Chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - pdf 19

Tải miễn phí tiểu luận

Hoạt động thương mại quốc tế thường gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa vì hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan chặt chẽ đến hợp đồng vận chuyển và hàng hóa thường dễ bị mất mát hư hỏng trong quá trình chuyên chở. Rủi ro đó có thể là những sự cố như thiên tai hay tai nạn bất ngờ, chẳng hạn trong chuyến hải trình, tàu vận chuyển có thể gặp nhiều rủi ro nghiêm trọng liên quan đến tai nạn biển như tàu bị mắc cạn, cháy, chìm; hay gặp thời tiết khắc nghiệt (bão, gió xoáy, biển động, … gây lật tàu hay làm vỡ thân tàu, hư hại máy móc… từ đó gây ra những tổn thất cho hàng hóa…); rủi ro do tính chất của hàng hóa (bông gòn, đay, thuốc nổ…gặp thời tiết nóng bức có khả năng tự phát cháy); do lỗi lầm của con người (đóng hàng không chắc chắn, cầu móc làm rách bao hàng, quay tàu làm tàu va vào cầu cảng) … Rủi ro là điều mà không ai mong muốn. Vì vậy, việc xác định thời điểm mà tại đó người bán không còn phải chịu trách nhiệm về rủi ro và người mua bắt đầu phải chịu rủi ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Từ thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua, người mua phải chịu mọi hậu quả của việc hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển do những tình huống bất thường. Để buộc người bán phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của hàng hóa hay hàng hóa bị thiếu, người mua phải chứng minh được rằng, hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng trước thời điểm rủi được chuyển sang người mua.
Việc phân bổ rủi ro là một vấn đề mà cả người bán hàng và người mua hàng đều quan tâm bởi lẽ nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc mua bán và kết quả của giao dịch. Các nguyên tắc về chuyển dịch rủi ro trả lời câu hỏi liệu người mua có buộc phải trả tiền cho hàng hóa ngay cả khi chúng vô tình bị thiếu hụt hay thiệt hại hay liệu người bán có quyền đòi đủ tiền trong trường hợp đó không ? Vì vậy, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên cố gắng đưa ra những điều khoản rõ ràng để tránh những sự hiểu nhầm và việc kiện tụng sau này. Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (công ước Viên – sau đây viết tắt là CISG) là một trong nỗ lực và thành công lớn nhất trong việc thống nhất pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những quy tắc tương tự cũng được quy định trong Bộ tập quán thương mại quốc tế, INCOTERMS, do phòng thương mại quốc tế ICC ban hành và đã được các thương gia, các công ty sử dụng rộng rãi.
Bài nghiên cứu sau đây sẽ tập trung phân tích về bản chất pháp lý, nội dung của các quy định pháp luật quy định về vấn đề rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở đó so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với CISG, đồng thời nghiên cứu các cách thức tiếp cận, giải quyết vấn đề trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng có liên quan đến vấn đề chuyển dịch rủi ro.
1. Khái niệm, bản chất pháp lý của chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Khái niệm “rủi ro” và bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm về nó là một vấn đề rất phức tạp mà cả hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều quan tâm. Lý do là vì tính chất đặc thù này mà có thể dẫn đến những hệ quả khó khăn, thậm chí không công bằng và dẫn đến việc người mua vẫn bị buộc phải trả tiền cho hàng hóa ngay cả khi họ không đánh mất hay gây thiệt hại cho hàng hóa bởi một sự kiện hay nghĩa vụ liên quan đến mình. Bởi vậy, để tránh những hệ lụy đó, các bên thường đưa ra những thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Mối bận tâm chính của các bên là thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua và liệu có trường hợp nào có thể loại trừ hậu quả của việc chuyển dịch ro.
Hàng hóa có thể phải chịu mất mát hay hư hại tại rất nhiều thời điểm từ lúc thiết lập hợp đồng mua bán cho đến khi có sự chuyển giao thực tế cho người mua, bởi vì hai hoạt động này có thể diễn ra cùng thời điểm nhưng cũng có thể có một khoảng thời gian rất dài giữa hai sự kiện này. Trong suốt quá trình đó, luôn luôn tồn tại khả năng hàng hóa bị mất mát hay hư hại do những lí do đột ngột mà không ai mong muốn và người mua và người bán đều không có trách nhiệm gì. Kết quả là hàng hóa có thể bị hao hụt, hư hại, chẳng hạn khi chúng được đóng gói tại kho hàng của người bán, trên đường tới cảng nơi chúng được xuất đi hay trong suốt chuyến vận tải đường biển hay từ cảng nhập khẩu đến kho của người mua. Câu hỏi đặt ra là khi nào thì rủi ro được chuyển dịch sang cho người mua. Việc xác định được câu trả lời cho câu hỏi đó có ý nghĩa quyết định rằng bên nào sẽ phải trả tiền cho những thiệt hại đó ngay cả khi bên đó chưa nhận được hàng hay nhận được hàng hóa trong tình trạng bị hỏng hóc, thiếu hụt, và liệu người bán có còn quyền nhận tiền trả cho hàng hóa. Đây được gọi là “rủi ro về giá cả” (price risk) .
Có 3 học thuyết chính liên quan đến vấn đề chuyển dịch rủi ro :
(i) Học thuyết gắn thời điểm chuyển giao rủi ro với thời điểm ký kết hợp đồng. Học thuyết này không phù hợp với thực tiễN, bởi đối với phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vào thời điểm hợp đồng được ký kết, hàng hóa vẫn nằm trong tay người bán, nằm trong tầm kiểm soát của họ. Nếu người mua phải chịu rủi ro từ thời điểm giao kết hợp đồng thì điều này là khó chấp nhận, bởi vì người mua có thể lập luận rằng người bán đã không thực hiện nghĩa vụ mẫn cán một cách cần thiết, điều này sẽ dẫn đến những tranh chấp nghiêm trọng và tranh tụng.
(ii) Học thuyết gắn thời điểm chuyển dịch rủi ro với thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu. Học thuyết này cũng không phù hợp với thực tiễn bởi lẽ quyền sở hữu không phải lúc nào cũng gắn với hay liên quan đến khái niệm rủi ro. Hơn nữa, học thuyết này không lý giải được những thông lệ mới nhất trong mua bán hàng hóa với việc giữ lại quyền sở hữu, đó là những trường hợp mà người bán vẫn giữ quyền sở hữu trong khi người mua nắm giữ hàng hóa trên thực tế. Điều này có nghĩa rằng, người bán sẽ phải chịu rủi ro đối với hàng hóa mà đã nằm dưới sự quản lý của người mua (cho đến khi quyền sở hữu được chuyển giao cho người mua). Hệ quả này cũng khó mà chấp nhận được (đối với người bán), do vậy dễ dàng nảy sinh việc kiện tụng.
(iii) Học thuyết thứ 3 gắn thời điểm chuyển giao rủi ro với thời điểm chuyển giao hàng hóa. Điều này có nghĩa là bên nào quản lý hàng hóa trên thực tế sẽ phải chịu rủi ro. Học thuyết này tỏ ra hợp lý và công bằng hơn cả bởi lẽ bên nào chiếm hữu thực

Link download cho ae Ket-noi:
7H6791h7W29rtr7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status