Hoạt động tiêu thụ sản phẩm và một số phương hướng biện pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 247 - Bộ quốc phòng - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Hoạt động tiêu thụ sản phẩm và một số phương hướng biện pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 247 - Bộ quốc phòng



 
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. Khái niệm, vị trí, vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 3
1. Khái niệm 3
1.1. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung 3
1.2. Trong thời kỳ nền kinh tế thị trường có định hướng của Nhà nước 4
2. Vị trí của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5
3. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 5
II. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 6
1. Tổ chức nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm 6
2. Lựa chọn sản phẩm thích ứng thực hiện đơn đặt hàng và tiến hành tổ chức sản xuất 8
3. Tiếp nhận, bảo quản thành phẩm, tiếp tục hoàn thiện sản phẩm 9
3.1. Tiếp nhận bảo quản thành phẩm 9
3.2. Bảo quản thành phẩm 9
3.3. Tiếp tục hoàn thiện sản phẩm 10
4. Chính sách giá cả hàng hoá 10
5. Các cách tiêu thụ sản phẩm 11
6. Công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 13
7. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 14
8. Các kênh phân phối của doanh nghiệp 15
9. Tổ chức nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm 17
10. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 18
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 21
1. Những nhân tố vĩ mô 21
2. Nhân tố vi mô 22
 
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 247 - BỘ QUỐC PHÒNG 24
I. Tổng quan về công ty 247 - Bộ quốc phòng 24
1. Sự hình thành và phát triển 24
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 247 - Bộ quốc phòng 25
2.1. Chức năng 25
2.2. Nhiệm vụ 25
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 247 27
3.1. Ban giám đốc 27
3.2. Các phòng ban chức năng nhiệm vụ 28
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 29
4.1. Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị, kho tàng 29
4.2. Đặc điểm về nguồn hàng 31
4.3. Đặc điểm lao động 31
4.4. Tình hình tài chính 32
II. Đặc điểm hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty 247 - Bộ quốc phòng 33
1. Đặc điểm của sản phẩm may mặc 33
2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm 34
3. Năng lực cạnh tranh của Công ty 35
III. Phân tích thực trạng và tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty 247 - Bộ quốc phòng 36
1. Một số nét cơ bản về thực trạng tiêu thụ sản phẩm 36
1.1. Công tác nghiên cứu thị trường 36
1.2. Công tác dự báo thị trường 37
1.3. Công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 38
1.4. Công tác hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm 40
1.5. Chính sách giá cả 41
1.6. Chính sách sản phẩm 42
1.7. Tổ chức nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm 43
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty 247 - Bộ quốc phòng 44
2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây 44
2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 45
2.3. Tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng 46
2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường 48
2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo quý 49
3. Một số nhận xét về hoạt động tiêu thụ sản phẩm 50
3.1. Những thành tựu đã đạt được 50
3.2. Những mặt còn tồn tại 52
4. Nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm 52
4.1. Nguyên nhân khách quan 52
4.2. Nguyên nhân chủ quan 53
PHẦN III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 247 - BỘ QUỐC PHÒNG 54
I. Những định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian tới 54
II. Một số phương hướng biện pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty 247 - Bộ quốc phòng 55
1. Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 55
2. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 59
3. Xây dựng giá cả linh hoạt 61
4. Xây dựng thêm kênh phân phối 62
5. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên bán hàng 64
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

02 phó giám đốc.
- Phó giám đốc kinh doanh: điều hành hoạt động của phòng hành chính và phòng kế hoạch kinh doanh có trách nhiệm giám đốc kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, được giám đốc uỷ quyền ký các phiếu thu, phiếu chi dưới 05 triệu đồng và ký các phiếu xuất vật tư đem bán.
- Phó giám đốc nội bộ: xây dựng và đề xuất với giám đốc về định mức sản xuất hàng hoá, thực hiện kế hoạch sản xuất, duy trì và tổ chức các biện pháp an toàn vệ sinh lao động, báo cáo định kỳ về tiến bộ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhu cầu về nguyên vật liệu sản phẩm hàng hoá và những nguyên vật liệu còn tồn đọng. Được giám đốc uỷ quyền ký toàn bộ các phiếu nhập vật tư hàng hoá, sản phẩm và ký phiếu xuất vật tư hàng hoá cho sản xuất.
3.2.Các phòng ban chức năng nhiệm vụ:
Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu: Qua thời gian thực tập tại phòng này em nhận thấy phòng gồm có 01 trưởng phòng, 09 nhân viên, chức năng chính là khai thác mua vật tư nguyên liệu, nghiên cứu tìm hiểu thị trường, ký kết các hợp đồng kinh tế, quảng cáo, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, làm thủ tục hải quan, tham gia các hoạt động kinh doanh của công ty, tiến hành các hoạt động chào hàng nhằm thu hút nhiều bạn hàng, đẩy mạnh các hoạt động bán hàng có hiệu quả nhất.
Ngoài ra, phòng còn quản lý chỉ đạo hoạt động kinh doanh của hệ thống đại lý nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm nhất, hỗ trợ lúc gặp khó khăn, nắm chắc thông tin về giá cả, về biến động hàng hoá trên thị trường, làm tham mưu cho giám đốc, đàm phán với bạn hàng để đảm bảo mua bán với giá cả hợp lý, nhằm hạn chế thiệt hại cho công ty do giá cả gây nên.
Phòng kỹ thuật: có 01 trưởng phòng và 09 nhân viên chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kỹ thuật, quản lý tiêu hao nguyên phụ liệu, định mức lao động, chất lượng từng loại sản phẩm, tổ chức thiết kế đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu của người tiêu dùng. Cải tiến quy trình công nghệ đảm bảo sản xuất đạt năng xuất cao; Phối hợp với các bộ phận giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Phòng kế hoạch: có 01 trưởng phòng và 08 nhân viên xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đôn đốc và giám sát việc thực hiện kế hoạch ở các phòng ban, phân xưởng sản xuất; Cân đối vật tư sản xuất giải quyết mọi vướng mắc về vật tư trong cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nắm và tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo giám đốc và các cấp có thẩm quyền.
Phòng chính trị: có 01 trưởng phòng và 05 nhân viên, tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng trong công ty theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước; Ban hành soạn thảo các quy định về mọi hoạt động liên quan tới Đảng, công tác chính trị đoàn thể như: Công đoàn, đoàn viên thanh niên,… góp phần làm cho công ty phát triển về mọi mặt; Cùng các cấp lãnh đạo, đào tạo và tuyển chọn cán bộ để bố trí vào các cương vị lãnh đạo, động viên khen thưởng kịp thời những gương mặt tốt.
Phòng kế toán: có 01 trưởng phòng và 05 nhân viên, chịu trách nhiệm quản lý và đưa vào sử dụng có hiệu quả nhất các loại vốn và quỹ của Công ty, thực hiện bảo toàn vốn, hướng dẫn các bộ phận của công ty mở các loại sổ sách và thực hiện chế độ thống kê, kế toán theo đúng pháp lệnh; Tổ chức ghi chép hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký, các đơn đặt hàng đã được xác nhận; Thanh toán thu hồi công nợ đúng hạn, chủ trì việc khiếu nại của khách hàng.
Cửa hàng: Gồm 08 nhân viên đây là nơi trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm. Có trách nhiệm thu thập ý kiến khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách.
Các phân xưởng: Chịu trách nhiệm cắt và may đo sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Bộ phận này chiếm khoảng 80% tài sản của Công ty và chiếm 93% tổng số lao động.
4. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
4.1. Đặc điểm về máy móc, trang thiết bị, kho tàng
Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty là may hàng phục vụ cho các ngành quân đội, Công an, Kiểm lâm, Hải quan và cho xuất khẩu. Chính vì vậy mà Công ty đã không ngừng đổi mới máy móc trang thiết bị, công nghệ .
Về máy móc thiết bị ,Công ty có :
+ Một dây chuyền máy may của Cộng hoà Liên Bang Đức.
+ Một dây chuyền máy may của Nhật .
+ Một số máy móc chuyên dùng nhưng chưa đồng bộ như: máy ép Mex, bàn là hơi, máy thùa, đính khuyết.
Máy móc thiết bị của Công ty là do Nhật và Đức chế tạo và có năm sản xuất từ 1994 đến 1999. Công ty có 210 loại máy móc chuyên dùng khác nhau và 804 máy may công nghiệp 1 kim, cùng với 7 chiếc ô tô các loại.
Với hệ thống nhà kho như sau:
Diện tích của toàn Công ty là : 9282m2.
Diện tích sử dụng là : 928m2 = 100%TH2003.
Diện tích nhà kho là : 500m2 = 5,38%
Nơi đặt trụ sở chính : 311- Trường trinh –Hà nội
Đặc điểm chính của kiến trúc nhà xưởng là nhà xây 4 tầng có cầu thang đi lại thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu cho các phân xưởng. Xung quanh phân xưởng được lắp kính tạo ra một không gian rộng rãi thoải mái cho công nhân. Các phân xưởng đều có hệ thống điều hoà không khí, đường xá trong Công ty đều được đổ bê tông.
Biểu số 2.1: Tình hình đầu tư của Công ty 247 - Bộ quốc phòng
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004(KH)
Tổng
Thiết bị
680
730
770
800
2.980
Xây lắp
1.120
1.325
1.526
1.600
5.571
Tổng
1.800
2.055
2.296
2.400
8.551
Đơn vị: Triệu đồng.
Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty 247
Trong những năm qua Công ty đã quan tâm đến việc đầu tư máy móc, thiết bị. Do yêu cầu của sản xuất, phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho các ngành trong quân đội, kiểm soát…Nó mang tính chất đặc thù cao nên yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cũng rất cao. Tổ chức sản xuất trên dây chuyền máy móc phải hiện đại và phù hợp, đây là thế mạnh sẵn có của Công ty vì Công ty có ưu thế sản xuất các sản phẩm đặc thù dựa trên công nghệ sẵn có của mình.
Tuy nhiên, do Công ty nằm trong nội thành nên diện tích mặt bằng hạn hẹp, Công ty không thể mở rộng sản xuất, việc xây dựng thêm kho tàng nhà xưởng là rất hạn chế.
4.2.Đặc điểm về nguồn hàng.
Nguyên vật liệu chính đối với ngành may mặc đó chính là vải, nó chiếm 70% đến 80% giá trị của giá thành sản phẩm. Nguồn hàng của Công ty khá đa dạng, phong phú từ nguồn mua của các Doanh nghiệp sản xuất, Doanh nghiệp nhập khẩu hay mua trên thị trường tự do. Công ty thường ký hợp đồng với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng đầy đủ, thường xuyên và kịp thời về số lượng, chất lượng, chủng loại trong quá trình sản xuất.
Biểu số 2.2.Tỷ trọng các nguồn hàng của Công ty 247 - Bộ quốc phòng.
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Nguồn hàng của các DN trong nước
75%
73%
79%
Nguồn hàng nhập khẩu
20%
18,2%
15,7%
Mua ngoài thị trường tự do
5%
8,8%
5,3%
Nguồn: Phòng kinh doanh- Công ty 247
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn hàng của Công ty phần lớn mua của các doanh nghiệp trong nước. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status