Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy - pdf 18

Download miễn phí Khóa luận Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY 3
1 Khái quát về ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cầu Giấy 3
1.1.1 Giai đoạn 1963-1980 3
1.1.2 Giai đoạn 1981-1994 4
1.1.3 Giai đoạn 1995-2003 4
1.1.4 Giai đoạn từ 2004 đến nay. 5
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 5
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ chung 6
1.2.2 Phòng QHKH doanh nghiệp 7
1.2.3 Phòng/ tổ tài trợ dự án. 7
1.2.4 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân 7
1.2.5 Phòng quản lý rủi ro 8
1.2.6 Phòng quản trị tín dụng 8
1.2.7 Phòng dịch vụ khách hàng (doanh nghiệp/ cá nhân) 9
1.2.8 Phòng tổ thanh toán quốc tế 9
1.2.9 Phòng/tổ quản lý dịch vụ kho quỹ 10
1.2.10 Phòng kế hoạch – tổng hợp 10
1.2.11 Phòng/ tổ điện toán 10
1.2.12 Phòng tài chính - kế toán 10
1.2.13 Phòng tổ chức – nhân sự 11
1.2.14 Văn phòng 11
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy các năm gần đây 12
1.3.1 Công tác tín dụng : 13
1.3.2 Công tác huy động vốn 14
1.3.3 Hoạt động dịch vụ 15
1.3.4 Công tác tài chính kế toán- tiền tệ kho quỹ: 16
1.3.5 Hoạt động khác 17
1.4 Tồn tại và hạn chế trong hoạt động 17
2 Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 17
2.1 Tổng quan tình hình thẩm định dự án cho vay vốn 17
2.2 Công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 18
2.2.1 Nội dung đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay 18
2.2 .1.1 Đánh giá rủi ro về khách hàng 18
2.2.1.2 Đánh giá rủi ro về dự án đầu tư 32
2.2.2 Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay 36
2.2.3 Phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay 39
2.2.3.1 Phương pháp xếp hạng tín dụng 39
2.2.3.2. Phương pháp mô hình SWOT : 50 42
2.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy 44
2.2.3.4. Chỉ số Z của Edward I. Altman 45
2.3 Ví dụ minh họa cho công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 48
2.3.1 Giới thiệu về chủ đầu tư và dự án cho vay vốn 48
2.3.2 Đánh giá rủi ro 50
2.3.2.1 Rủi ro từ khách hàng: 50
2.2.3.2. Đánh gia rủi ro dự án đầu tư 68
2.3.2.3 Biện pháp phòng ngừa 72
2.4 Đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án cho vay vốn tại ngân hàng Đầu tư & Phát triển Cầu Giấy 74
2.4.1 Những kết quả đạt được thời gian qua 74
2.4.2 Hạn chế 76
2.4.3 Nguyên nhân 78
CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦU GIẤY 82
1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng 82
1.1 Định hướng phát triển chung ngân hàng trong 5 năm tới 82
1.2 Định hướng hoạt động năm 2010 82
2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định 84
2.1 Nâng cao chất lượng thông tin 84
2.2 Hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro 85
2.3 Nâng cao chất lượng nội dung đánh giá rủi ro 86
2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn 87
2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 88
2.6 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận. 88
3 Kiến nghị 89
3.1 Kiến nghị với chính phủ 89
3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 91
3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy 91
KẾT LUẬN 93
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

WOT chính là tổng quan của một đối tượng – có thể là một công ty, một sản phẩm, một dự án, một ý tưởng, một phương pháp hay một lựa chọn, một cơ hội đầu tư…
Cần đảm bảo miêu tả đối tượng phân tích thật rõ ràng để những cán bộ tham gia vào việc phân tích hay những người xem kết quả phân tích có thể hiểu đúng mục đích của việc đánh giá và các gợi ý của SWOT.
Bảng 11: Khung phân tích SWOT
Đối tượng phân tích SWOT
Điểm mạnh
- Ưu điểm của đề xuất
- Năng lực
-Lợi thế cạnh tranh
- Điểm đặc sắc của sản phẩm
- Nguồn lực, tài sản, con ngươi
- Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
- Dự trữ tài chính? Khả năng thu hồi vốn
- Hoạt động marketing- khả năng tiếp cận, phân phối
Các hoạt động mang tính sáng tạo
Vị trí địa ly
Giá cả, giá trị, chất lượng
Mức độn được công nhận, phân cấp, chứng chỉ
Các quá trình xử lý, cơ cấu tổ chức, công nghệ thông tin, truyền thong
Văn hóa, thái độ, hành vi
Mức độ kiểm soát của người quản lý
Điểm yếu
Nhược điểm của đề xuất
Những lỗ hổng trong năng lực
Thiếu sức cạnh tranh
Vấn đề tài chính
Những chỗ yếu tự biết
Lịch trình, thời gian cuối cùng và sức ép thời gian
Dòng tiền mặt, tình trạng thiếu tiền mặt ở các công ty mới khởi sự
Tính liên tục, khả năng của day chuyền cung cấp
ảnh hưởng đối với các hoạt động chính? Khả năng gây sao lãng
tính tin cậy của dữ liệu? tính có thể đoán trước của kế hoạch?
Tính đạo đức, cam kết, khả năng lãnh đạo
Mức độ được công nhận
Quá trình sử lý và cơ cấu tổ chức
Mức độ kiểm soát của người quản lý
Cơ hội
Phát triển thị trường
Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Xu hướng của ngành hay lối sống
Phát triển công nghệ và phát minh
ảnh hưởng từ thế giới
thị trường mới
các thị trường đích
địa lý, xuất khẩu, nhập khẩu
các điểm đặc sắc mới của sản phẩm
các chiến thuật
phát triển doanh nghiệp và sản phẩm
thông tin và nghiên cứu
đối tác, địa lý, hệ thống phân phối
số lượng, sản xuất, nền kinh tế
các ảnh hưởng mang tính thời vụ, thời tiết và thời trang
Nguy cơ
ảnh hưởng về mặt chính trị
ảnh hưởng về mặt pháp luật
ảnh hưởng về mặt môi trường
sự phát triển công nghệ thông tin
các ý định của đối thủ cạnh tranh
nhu cầu thị trường
xuất hiện các công nghệ mới, dịch vụ mới, ý tưởng mới
các hợp đồng và đối tác lớn
duy trì các năng lực nội tại
các trở ngại phải đối mặt
những điểm yếu không thể khắc phục
mất những nhân viên quan trọng
có thể duy trì sự hỗ trợ về tài chính
nền kinh tế trong nước, ngoài nước
các ảnh hưởng mang tính thời vụ, thời tiết
2.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá tài chính hiệu quả của dự án ( lợi nhuân, NPV, IRR….) khi các yếu tố có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố có tính chất bât định như chi phí, thu thập, tuổi thọ dự án… đến hiệu quả tài chính của dự án. Nói một cách khác, phân tích độ nhạy là xem xét mức độ nhạy cảm của các kết quả khi có sự thay đổi giá trị của một số tham số đáu vào
Phân tích độ nhạy của dự án cung cấp cho Ngân hàng biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quả tính toán.
Phương pháp phân tích gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định các biế chủ yếu (những yếu tố có liên quan) của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án.
Bước 2: Tăng giảm mỗi yếu tố theo cùng một tỷ lệ % nào đó hay các khoảng dao động hợp lý khác. Những thay đổi này được xác định dựa theo hành vi trong quá khứ hay các chuyên gia.
Bước 3 Tính toán lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Lập bảng khảo sát độ nhạy theo các biến, đo lường tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố.
Ưu điểm của phương pháp phân tích độ nhạy
- Dễ tính toán và giải thích
- Không đòi hỏi ước tính xác suất
- Tập trung vào một hay hai biến
Hạn chế: không tính được xác suất xuất hiện của các tham số và xác suất xảy ra của các kết quả, giới hạn trong sự tương tác của các biến số.
2.2.3.4. Chỉ số Z của Edward I. Altman
Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như Mexico, Indian... Chỉ số này dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa yếu tố (MDA).
Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5:
X1=
Vốn luân chuyển
Tổng tài sản
Vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
Những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1
X2 =
Lợi nhuận giữ lại
Tổng tài sản
Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian.
Sự trưởng thành của công ty cũng được đánh giá qua tỷ số này. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa có thời gian để tích lũy lợi nhuận. Theo một nghiên cứu của Dun & Bradstreet (1993), khoảng 50% công ty phá sản chỉ hoạt động trong 5 năm.
X3 =
EBIT
Tổng tài sản
Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty sau cùng đều dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của nó. Vì vậy, tỷ số này, theo Atlman thể hiện tốt hơn các thước đo tỷ suất sinh lợi.
X4 =
Giá thị trường của vốn cổ phần
Giá sổ sách của nợ
Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn
Vốn cổ phần = cổ phần thường + cổ phần ưu đãi
Tỷ số này cho biết giá trị tài sản của công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là một phiên bản đã được sửa đổi của một trong các biến được Fisher sử dụng khi nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của trái phiếu (1959). Nếu tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao.
Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần.
X5 =
Doanh thu
Tổng tài sản
Đo lường khả năng quản trị của công ty để tạo ra doanh thu trước sức ép cạnh tranh của các đối thủ khác.
Tỷ số này có mức ý nghĩa thấp nhất trong mô hình nhưng nó là một tỷ số quan trọng vì giúp khả năng phân biệt của mô hình được nâng cao.
X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau.
Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 chỉ ra rằng tỷ số dòng tiền trên nợ là tỷ số rất tốt để dự báo nhưng do trong giai đo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status