Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Từ Liêm - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Từ Liêm



MỤC LỤC
 
NỘI DUNG TRANG
- Lời mở đầu : 3
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 3
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Kết cấu khoá luận 5
- Chương I : Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất và chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất. 6
I. Hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường 6
1. Khái niệm hộ sản xuất 6
2. Vai trò của của HSX trong nền kinh tế thị trường 7
3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế HSX 9
II. Tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế HSX 11
1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng 11
2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với HSX 13
3. Yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và HSX 16
III. Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với HSX 17
1. Khái niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng 17
2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với HSX 18
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với HSX 23
- Chương II : Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm. 27
I. Giới thiệu về NHNo & PTNT huyện Từ Liêm 27
1. Đặc điểm kinh tế xã hội tác động đến kinh doanh kinh doanh của NHNo huyện Từ Liêm 27
2. Quá trình hình thành phát triển và chức năng của NHNo & PTNT huyện Từ Liêm 29
3. Đặc điểm khách hàng của NHNo & PTNT huyện Từ Liêm 31
II. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Tây 32
1. Huy động vốn 32
2. Hoạt động cho vay 34
III. Thực trạng tín dụng đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm 40
1. Tình hình thực hiện quy trình tín dụng tại NHNo huyện Từ Liêm 40
2. Kết quả cho vay thu nợ đối với kinh tế hộ tại NHNo huyện Từ Liêm trong thời gian qua 42
IV. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với HSX tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm 58
1. Kết quả đạt được 58
2. Hạn chế trong hoạt động cho vay hộ sản xuất 62
- Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất 68
I. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với HSX 68
1. Chính sách tín dụng đối với HSX của Nhà nước 68
2. Định hướng chung của NHNo & PTNT Việt Nam 68
3. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Hà Tây 69
4. Định hướng về hoạt động tín dụng đối với HSX của NHNo & PTNT tỉnh Hà Tây 70
II. Một số giải pháp cơ bản 71
1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với HSX 71
2. Giải pháp nhằm mở rộng cho vay HSX 81
3. Giải pháp bổ trợ 84
III. Kiến nghị 86
1. Kiến nghị với Nhà nước 86
2. Kiến nghị với chính quyền địa phương 88
3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam 89
Kết luận 90
Tài liệu tham khảo 91
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

: Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, đối chiếu danh mục hồ sơ như quy định của NHNo Việt Nam , kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng loại hồ sơ, báo cáo trưởng phòng tín dụng.
- Quá trình thẩm định món vay được NHNo Việt Nam quy định hướng dẫn cụ thể. Tại NHNo huyện Từ Liêm khi khách hàng vay những món vay đến 5 triệu đồng (trước khi có quyết định 67/ QĐ - TTg) và hiện nay là đến 10 triệu đồng thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập kế hoạch theo yêu cầu trong đơn xin vay vốn. Trong nhiều trường hợp, cán bộ tín dụng đã thay khách hàng làm điều này. Bởi vậy trên thực tế đã có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng không thực hiện bất kỳ một hoạt động phân tích nào khi thẩm định các dự án mà khách hàng "lập" với khoản vay đến 10 triệu đồng. Trên thực tế nhiều khách hàng đã sử dụng vốn vay không đúng mục đích như trong đơn xin vay. Cả cán bộ tín dụng và người vay vốn đều không biết chắc chắn về khả năng sinh lời của dự án. Các biện pháp thẩm định vốn vay hiện thời không thề đánh giá hay kiểm soát được hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay vốn.
Như vậy quá trình thẩm định nếu không được thực hiện tốt tại NHNo huyện Từ Liêm thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.
- Sau khi thẩm định xong nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết bằng văn bản.
- Nếu cho vay thì cùng khách hàng lập hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán, thanh toán, cán bộ tín dụng vào sổ theo dõi cho vay thu nợ.
- Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra tuỳ theo mức độ vi phạm của khách hàng có thể xử lý tạm ngừng cho vay, chuyển nợ qúa hạn, chấm dứt cho vay, khởi kiện trước pháp luật.
- Khi món vay của khách hàng đến hạn thì cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng biết số tiền, ngày đến hạn trả trước khi đến hạn 10 ngày.
- Trường hợp nợ đến hạn nhưng khách hàng chưa trả được nợ do nguyên nhân khách quan và khách hàng có giấy đề nghị gia hạn nợ thì cán bộ tín dụng kiểm tra xác minh trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn và đề xuất các biện pháp khi cần thiết, lưu giữ hồ sơ theo quy định của NHNo Việt Nam
- Về xử lý rủi ro:
Vốn trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và Ngân hàng cho (xoá, miễn, khoanh, dãn nợ) tuỳ theo mức độ thiệt hại. Các tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đầy đủ như đã hướng dẫn tại thông tư liên tịch 03/ 1997 ngày 22/ 11/ 1997 của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính và các văn bản hướng dẫn của NHNo Việt Nam
2. Kết quả cho vay thu nợ đối với kinh tế hộ tại NHNo huyện Từ Liêm trong thời gian qua :
2.1. Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất :
Với tính chất sản xuất ở quy mô gia đình nhỏ bé, việc mở rộng tín dụng đối với khu vực hộ sản xuất rất khó khăn, thể hiện ở doanh số cho vay không tăng trong 3 năm liền (98 - 2000) và thấp hơn năm 95. Năm 95 doanh số cho vay có mức tăng đột biến (dư nợ rất cao so với năm 94) Sau đó giảm xuống mức trung bình là khoảng 620 tỷ dồng/ năm.
Doanh số cho vay giai đoạn sau không tăng, phản ánh một điều là Ngân hàng càng chú trọng đến vấn đề chất lượng tín dụng khi mà môi trường kinh doanh còn chưa ổn định. Nhưng đây là điều không mong muốn của Ngân hàng bởi vì thu hẹp doanh số cho vay đồng nghĩa với giảm nguồn thu chính của Ngân hàng.
Xét về kỳ hạn cho vay, xu hướng dễ nhận thấy là doanh số cho vay ngắn hạn (<1 năm) giảm dân trong khi doanh số cho vay trung - dài hạn lại tăng dần.
Bảng số 5 : Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo loại cho vay
Năm
Ngắn hạn (%)
Trung, dài hạn (%)
Tổng cộng
1995
74,5
25,5
100
1996
82,4
17,6
100
1997
73,3
36,7
100
1998
67,8
32,2
100
1999
65,7
34,3
100
2000
48,8
51,2
100
Doanh số cho vay trung - dài hạn có xu hướng gia tăng, trừ năm 1996 có giảm so với năm 1995. Năm 1996 doanh số cho vay trung - dài hạn chỉ chiếm 17,6 % tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Tuy nhiên, trong 4 năm sau đó (từ 1997 đến 200), doanh số cho vay trung - dài hạn liên tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đến năm 2000 doanh số cho vay hộ sản xuất trung - dài hạn đã đạt được 51,2% tổng doanh số cho vay hộ sản xuất. Như vậy tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của những hộ nông dân nhỏ, thông qua vốn đầu tư dài hạn, tuy tỷ trọng dư nợ cũng như tốc độ tăng rất nhanh so với 1999.
Những kết quả trên đây đã phần nào cho thấy chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với hộ sản xuất trong những năm qua. Để phân tích chính xác hơn ta xem xét số tiền vay mỗi lượt hộ của từng hộ.
Bảng số 6 : Số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
DS cho vay/ số lượt hộ vay
1995
564.944
4,00
8,89
4,5
1996
479.167
4,42
7,18
4,97
1997
546.428
4,97
6,12
5,06
1998
530.826
6,77
3,71
5,26
1999
521.913
6,05
3,93
5,16
2000
657.100
4,28
5,12
6,42
Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX năm 96, 97, 98, 99, 2000.
Số tiền trung bình mỗi lượt vay của hộ sản xuất có xu hướng tăng nhưng không đáng kể, với mức trung bình là 6 triệu đồng. Với số tiền vay khá nhỏ như vậy chỉ đảm bảo sản xuất ở quy mô như trước, khó tăng thu nhập cho hộ sản xuất.
Số tiền trung bình mỗi lượt vay trung - dài hạn của hộ sản xuất có xu hướng tăng lớn : Năm 1999 là 3,93 triệu/ lượt, năm 2000 là 5,12 triệu/ lượt; trong khi đó năm 1995 là 8,89 triệu đồng/ lượt. Điều này chứng tỏ hộ sản xuất nhỏ, manh mún, kỹ thuật lạc hậu ít quan tâm tới đầu tư thiết bị, kỹ thuật mới vào sản xuất , do đó sản xuất kém hiệu quả. Trong quá trình đầu tư tín dụng hộ sản xuất NHNo huyện Từ Liêm luôn quan tâm đến việc mở rộng quy mô đầu tư tín dụng HSX đồng thời trú trọng đến việc nâng cao chất lượng các khoản vay.
Tại NHNo huyện Từ Liêm có sự khác biệt rất lớn về doanh số cho vay giữa các huyện thị. Doanh số cho vay hộ sản xuất cao chủ yếu tập trung ở một số huyện Phú Xuyên, Mỹ Đức, Sơn Tây, Hà Đông. Năm 2000 NHNo huyện Phú Xuyên đạt doanh số rất cao là 121 tỷ đồng so với mức trung bình 14 Ngân hàng huyện thị là 48 tỷ cho thấy đây là một thị trường rất hấp dẫn và có hiệu quả (doanh số thu nợ năm 2000 trên 69 tỷ, bình quân dư nợ một hộ sản xuất đạt khoảng 6,5 triệu đồng). Trái lại một số Ngân hàng huyện khác doanh số đạt thấp, như NHNo Quốc Oai chỉ đạt 51 tỷ, Đan Phượng 48 tỷ mặc dù tiềm năng trên địa bàn rất lớn.
2.2. Doanh số thu nợ.
Đối với một Ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng Ngân hàng , bảo đảm kinh doanh Ngân hàng an toàn và có lãi.
Các số liệu thu được cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng liên tiếp trong 4 năm từ 1995 đến 1998, (năm 1999 có sụt giảm so với năm 1998) ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status