Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng nó vào Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng nó vào Việt Nam



Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do đế quốc Pháp và phát xít Đức để lại, đặc biệt là nạn đói. Tuy nạn đói có phần dịu đi do cách mạng phá kho thóc của Pháp – Nhật chia cho dân nhưng nạn đói vẫn rất trầm trọng. Chưa hết, khi Đảng ta vừa có những bước phát triển nhất định để cứu đói cho dân, khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh thì Pháp lại tiếp tục gây chiến, vì vậy, nền kinh tế của ta phải nhanh chóng chuyển dần sang kinh tế thời chiến. Bước vào giai đoạn 1946-1954, ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, do ta thực hiện chính sách bất hợp tác và vuờn không nhà trống nên ở những vùng có chiến tranh, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Đến khi cuộc kháng chiến gần tiến tới thắng lợi thì nhu cầu vật chất cho kháng chiến lại tăng, vì vậy, Đảng ta phải chủ trương vừa chấn chỉnh, phát triển kinh tế trong vòng kiểm soát của địch nhưng cũng đồng thời tăng cường bao vây phá hoại kinh tế địch. Nhờ đó, nền kinh tế kháng chiến 1946-1954 cũng có những bước chuyển biến tích cực, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất cho kháng chiến và ổn định được đời sống nhân dân và cũng đồng thời làm suy yếu nền kinh tế địch.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ừ khi nước ta mới tiến hành đổi mới cho đến những năm gần đây, khi chúng ta đã đi được một đoạn đường khá dài trên con đường đổi mới.
Chính vì vậy, em chọn đề tài “ Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng nó vào Việt Nam” trong bài tiểu luận này. Để từ đó có thể tìm hiểu một cách cụ thể hơn về Chính sách kinh tế mới của Lênin cũng như có thể xem xét, đánh giá sự vận dụng chính sách này của Đảng ta.
Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, trong toàn bộ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta đã vận dụng nhiều lý luận trong các học thuyết của Mác-Lênin làm cơ sở để định hướng đường lối và phát triển chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thời kỳ từ 1986 đến nay, Đảng ta đã thực hiện đổi mới toàn diện mô hình kinh tế thông qua những nghị quyết của các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII và VII. Ngoài ra, Đảng ta đã vận dụng một cách có phát triển sách tạo những quan điểm cơ bản của Lênin về “Chính sách kinh tế mới” vào những điều kiện lịch sử ở nước ta đặt trong hoàn cảnh đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Hoàn cảnh ra đời và nội dung của Chính sách kinh tế mới
1.Hoàn cảnh ra đời của NEP
1.1. Tình hình chung của thế giới
“Chính sách kinh tế mới” của Lênin ra đời trong một bối cảnh lịch sử hết sức phức tạp. Trước hết,về tình hình chung của thế giới, cả chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đều có những bước phát triển, biến đổi đáng kể. Đối với chủ nghĩa tư bản, vào những năm 90 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức độc quyền. Các tổ chức độc quyền còn liên minh xuyên quốc gia với nhau tạo thành các liên minh độc quyền quốc tế với thế lực chính trị và sức mạnh kinh tế hùng hậu. Còn đối với chủ nghĩa xã hội, Lênin đã vận dụng và phát triển học thuyết của C.Mác và Ph.ăngghen để từ đó đi đến những lý luận mới về chủ nghĩa cộng sản và về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản. Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội. Chính từ đó, Lênin đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa năm 1917.
1.2. Tình hình cụ thể của nước Nga
Về tình hình cụ thể của nước Nga, ngay sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 đó, nước Nga đã đi vào thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là tổng thể các nguyên lý, biện pháp kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trước hết, Lênin cho rằng nền kinh tế phải được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Thứ hai, ông còn thực hiện quốc hữu hoá xã hội chủ nghĩa, chuyển sở hữu tư nhân của giai cấp bóc lột về tư liệu sản xuất thành sở hữu toàn dân. Thứ ba, là hợp tác hóa, chuyển người lao động cá thể thành người lao động tập thể nhằm hình thành và phát triển sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất. Thứ tư, là vấn đề công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất. Cuối cùng, Lênin tiến hành cách mạng văn hoá tư tưởng, xây dựng một nền văn hoá mới và con người xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918-1920. Trong thời kỳ này, Lênin đã áp dụng Chính sách cộng sản thời chiến. Nội dung cơ bản của Chính sách cộng sản thời chiến gồm ba vấn đề, đó là, trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu, xoá bỏ quan hệ hàng hoá- tiền tệ, xoá bỏ việc tự do mua bán lương thực trên thị trường và thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước. Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Nhà nước Xô viết. Nhờ đó mà quân đội đủ sức để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được Nhà nước Xô Viết non trẻ của mình. Tuy nhiên, vào cuối năm 1920, sau khi chiến tranh kết thúc, Chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hậu quả chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó, chính sách trưng thu lương thực thừa đã làm mất động lực đối với nông dân. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá- tiền tệ làm mất chức năng dộng của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế. Vì vậy, đến đầu năm 1921, V.I.Lênin đã đề xướng thay thế Chính sách cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới, nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới.
2. Nội dung của NEP
2.1. Thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực
Chính sách kinh tế mới của Lênin bao gồm bốn nội dung chủ yếu. Một là, thay thế Chính sách trưng thu lương thực thừa bằng Chính sách thuế lương thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. Thuế lương thực thấp hơn việc trưng thu gần hai lần, chẳng hạn như lúa mì, người nông dân chỉ phải nộp 240 triệu pút chứ không phải 423 triệu. Mức thuế căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Số lương thực còn lại sau khi nộp thuế, người nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường. Để có thể thực hiện tốt chính sách thuế lương thực này, Ban chấp hành các Xô-viết toàn Nga đã ban hành một sắc lệnh về vấn đề này. Để thi hành sắc lệnh ấy, Hội đồng bộ trưởng dân uỷ đã công bố đạo luật về thuế lương thực. Tất cả các cơ quan Xô-viết có nhiệm vụ phổ biến hết sức rộng rãi cho nông dân biết đạo luật về thuế lương thực và giải thích ý nghĩa của đạo luật ấy. Đây là một chuyển biến quan trọng với mục tiêu chính là hướng vào nông dân, một lực lượng đông đảo nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội. Người nông dân nào cũng biết rõ trước số thuế phải nộp. Do đó, sẽ ít có tình trạng lộng quyền khi thu thuế, nông dân cũng sẽ càng có lợi trong việc tăng diện tích gieo trồng, trong việc cải thiện kinh doanh của mình, trong việc chăm lo tăng thu hoạch. Thuế lương thực đã góp phần cải thiện đời sống của nông dân, khôi phục phần nào nền kinh tế, là một bước quá độ từ chế độ cộng sản thời chiến đến chế độ trao đổi xã hội chủ nghĩa bình quân.
2.2. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
Hai là, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đối với nền kinh tế nước Nga bấy giờ, Lênin rút ra có năm thành phần kinh tế là : thành phần kinh tế nông dân gia trưởng, thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công, cá thể và tiểu thương, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thành phần kinh tế tư bản nhà nước và thành phầ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status