 12
2.1. Khái niệm 12
2.2. Chuẩn mực xác định hộ đói nghèo của Việt Nam hiện nay 12
3. Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia 13
III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo 14
1. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cơ bản để xóa đói giảm nghèo 14
2. Bất bình đằng và nghèo đói trong tăng trưởng kinh tế 15
Phần II: Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA 16
I. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam 16
1. Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta đã giảm nhanh, trong đó thành thị giảm nhanh hơn nông thôn 16
2. Số hộ nghèo vẫn còn nhiều và phần lớn ở vùng nông thôn, số hộ ở cận kề chuẩn nghèo còn đông 16
3. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực, giữ các vùng kinh tế và giữa các đơn vị hành chính 17
4. Sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư 18
5. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn 20% 19
II. Nguồn vốn ODA và công tác xoá đói giảm nghèo 20
1. Khuôn khổ pháp lý của việc thu hút và sử dụng vốn ODA 20
2. Tình hình cam kết vốn ODA cho Việt Nam 21
3. Tình hình ký kết vốn ODA cho Việt Nam 23
4. Tình hình giải ngân vốn ODA 24
5. Đa phương hoá quan hệ giữa Việt Nam với các nhà tài trợ 24
6. Một số dự án ODA về xoá đói giảm nghèo 26
7. Dự báo xu hướng thu hút vốn ODA trong thời gian tới 28
III. Tác động của các chương trình, dự án ODA đến công tác xoá đói giảm nghèo 29
1. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ công 29
2. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo trên diện rộng 33
3. Hỗ trợ phát triển công nghiệp nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người nghèo 35
4. Hỗ trợ phát triển nền giáo dục công bằng và chất lượng cho người nghèo 36
5. Giúp cải thiện mạng lưới an sinh xã hội 36
IV. Một số nguyên nhân dẫn đễn thành công, hạn chế trong thu hút, sử dụng vốn ODA và bài học rút ra 38
1. Nguyên nhân thành công 38
2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 39
3. Một số bài học rút ra 40
Phần III: Một số giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho xoá đói giảm nghèo 42
I. Giải pháp thu hút ODA cho xoá đói giảm nghèo 42
1. Xây dựng chiến lược, chương trình mục tiêu về xoá đói giảm nghèo 42
2. Hài hoà thủ tục dự án 42
3. Tăng cường các mối quan hệ phi nhà nước 43
4. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án ODA 44
5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng 44
6. Hoàn thiện cơ chế chính sách về ODA 45
II. Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho xoá đói giảm nghèo 45
1. Tăng cường, mở rộng sự tham gia của người nghèo vào các chương trình, dự án. 46
2. Giải quyết vốn đối ứng 46
3. Sử dụng vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo 47
4. Tập trung vốn ODA hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực phục vụ tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo 48
5. Đầu tư phát triển mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo và các đối tượng yếu thế. 49
6. Xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo 49
C. KẾT LUẬN: 51
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

êng.
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và yêu cầu đổi mới quản lý năm 1997 – 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 87/1997/NĐ-CP này 5 tháng 8 năm 1997 thay thế nghị định số 20/CP và Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7 tháng 11 năm 1998 thay thế cho Nghị định số 58/CP về quy chế vay và trả nợ nước ngoài, đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phân công rõ trách nhiệm giữa các cơ quan tổng hợp của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và tổ chức kinh tế trong việc quản lý và sử dụng vay nước ngoài. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn các Nghị định nói trên của Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã chủ trì xây dựng và ban hành các quy chế, thông tư hướng dẫn thực hiện như: Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 15/1997/TT-BKH ngày 24 tháng 10 năm 1997 hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ); Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17 tháng 06 năm 1998 hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Bước đầu đã tạo điều kiện phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan liên quan để thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản như: đàm phán và ký kết các hiệp định vay nợ, xây dựng chế độ tài chính…
Để hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý, ngày 4 – 5 – 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/NĐ-CP về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thay thế cho Nghị định 87/CP và ban hành kèm theo Nghị định này là thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20 tháng 9 năm 2001 hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý cà sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và thông tư liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Các văn bản này đã tạo ra một hành lang pháp lý trong quản lý và sử dụng vay nợ nước ngoài nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan trong việc khai thác vốn vay nước ngoài, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng vốn ODA trong việc trả nợ. Đây cũng chính là điều kiện quan trọng nhằm tạo sự tin tưởng đối với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam.
2. Tình hình cam kết vốn ODA cho Việt Nam
ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên.
Ngày 9/11/1993, Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc tại Paris, đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế. Thông qua 14 Hội nghị CG (Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam), các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho nước ta với tổng lượng đạt 37,011 tỷ USD. Mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt đỉnh điểm trong năm 2006 (4,4 tỷ USD). Trong thời kỳ 1993-2006, tổng giá trị ODA cam kết là 37,011 tỷ USD; tổng vốn ODA ký kết đạt khoảng 27,810 tỷ USD, tương đương 75% tổng vốn OĐA cam kết; tổng vốn ODA giải ngân đạt xấp xỉ 17,684 tỷ USD, tương đương 63,54% tổng vốn ODA ký kết.
ODA được cung cấp theo dự án hay chương trình dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi. Khoảng 15 - 20% số vốn ODA cam kết nói trên là viện trợ không hoàn lại, hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, còn lại một phần nhỏ là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và phi dự án (viện trợ hàng hóa). Các khoản vay ưu đãi tập trung cho các dự án đầu tư xây dựng, trong đó có các dự án cấp quốc gia với giá trị hàng trăm triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, còn có các khoản vay theo chương trình gắn với việc thực hiện khung chính sách, như khoản vay thể chế tăng trưởng và xóa đói giảm cùng kiệt của IMF, chương trình tín dụng hỗ trợ giảm cùng kiệt của WB.
Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2006
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Cam kết
Ký kết
Giải ngân
1993
1.860,80
816,68
413
1994
1.958,70
2.597,86
725
1995
2.311,50
1.443,53
737
1996
2.430,90
1.597,42
900
1997
2.377,10
1.685,81
1.000
1998
2.192,00
2.444,30
1.242
1999
2.146,00
1.503,15
1.350
2000
2.400,50
1.772,02
1.650
2001
2.399,10
2.427,42
1.500
2002
2.462,00
1.826,17
1.528
2003
2.838,40
1.772,98
1.422
2004
3.440,70
2.569,22
1.650
2005
3.748,00
2.529,11
1.782
2006
4.445,60
2.824,58
1.785
Tổng số
37.011,30
27.810,25
17.684,00
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sau thành công của Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam giữa kỳ tổ chức tại Nha Trang vào tháng 6 năm 2006, Hội nghị CG thường niên tháng 12 năm 2006 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất từ trước đến nay trước bối cảnh Việt nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã đối thoại trực tiếp với các nhà tài trợ trên tinh thần thẳng thắn, mang tính xây dựng về những vấn đề cùng quan tâm như thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, phát triển xã hội và môi trường bền vững, xây dựng nền tảng pháp luật và thể chế, hội nhập quốc tế và khu vực, hài hoà thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ... Các nhà tài trợ đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Tại Hội nghị này Việt Nam và các nhà tài trợ đã thông qua mức cam kết ODA kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay là 4,445 tỷ USD và cho thấy xu thế gia tăng liên tục nguồn vốn ODA cam kết trong suốt thời gian qua.
3. Tình hình ký kết vốn ODA cho Việt Nam
Trên cơ sở số vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đa phương và song phương, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các Điều ước quốc tế về ODA (như hiệp định, nghị định thư, dự án, chương trình). Tính từ năm 1993 đến 9/2006, tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết ước đạt khoảng 31,6 tỷ USD. Trong đó, vốn vay là 25,65 tỷ USD với 559 hiệp định; viện trợ không hoàn lại khoảng 6 tỷ USD.
Phần lớn các hiệp định vay đều có lãi suất rất ưu đãi, thời hạn vay và ân hạn dài. 48,8% số hiệp định vay đã ký có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay trên 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; 33,9% hiệp định vay đã ký có lãi suất từ 1 – 2,5%/năm; khoảng 17,3% hiệp định vay đã ký có điều kiện vay kém ưu đãi hơn.
Trong năm 2006, nguồn vốn ODA được hợp thức hoá thông qua việc ký kết các hiệp định với các nhà tài trợ đạt 2.824,58 tiệu USD, trong đó ODA vốn vay là 2.423,64 triệu USD và ODA viện trợ không hoàn lại 400,94 triệu USD. Nguồn vốn ODA được ký kết tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: Công nghiệp- năng lượng (30,78%); Giao thông vận tải-Bưu chính viễn thông (20,51%); Nông nghiệp và phát triển nông thôn (14,31%); Tài chính ngân hàng (13,19%).
Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực năm 2006
Đơn vị: Triệu USD
Ngành lớn
Tổng số
ODA vay
ODA viện trợ
%
Công nghiệp-năng lượng
869,43
861,46
7,97
30,78
Giao thông vân tải-Bưu chính viễn thông
579,42
579,07
0,35
20,51
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
404,06
377,68
26,38
14,31
Tài chính ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status