Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương



Cho đến nay trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương đã có gần 900 tài khoản bao gồm cả tài khoản cá nhân và tài khoản của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Mặc dù khối lượng thu chi tiền mặt tăng cao (cả nội và ngoại tệ) định biên cán bộ làm ngân quỹ có hạn, nạn tiền giả lớn, song công tác ngân quỹ được lãnh đạo đặc biệt quan tâm, các cán bộ thừa hành nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc nên không để xẩy ra sai phạm, thiếu quỹ. Trong quá trình thu chi tiền mặt toàn chi nhánh đã phát hiện và thu giữ 4.650 tờ bạc giả với số tiền 272,7 triệu đồng tăng 102,7 triệu so với năm 2003. Trong năm đã trả tiền thừa cho khách hàng 805 món, số tiền là 262 triệu đồng, tăng 4 triệu so với năm 2003. Qua đó đã tạo được lòng tin, uy tín đối với khách hàng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vốn làm cho hoạt động bị gián đoạn, có khi bị ngừng lại dẫn đến thua lỗ, thu nhập của nhân viên bị giảm sút, họ sẽ không có đủ điều kiện công tác tốt, không thể cống hiến hết mình cho cơ quan được, đây lại càng là nguyên nhân làm cho hoạt động của ngân hàng đi hết khó khăn này đến khó khăn khác. Nếu không có một quyết định bình tĩnh, đúng đắn sẽ làm cho ngân hàng đi vào thế bế tắc, dẫn đến phá sản ngân hàng. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết và cấp bách đối với các NHTM.
2. Đối với nền kinh tế.
Có nhà kinh tế đã từng nói, nếu nền kinh tế là một cơ thể sống thì hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu. Khi rủi ro tín dụng xảy ra nó không chỉ thiệt hại cho bản thân, mà còn để lại hậu quả vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Có thể chu kỳ kinh tế bị biến đổi, lạm phát gia tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ do không có đủ vốn,.... Ngoài ra do thu nhập của chính những cán bộ ngân hàng bị giảm nên nhu cầu tiêu dùng cũng giảm theo làm cho một phần hàng hoá bị ứ đọng chẳng hạn.
Trên đây chỉ là nêu điển hình một số thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra, còn muôn vàn những vấn đề mà chúng ta không thể liệt kê được, như ảnh hưởng đến sự an nguy của nền chính trị xã hội, nền giáo dục, y tế quốc phòng...Vậy nên các NHTM, các chủ thể của nền kinh tế, tất cả hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành đúng các quy định của pháp luật để hạn chế tối đa nhất những rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.
Chương II
Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương
I- khái quát chung về chi nhánh NHNo&ptnt tỉnh hải dương
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương
Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương tiền thân là Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hải Hưng, được thành lập theo quyết định số 57/NH-QĐ ngày 1/7/1988, và là một đơn vị trực thuộc NHNoVN
Trải qua 4 lần đổi tên và chia tách nhằm đáp ứng các nhiệm vụ kinh tế- chính trị của mỗi giai đoạn từ 01/06/1998 đến nay Ngân hàng chính thức được gọi là NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương theo quyết định số 595/ QĐ- NHNo- 02 ngày 16/12/1996 của tổng giám đốc NHNo&PTNTVN, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của NHNo&PTNTVN thực hiện cơ bản những nhiệm vụ kinh tế, chính trị tại địa phương: đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế nói chung, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nói riêng, với các chức năng chủ yếu như: Huy động vốn, hoạt động tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ, và kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác,.......
Hệ thống NHNo&PTNTVN nói chung khi mới thành lập gặp muôn vàn khó khăn tưởng như không trụ nổi, lúc bấy giờ NHNo được gọi là Ngân hàng 10 nhất: Thiếu vốn nhất, đông người nhất, chi phí kinh doanh cao nhất, dư nợ thấp nhất, tổn thất rủi ro cao nhất, cơ sở vật chất lạc hậu nhất, trình độ nghiệp vụ non kém nhất, kinh doanh thua lỗ nhất, đời sống cán bộ khó khăn nhất, tín nhiệm khách hàng thấp nhất. NHNo Hải Dương cũng năm trong tình trạng chung đó. Song với đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp hỗ trợ của các ngành, các đoàn thể trong tỉnh, sự tín nhiệm của khách hàng và nhân dân, đặc biệt là các thể lệ chế độ nghiệp vụ và sự chỉ đạo có bài bản phù hợp với thực tế của NHNo&PTNTVN cùng với ý chí tự lực, tự cường của Ngân hàng. Cho đến nay, Ngân hàng đã cơ bản vượt qua khó khăn, liên tục đổi mới công nghệ, đào tạo lại cán bộ, sắp xếp lại mô hình tổ chức với 33 chi nhánh, 1 hội sở, 12 ngân hàng nông nghiệp huyện, 1 NHNo Thành Phố, 14 chi nhánh NHNo cấp III trực thuộc các chi nhánh huyện và hội sở, 5 phòng giao dịch được phân bổ rộng khắp trên toàn tỉnh, nhờ hoạt động ngày càng có hiệu quả và với phương châm gần gũi với khách hàng, Ngân hàng đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được của bà con nông dân và các tổ chức kinh tế.
2- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương.
Hiện nay Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương có tổng số cán bộ công nhân viên là 95 người (trong tổng số CB có 58 nữ, 37 nam) và được bố trí theo sơ đồ sau:
mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Tỉnh hải dương
Ban giám đốc
Phòng hành chính
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng vi tính
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng thẩm định
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
Phòng tín dụng
Trong đó:
Ban lãnh đạo: (gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc) chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng tín dụng: Kiểm tra, xem xét và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao, chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh toàn tỉnh.
Phòng hành chính: Có nhiệm vụ làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần (lễ tân) thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động,......
Phòng kế toán- ngân quỹ:
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán ngân hàng, hạch toán tiền gửi, tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị, làm nhiệm vụ hạch toán nội bộ, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng của NHNo&PTNT trên địa bàn.
- Ngân quỹ: Có chức năng thu chi tiền mặt, đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn đảm bảo an toàn kho quỹ.
Phòng vi tính: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng, và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Phòng tổ chức cán bộ: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, đề xuất định mức lao động. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch đào tạo.
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác nguồn vốn, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn.
Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNTVN, các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định.
Phòng thẩm định: Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quỹ phù hợp với công tác kiểm tra, kiểm toán, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngay tại h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status