Giáo trình AutoIT - pdf 20

Download miễn phí Giáo trình AutoIT



GUI là từ viết tắt của Graphic User Interface – giao diện người dùng bằng đồ họa.
Điều này có lẽ không cần nóii nhiều vì bạn đã thấy nó ngay từ khi tiếp xúc với
máy tính, chúng là các biểu tượng, cửa sổ, nút bấm, . . Cách đây vài chục năm,
cái thời mà DOS còn ngự trị trên máy PC thì có lẽ bạn sẽ gặp rắc rối khi phải nhớ
và thao tác một cách chậm chạp với các câu lệnh dài dòng, lắm cú pháp. Còn đến
cái thời mà Windows bành trướng sức mạnh của mình bằng giao diện đồ họa và
các tính năng mới mẻ, thì việc bạn cần làm khi sử dụng máy tính là nhớ các thao
tác. Tất cả các lệnh và hướng dẫn đều có trên màn hình, bạn chỉ cần chọn và nhấn
chuột hay phím. Thật là tuyệt cho người sử dụng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thư mục
1. DirCopy( “nguồn”, “đích” [, flag])
Copy một thư mục và tất cả các file, các thư mục con bên trong thư mục nguồn
đến thư mục đích
“nguồn” : chỉ định thư mục cần copy (không có dấu \ ở cuối)
“đích” : thư mục sẽ chứa các phần được sao chép đến (không chứa dấu \ ở
cuối)
flag : (tùy chọn) nếu flag = 0 thì không viết đè các file đã có ở thư mục
đích (mặc định)
= 1 sẽ viết đè các file đã có
2. DirMove( “nguồn”, “đích” [,flag])
Dời một thư mục được chỉ định trong “nguồn” sang thư mục được chỉ định trong
“đích”
3. DirCreate( “path”)
Tạo một thư mục
Path : đường dẫn đầy đủ và tên của thư mục cần tạo. Ví dụ
: “c:\test\folder1”
Th. Công : trả về 1
Hỏng : trả về 0
Chú ý : hàm này sẽ tự tạo các thư mục cha (cấp trên) được chỉ định bởi
path, nếu như chúng chưa có trên đĩa
4. DirRemove( “path” [, DelAll])
Xóa một thư mục
Path : đường dẫn của thư mục cần xóa
DelAll : = 0 (mặc định) không xóa các file và thư mục con bên trong
= 1 sẽ xóa tất cả các file và thư mục con bên trong (giống như lệnh DelTree trong
DOS)
5. DirGetSize( “path” [,flag])
Trả về kích thước (tính theo byte) của thư mục chỉ định
Path : thư mục cần lấy kích thước. ví dụ : “c:\windows”
Flag : [tùy chọn] trả về kết quả mở rộng hay không
= 0 (mặc định) không trả về kết quả mở rộng
= 1 trả về một mảng có nội dung sau :
$array[0] = Size
$array[1] = Tổng số file tìm thấy
$array[2] = Tổng số thư mục tìm thấy
= 2 không lấy kích thước của các file trong thư mục con
Th. Công : trả về kích thước của thư mục (>=0)
Hỏng : trả về -1 và gán @error =1 nếu đường dẫn không tồn tại
Quản lý tập tin
1. FileCopy( “nguồn”, “đích” [,flag])
Sao chép một hay nhiều file từ thư mục “nguồn” sang thư mục “đích”
“nguồn” : đường dẫn chứa các file cần copy
“đích” : thư mục sẽ chứa các file được sao chép đến
Flag : [tùy chọn] nếu flag
= 0 (mặc định) không viết đè các file trùng tên
= 1 viết đè các file trùng tên trong thư mục “đích”
= 8 tự tạo cấu trúc thư mục “đích” nếu như đích đến không tồn tại.
Th. Công : trả về 1
Hỏng : trả về 0
Chú ý : nếu bạn gán flag = 9, thì tương đương (1+8). Giá trị này báo cho
biết rằng sẽ viết đè nếu có file trùng tên và tự tạo cấu trúc thư mục đích đến. Muốn
sao chép nhiều file, ta sử dụng ký tự * để làm giá trị tùy ý. Ví dụ : *.mp3 để chọn
tất cả file mp3.
2. FileMove( “file_nguồn” , “nơi đến” [, flag])
Di chuyển một hay nhiều file sang thư mục khác
File_nguồn : đường dẫn và tên tập tin cần dời đi
Nơi đến : đường dẫn để chứa các file cần dời đi. Nếu tham số này nêu ra
một tên tập tin khác, thì file_nguồn sau khi dời đến thư mục chỉ định
sẽ bị đổi tên.
Flag : giống như lệnh FileCopy
Th. Công : trả về 1
Hỏng : trả về 0
Chú ý : nếu đường dẫn chứa file nguồn và nơi đến không cùng phân
vùng, thì một tác vụ copy và một tác vụ xóa được thực hiện.
3. FileDelete( “path”)
Xóa một hay nhiều file được chỉ định trong “path”
Path : đường dẫn của các file cần xóa
Th. Công : trả về 1
Hỏng : trả về 0 nếu file không tồn tại hay không thể xóa
Chú ý : nếu muốn xóa tất cả file trong một thư mục, sử dụng mặt nạ * .
* để thay mặt cho tất cả các file. Để ý rằng, một vài file có thiết lập
thuộc tính sẽ không thể xóa được.
4. FileRecycle( “nguồn”)
Đưa một file hay thư mục vào thùng rác
Nguồn : đường dẫn và tên file hay thư mục cần chuyển vào thùng rác.
Sử dụng * để thay mặt nhiều file.
Th. Công : trả về 1
Hỏng : trả về 0
Chú ý : để xóa một thư mục thì không sử dụng ký tự “ \” ở cuối đường
dẫn chỉ định trong “nguồn”
5. FileRecycleEmpty( [“ổ đĩa”])
Làm rỗng thùng rác
[ổ đĩa] : tham số này tùy chọn, cho biết cần đổ thùng rác ở ổ đĩa nào. Nếu
bỏ qua sẽ đổ bỏ ở tất cả ổ đĩa.
Th. Công : trả về 1
Hỏng : trả về 0
Chú ý : để hàm này làm việc máy bạn phải IE từ phiên bản 4 trở lên.
6. FileGetSize( “file_name”)
Trả về kích thước của tập tin (tính theo byte)
File_name : đường dẫn và tên của file cần lấy
Th. Công : trả về kích thước của file (byte)
Hỏng : trả về 0 và gán @error = 1
Chú ý : lệnh này không làm việc với thư mục. Lấy kết quả chia cho
1024 để có được đơn vị tính theo kilobyte, chia cho 1048576 để có
được kích thước ở megabyte.
7. FileExist( “path”)
Kiểm tra xem file hay thư mục được nêu trong path có tồn tại hay không
Path : file hay thư mục cần kiểm tra
Th. Công : trả về 1
Hỏng : trả về 0 nếu đường dẫn chứa trong path không tồn tại
Chú ý : hàm này cũng sẽ trả về 0 nếu bạn chỉ định một ổ đĩa mềm mà lại
không có chứa đĩa
8. FileInstall( “source”, “dest” [, flag])
Bao gồm và cài đặt một file với đoạn mã đã biên dịch
Source : đường dẫn nguồn của những file cần dịch. Đường dẫn này phải là
một chuỗi rõ ràng, không được phép là một biến. Có thể sử dụng
đường dẫn liên quan như .\ hay ..\
Dest : đường dẫn đích đến của các file cần extract. Nếu muốn chỉ định
một thư mục thì dùng dấu \ ở cuỗi. Cho phép dest là biến số
Flag : cho biết có chép đè khi gặp file trùng tên hay không.
= 0 (mặc định) : không viết đè
= 1 : viết đè
Chú ý : hàm này được thiế kế là để gom các file vào trong một đoạn mã đã
biên dịch. Những file được gom vào có thể được extract (xả nén)
trong quá trình chạy của file script đã biên dịch và lệnh này được thực
thi. Bạn có thể hình dung là nếu bạn đưa một file ảnh vào trong file
script thì kích thước của file script sau khi biên dịch sẽ tăng lên. Một
điều nữa là các thông tin gốc về thời gian tạo, chỉnh sửa cũng sẽ được
giữ lại khi cài đặt
9. FileOpenDialog ( "title", "init dir", "filter" [, options [, "def name" [, hwnd]]] )
Gọi hộp thoại Open File (hộp thoại xuất hiện khi bạn chọn lệnh File>Open.. trong
các ứng dụng)
Title : tiêu đề của hộp thoại khi xuất hiện
Init dir : thư mục mặc định để mở khi hộp thoại vừa xuất hiện
Filter : chỉ định một hay nhiều loại tập tin cần mở. ví dụ như : “All
(*.*)” hay “Text files (*.txt)” hay “All (*.*) | Text files (*.txt)”
Options : [tùy chọn] cho phép mở rộng một vài điều kiện, sử dụng giá trị
sau :
1 = file phải tồn tại (nếu người dùng gõ tên file)
2 = đường dẫn phải tồn tại (nếu gõ đường dẫn)
4 = cho phép chọn nhiều file
8 = nhắc nhở tạo file mới nếu file không tồn tại
Def name : tên đề nghị cho người dùng. Mặc định là rỗng (“”)
Hwnd : handle của cửa sổ được xem như là cửa sổ mẹ của hộp thoại
Open File
Th. Công : trả về đường dẫn đầy đủ và tên của tập tin được chọn. Nếu có
nhiều file được chọn thì trả về chuỗi có dạng như sau : “thư mục |
file1 | file2 |…”
Hỏng : gán @error = 1
Chú ý : bộ lọc phần mở rộng và kết quả trả về cho nhiều file được chọn,
đều được ngăn cách mỗi phần bởi dấu gạch đứng “|”.
Bạn cũng có thể kết hợp các giá trị của Options lại với nhau để có nhiều lựa
chọn. ví dụ : 1+4 để vừa có lựa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status