Nông nghiệp, nông thôn và kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng - pdf 19

Download miễn phí Nông nghiệp, nông thôn và kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng



Trong văn kiện chính sách đầu tiên của năm 2010, Chính phủ
Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng thêm đầu tư, trợ cấp, những
hỗ trợ về tài chính và chính sách cho lĩnh vực" tam nông" để có thể
phối hợp tốt hơn sự phát triển giữa thành thị và nông thôn. Theo
văn kiện này, việc thúc đẩy nhu cầu của khu vực nông thôn sẽ là
biện pháp chính để thúc đẩy nhu cầu trong nước, trong khi việc
phát triển nông nghiệp hiện đại sẽ được xem là mục tiêu chính
trong việc chuyển đổi tính chất của tăng trưởng kinh tế Trung
Quốc



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BÀI THAM LUẬN :
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ KINH TẾ VIỆT NAM
SAU KHỦNG HOẢNG
Đặng Kim Sơn- Viện CSCL PTNNNT
I. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới Việt Nam
1. Khủng hoảng kinh tế tác động lớn đến khu vực nông thôn, làm gia tăng
mâu thuẫn và khoảng cách giữa nông thôn với thành thị :
- Số lượng người mất việc tăng lên : 17,8% lao động di cư trong nước, lao
động làm việc trong các doanh nghiệp tại địa phương bị mất việc từ đầu
năm đến tháng 7/2009; lao động di cư mất việc diễn ra ở 71% xã; lao
động làm việc trong các trang trại tại địa phương giảm 4,6%.
- Hộ nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng nặng : 18% diện
tích nuôi trồng thuỷ sản bỏ hoá, cao hơn năm 2008 là 3%. Do giá giảm
nên phần lớn hộ nuôi trồng thuỷ sản bị lỗ. Các trang trại, gia trại giảm
quy mô chăn nuôi và mặc dù vẫn có lãi, nhưng mức lãi rất thấp và giảm
60-90% so với năm 2008. Các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ phần lớn là lỗ, vì
vậy khoảng 20% hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ đã ngừng chăn nuôi.
- Thu nhập của hộ nông dân bị ảnh hưởng khác nhau tuỳ từng trường hợp vào hoạt
động sản xuất của hộ. Hộ chăn nuôi quy mô lớn, hộ có nhiều hoạt động
phi nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng hơn. Ở vùng đồng bằng sông Hồng
và miền núi phía Bắc, các hộ nông dân bị giảm thu nhập từ 10 đến 37% 1.
2. Ngành nông nghiệp giúp Việt Nam giảm bớt ảnh hưởng của khủng
hoảng.
- Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã kề cận bên lề 3 cuộc khủng
hoảng vào cuối thập kỷ 80, 90 và 2000. Cả 3 lần, trong khi công nghiệp
và dịch vụ giảm tăng trưởng thì nông nghiệp vẫn giữ được đà tăng
trưởng, tạo ra việc làm và thu nhập cho đông đảo lao động nông thôn và
quan trọng nhất là đảm bảo an ninh lương thực, giảm lạm phát, bình ổn
xã hội. Người lao động mất việc từ công nghiệp và đô thị thường quay
trở về nông thôn làm nông nghiệp. Ngoài ra, trong mỗi giai đoạn khó
1 Báo cáo đánh giá "Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hộ nông thôn". Đơn vị thực hiện: Viện chính sách và chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hội nông dân Việt Nam, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững, và
Action Aid Việt Nam.
khăn, xuất khẩu nông sản thường tăng, đóng góp quan trọng cho cán cân
thương mại.
Hình 1 : Tăng trưởng GDP theo ngành, 1986-2008 (%, giá so sánh
năm 1994)
Nguồn : Tổng cục thống kê
- Nông nghiệp không chỉ là phao cứu sinh cho đất nước mỗi khi gặp khó
khăn, với hiệu suất đầu tư cao, tác động lan toả lớn, đầu tư vào sản xuất
nông nghiệp có tác động tốt cho tăng trưởng kinh tế của đất nước nói
chung và còn lan truyền tác động tích cực cho các ngành khác.
Dưới đây là kết quả mô phỏng tác động đến toàn nền kinh tế khi kích cầu
cho từng ngành riêng lẻ. Cú sốc tăng cầu giả định này có giá trị tương
đương với 1% GDP (tính theo giá sản xuất của năm 2005), làm tròn
thành 7000 tỉ đồng.
NLTS CN-XD DV
Chỉ tiêu
Giá trị
ban
đầu
Thay
đổi
% so
với
ban
đầu
Thay
đổi
% so
với
ban
đầu
Thay
đổi
% so
với
ban
đầu
GDP toàn quốc 722,01
1
8,628 1.19% 4,587 0.64% 6,812 0.94%
- NLTS 65,70
7
6,482 3.91% 870 0.53% 874 0.53%
- CN-XD
310,90
890 0.29% 2,913 0.94% 726 0.23%
- DV
245,39
1,255 0.51% 803 0.33% 5,213 2.12%
Thu nhập nhân
tố
- Vốn 282,00
0
2,467 0.87% 1,985 0.70% 2,353 0.83%
- Lao động NT 269,75
8
5,288 1.96% 1,616 0.60% 2,225 0.82%
- Lao động TT 170,21
6
873 0.51% 986 0.58% 2,235 1.31%
-4
-2
0
2
4
6
8
10
12
14
16
19
86
19
87
19
88
19
89
19
90
19
91
19
92
19
93
19
94
19
95
19
96
19
97
19
98
19
99
20
00
20
01
20
02
20
03
20
04
20
05
20
06
20
07
20
08
20
09
Tổng Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Thu nhập hộ
gia đình
- Hộ gia đình
nông thôn
324,71
5
5,305 1.63% 1,631 0.50% 2,242 0.69%
- Hộ gia đình
thành thị
233,38
9
884 0.38% 995 0.43% 2,245 0.96%
Yêu cầu về đầu
vào
Vốn 343,13
5
2,302 0.67% 2,065 0.60% 4,115 1.20%
Lao động 42,526 1,026 2.41% 234 0.55% 369 0.87%
(Đơn vị vốn : tỉ đồng, lao động : ngàn người; tính toán dựa trên SAM 2005,
Tổng cục thống kê)
Kết quả trên cho thấy : kích cầu vào ngành nông nghiệp (nông lâm thuỷ sản)
mang lại hiệu quả cao nhất nhờ ngành nông nghiệp có liên kết xuôi và liên
kết ngược phát triển nhất so với các ngành khác trong nền kinh tế, và có sự tham
gia của 70% dân số nên có mức chi tiêu rất mạnh cho các sản phẩm hàng
hoá và dịch vụ trong nước. Như vậy, xét về khía cạnh hiệu quả đầu tư cho
phát triển, đầu tư cho nông nghiệp mang lại hiệu quả rất tốt cho tăng trưởng
kinh tế, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội.
II. Hành động của các quốc gia trong khu vực sau khủng hoảng
1. Trung Quốc :
- Tăng lương cơ bản để tăng thu nhập cho người lao động,
o Lương thấp gây ra một loạt các vụ tự sát của các công nhân tại nhà
máy Foxconn, đình công đòi tăng lương tại nhà máy Toyota,
Honda, Foxconn (Hon Hai), KOK Machinary International,….
Lương thấp cũng dẫn đến suy giảm tiêu dùng, một yếu tố quan
trọng giúp tăng GDP.
o Sau khi hàng loạt các công ty nối tiếp nhau tăng lương ở Trung
Quốc. Từ 1/7/2010, mức lương tối thiểu tại Bắc Kinh sẽ tăng thêm
160 nhân dân tệ (xấp xỉ 23,5 USD), tương đương với 20% từ mức
800 nhân dân tệ (117,3 USD) mỗi tháng. Bắc Kinh là một trong 30
tỉnh, thành phố của Trung Quốc đang và sẽ tăng mức lương tối
thiểu trong năm nay từ 13,1% đến 28,9%.
o Lợi thế về lương thấp không còn là thế mạnh của địa bàn này. Áp
lực tăng lương gây nhiều khó khăn cho các công ty, đặc biệt là các
công ty nước ngoài tại Trung Quốc : khoảng 2.000 - 3.000 trong số
50.000 nhà máy của Hongkong tại Pearl River Delta, Trung Quốc
có khả năng phải đóng cửa, do đó các nhà sản xuất có thể cân nhắc
đến việc chuyển nhà máy sang các nước láng giềng của Trung
Quốc, nơi giá nhân công rẻ hơn như Indonexia hay Việt Nam. 2
- Tăng cường đầu tư cho "tam nông"
o Trong văn kiện chính sách đầu tiên của năm 2010, Chính phủ
Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng thêm đầu tư, trợ cấp, những
hỗ trợ về tài chính và chính sách cho lĩnh vực" tam nông" để có thể
phối hợp tốt hơn sự phát triển giữa thành thị và nông thôn. Theo
văn kiện này, việc thúc đẩy nhu cầu của khu vực nông thôn sẽ là
biện pháp chính để thúc đẩy nhu cầu trong nước, trong khi việc
phát triển nông nghiệp hiện đại sẽ được xem là mục tiêu chính
trong việc chuyển đổi tính chất của tăng trưởng kinh tế Trung
Quốc
o Đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước của Trung Quốc
chiếm khoảng 1/3 tổng đầu tư cho nông nghiệp và tăng nhanh
trong giai đoạn 2005-2008.
Năm
Tỉ lệ tăng
tổng đầu tư
cho nông
nghiệp của
Trung Quốc
Tỉ lệ tăng đầu
tư cho nông
nghiệp từ
ngân sách
nhà nước của
Trung Quốc
2004 7.86 -1.23
2005 19.51 18.89
2006 9.77 7.93
2007 7.90 10.15
2008 8.05 9.40
Nguồn : Báo cáo của chuyên gia Triệu Vân Kỳ, Bộ
Tài Chính Trung Quốc, tháng 6/2010
- Tăng giá đồng nhân dân tệ (NDT) : Đến 25/6/2010, NDT đạt mức giá cao
nhất trong 5 năm qua. Việc điều chỉnh tỉ giá của Trung Quốc dường như
là không tránh khỏi và sẽ tác động đến bản thân Trung Quốc cùng các
quốc gia khác trên thế giới trong đó có V...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status