Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
1. Định nghĩa CNH-HĐH.
2. Thực trạng của quá trình công nghiệp hoá trên thế giới vào Việt Nam.
3. Thuận lợi và khó khăn đối với sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta.
4. Tính tất yếu của công nghiệp hoá ở Việt Nam.
5. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong quá trình CNH-HĐH.
6. Nội dung của CNH-HĐH trong thời kỳ tới.
7. Các giải pháp.
8. Phần kết luận.
phần nội dung
1. Định nghĩa CNH-HĐH, ý nghĩa tầm quan trọng.
Thuật ngữ công nghiệp hoá để chỉ một quá trình cải tạo cơ cấu bên trong của toàn bộ nền kinh tế quốc dân dựa trên việc ứng dụng triệt để những tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại. Với ý nghĩa đó công nghiệp hoá không chỉ bó hẹp và liên quan trực tiếp đến công nghiệp mà còn là quá trình vận động diễn ra trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
Xét trên góc độ toàn thế giới CNH-HĐH không phải là một cái gì mới là mà các quốc gia tiên tiến đầu tiên đã có một lịch sử về tiến trình công nghiệp hoá. Song mỗi giai đoạn lịch sử về tiến trình công nghiệp đó đều có những khái niệm khác nhau. Định nghĩa công nghiệp hoá của các tác giả: BmaZLish, Lodsicse, Vnido tuy chưa thật triệt để và toàn diện song đã phản ánh giai đoạn nào đấy tiến trình CNH. Theo thời gian, khái niệm về CNH ngày càng hoàn thiện hơn. Nói bao quát , CNH là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng phát triển mạnh về công nghiệp tạo sự vượt bậc về công nghiệp, tổng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới hiện đại, làm nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh vững chắc của toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Công nghiệp hoá thường gắn với hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu thế phát triển tất yếu đối với mỗi quốc gia muốn từ nền kinh tế nông nghiệp thành một nước công nghiệp, phù hợp với xu thế chung của nhân loại trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đã diễn ra hai quá trình công nghiệp hoá đó là công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa là quá trình chuyển nền kinh tế sản xuất nhỏ, lạc hậu, phong kiến kỹ thuật, thủ công sang nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa tiến bộ, lấy đại công nghiệp cơ khí làm nền tảng.
Còn đối với công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là một qui luật đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển hay phát triển chưa cao đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.Thực trạng trong quá trình CNH – HĐH trên thế giới và Việt Nam.
a/ Khái quát quá trình CNH trên thế giới.
Trên thế giới, quá trình CNH được bắt đầu từ rất sớm, nó được đánh dấu bằng cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh và đó cũng là cuộc cách mạng công nghiệp lớn nhất thế giới. Vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nguyên nhân của sự ra đời hàng loạt các máy móc được phát minh là tính chất hạn chế của công trường thủ công không sản xuất đủ hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng. Nhưng lý do xảy ra của sự xuất hiện máy móc mới tính vụ lợi luôn luôn khao khát lợi nhuận cao của các cấp tư sản đương thời.
Các phát minh chủ yếu trong giai đoạn này là:
Năm 1764 Giem – Ha - Grivơ sáng chế ra máy xe sợi có thể xe được 16 sợi bông cùng một lúc.
Năm 1875 ET – min Cácvai phát minh ra máy dệt.
Với sự phát minh ra máy hơi nước của Giêm wat đã tạo thuận lợi rất lớn cho việc lắp đặt các máy móc, xây dựng các nhà xưởng ở mọi nơi. Máy hơi nước đã phát huy tác dụng trong mọi ngành công nghiệp. Đến thế kỷ 19, máy hơi nước đã cách mạng hoá cả giao thông thuỷ bộ phục vụ đắc lực cho vận chuyển và giao lưu. Cách mạng công nghiệp là một hiện tượng phổ biến ở các nước tiến lên chủ nghĩa tư bản, song diễn ra trước tiên ở Anh. Sớm hơn các nước khác 50 – 100 năm, biến Anh từ một nước nông nghiệp thành một nước có nền công thương nghiệp phát triển nhất trên thế giới.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đã và đang diễn ra với những thành tựu phát triển vượt bậc, đưa loài người chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ máy móc thay thế con người. Cuộc cách mạng này được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20. Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai có thể khái quát trên những mặt chủ yếu sau:
- Cuộc cách mạng về cách sản xuất đó là tự động hoá máy móc được sử dụng để thay thế con người điều khiển quá trình vận hành sản xuất.
- Cuộc cách mạng về năng lượng: bên cạnh những nguồn năng lượng truyền thống ngày nay con người ngày càng khám phá ra nhiều dạng năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, v.v…

29P21035S48MG3r
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status