Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại và giải pháp tạo lập vốn kinh doanh của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại và giải pháp tạo lập vốn kinh doanh của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
I. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 3
1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 3
2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 5
2.1- Nhận tiền gửi 5
2.2- Tài trợ cho nền kinh tế 5
2.3- Các hoạt động trung gian 7
II. Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 9
1- Vốn của ngân hàng thương mại 9
1.1- Vốn chủ sở hữu (VCSH) 9
1.2- Các khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được từ nền kinh tế 11
1.3- Các khoản vay từ ngân hàng thương mại và THTW 13
1.4- Vốn tài trợ – Uỷ thác đầu tư. 13
1.5- Vốn khác 13
2- Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng thương mại 14
2.1- Các nhân tố chủ quan. 14
2.2- Các nhân tố khách quan. 15
CHƯƠNG II: CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TRONG NHTM. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TỒN TẠI 17
I- Các hình thức huy động vốn trong các ngân hàng thương mại việt nam 17
1- Nguồn vốn tiền gửi trong các NHTM. 17
1.1. Tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi giao dịch) 17
1.2. Tiền gửi có kỳ hạn 17
1.3. Tiền gửi tiết kiệm 18
1.4. Tiền gửi của các NHTM khác. 18
2. Nguồn vốn vay trong NHTM. 19
2.1. Vay NHNN (vay Ngân hàng Trung ương) 19
2.2. Vay các tổ chức tín dụng khác 19
2.3. Vay trên thị trường vốn 20
3. Các nguồn khác: 20
3.1. Nguồn uỷ thác 20
3.2. Nguồn trong thanh toán. 20
3.3. Các nguồn khác 21
II. Kết quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam 21
1- Thực trạng huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam một số năm gần đây. 21
2. Những tồn tại và một số nguyên nhân chủ yếu đối với kết quả huy động vốn. 22
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TẠO LẬP VỐN KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VN 25
1- Mở rộng mạng lưới huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. 25
2- Tăng cường bổ sung thêm vốn chủ sở hữu và vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, tăng cường xử lý nợ quá hạn. 26
3- Không ngừng hoàn thiện các tiện ích về công nghệ ngân hàng để 27
4- Hoàn thiện hệ thống lãi suất để khuyến khích nguồn vốn tiền gửi nhằm nâng cao và đa dạng hoá vốn khả dụng của NHTM. 28
5- Hoàn thiện khung Pháp lý để các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. 29
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trang thiết bị mới. Khi ngân hàng phát triển, nó cần vốn bổ sung để thúc đẩy tăng trưởng và chấp nhận rủi ro gắn liền với sự ra đời những dịch vụ mới và những trang thiết bị mới.
+ Vốn chủ sở hữu được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâu dài cả các cơ quan quản lý ngân hàng và thị trường tài chính đều đòi hỏi rằng vốn ngân hàng phải được phát triển tương ứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và của những tài sản rủi ro khác
Vốn chủ sở hữu nó còn là một trong những căn cứ quyết định đến quy mô và khối lượng vốn huy động của ngân hàng. Theo luật của các tổ chức tín dụng vốn chủ sở hữu là yếu tố cơ bản để xác định các chỉ tiêu an toàn của một ngân hàng thương mại. Như vậy, quy mô và sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu sẽ quyết định đến năng lực và thế phát triển của ngân hàng thương mại. Theo cách phân chia bảng tổng kết tài sản của mình, vốn chủ sở hữu là một bộ phận của tài sản nợ, và một thành phần của nó gắn với loại nghiệp vụ nhất định.
Thành phần chủ yếu nhất trong cơ cấu vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ được hình thành từ nguồn: có thể được hình thành dưới hình thức tổng giá trị cổ phiếu thường (đối với ngân hàng cổ phần) hay là phần góp của các bên liên doanh (đối với ngân hàng liên doanh) hay do ngân sách cấp (đối với ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước). Vốn điều lệ có thể cao hay thấp những mức tối thiểu cho mỗi loại hình ngân hàng thương mại.
Vốn chủ sở hữu cũng có thể bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bổ sung được tăng lên từ các nguồn sau:
+ Do thặng dư vốn thể hiện phần giá trị thị trường của cổ phiếu vượt quá mệnh giá mà các cổ đông trả cho ngân hàng.
+ Quỹ dự trữ bổ sung được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng thương mại theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo luật lệ ngân hàng của mình nhắm mục đích tăng cường vốn chủ sở hữu ban đầu.
+ Quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ.
+ Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bổ sung từ lợi nhuận không chia. Quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, khấu hao, thu nhập từ các công ty thành viên,….
1.2- Các khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được từ nền kinh tế
Các khoản tiền gửi là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng nhận được từ các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân trong nền kinh tế thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng để kinh doanh. Bản chất của tiền gửi là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến kỳ hạn (đối với tiền gửi có ký hạn) hay là khi họ có nhu cầu rút tiền để chi trả (đối với tiền gửi không ký hạn). Vốn huy động được từ nguồn tiền gửi đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Theo đối tượng huy động, một ngân hàng thương mại có thể huy động vốn từ các khoản tiền gửi từ các đối tượng sau:
+ Các tổ chức kinh tế - xã hội.
+ Các tầng lớp dân cư.
+ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Trong đó, nguồn tiền gửi từ các doanh nghiệp, dân cư là nguồn quan trọng nhất vì nó là nguồn chủ yếu và mang tính chất lâu dài. Mọi ngân hàng đều biết dựa vào tiết kiệm và tích luỹ của các doanh nghiệp và dân cư để huy động vốn. Các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tạo tiền để cho việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, các cá nhân gửi tiền vào ngân hàng với mục đích tìm kiếm thêm thu nhập qua việc ngân hàng trả lãi cho họ.
Nguồn vốn từ các khoản tiền gửi mà ngân hàng nhận được không chỉ quan trọng đối với hoạt động ngân hàng mà còn có ý nghĩa với toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, khi mà hệ thống tài chính còn kém phát triển, chủng loại các tổ chức tài chính còn cùng kiệt nàn, qui mô của các tổ chức đó còn nhỏ bé hoạt động không phong phú, thì có thể nói vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế là rất lớn. Vai trò nổi bật nhất của ngân hàng thương mại hiện này là góp phần tạo vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế đạt được mục tiêu phát triển đúng kế hoạch. Huy động được vốn qua các khoản tiền gửi là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho ngân hàng có thể đẩy mạnh cạnh tranh, thực hiện đầu tư vào nền kinh tế, góp phần làm lành mạnh và thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền kinh tế trong mọi thời điểm.
Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển như hiện nay với tính cạnh tranh rất cao giữa các ngân hàng thương mại với nhau và giữa các tổ chức tín dụng khác thì ngân hàng phải có chiến lược đúng đắn trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư. Cho nên các ngân hàng phải đa dạng hóa loại hình tiền gửi với thời hạn khác nhau và lãi suất khác nhau để thu hút vốn với chi phí thấp nhất phù hợp với điều kiện hiện có của chính bản thân ngân hàng mình.
Thông thường tiền gửi ngân hàng thương mại huy động được chia thành các loại sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi giao dịch): Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cư lúc nào. ở nhiều nước thì phần lớn các giao dịch thanh toán được thực hiện bằng séc còn Việt Nam thì tài khỏan được thực hiện thường gọi là tài khỏan tiền gửi thanh toán dùng cho doanh nghiệp và tài khỏan thanh toán cho cá nhân.
- Tiền gửi kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra sau một thời hạn nhất định ở Việt Nam trong những năm qua thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn cũng có xu hướng tăng lên trong tổng số vốn tiền gửi.
- Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm thường là tiền gửi của dân cư do tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng ngay gửi vào ngân hàng. Ngân hàng thường trả lãi cho tiền gửi tiết kiệm cao hơn lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn, người gửi tiền được ngân hàng cấp một sổ tiết kiệm phục vụ cho việc ghi chép gửi và rút tiền. Tiền gửi tiết kiệm không được phát hành séc.
- Chứng chỉ tiền gửi (Certificates of deposits - CDs ) do ngân hàng phát hành, ghi rõ thời gian đáo hạn và số lượng tiền gửi, lãi suất (cố định hay giao động) tuỳ lựa chọn của khách hàng. Chứng chỉ tiền gửi nếu không ghi tên người gửi gọi là chứng chỉ vô danh. Chứng chỉ vô danh là loại có thể chuyển nhượng được bán trên thị trường thứ cấp trước ngày đáo hạn.
Tóm lại tuỳ theo tính chất của loại hình tiền gửi mà ngân hàng huy động thì ngân hàng có thể sử dụng nó sao cho phù hợp vừa đảm bảo được khả năng sinh lời vừa đảm bảo được khả năng thanh toán. Loại tiền gửi không kỳ hạn thường biến động nhiều nhất, do vậy khó có kế hoạch và sử dụng được nguồn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status