Khảo sát địa chất mỏ sắt Thạch Khê, huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Khảo sát địa chất mỏ sắt Thạch Khê, huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh



Mục Lục
Chương 1: Khái niệm về khu vực thăm dò 3
I/ Vị trí địa lý: 3
II/ Địa hình sông suối, khí hậu: 4
III/ Tình hình dân cư - kinh tế - văn hóa: 5
IV/ Giao thông vận tải: 5
V/ Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng mỏ. 5
VI/ Sơ lược về đặc điểm tìm kiếm, thăm dò địa chất trong các thời kỳ. 6
Chương 2: Cấu trúc địa chất vùng. 8
I/ Địa tầng. 8
II/ Macma 10
III/ Kiến tạo 10
Chương 3: Đặc điểm địa chất mỏ 13
I/ Đặc điểm thạch học tầng đá biến chất: 14
II/ Đá biến chất tiếp xúc trao đổi (Metaxomatit) 17
III/ Đặc điểm cấu trúc thân quặng 18
IV/ Nguồn gốc mỏ 27
Chương 4: Điều kiện địa chất thủy văn 29
A/ Khối lượng công tác và biện pháp kỹ thuật đã thực hiện 29
I/ Bảng tổng hợp khối lượng công tác địa chất thủy văn đã thực hiện: 29
II/ Biện pháp kỹ thuật đã thực hiện 30
B/ Điều kiện địa chất thủy văn. 34
I/ Khái quát đặc điểm địa chất thủy văn vùng. 34
II/ Đặc điểm địa chất thủy văn. 41
C/ DỰ TÍNH LƯỢNG NƯỚC CHẢY VÀO MOONG KHAI THÁC 49
I/ PHƯƠNG PHÁP CHỈNH LÝ VÀ LỰA CHỌN THÔNG SỐ ĐCTV. 49
II/ Đánh giá các nguồn nước chảy vào mỏ 51
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quạt theo hướng ra phía biển với diện tích khoảng trên 2km2. Thân quặng nằm ngang hay cắm rất thoải trong phần thấp của trầm tích Neogen hay trải trực tiếp trên bề mặt bào mòn của đá gốc, một phần nhỏ nằm trực tiếp lên thân quặng gốc. Trong những trường hợp quặng deluvi nằm trực tiếp trên bề mặt đá gốc, việc phân biệt ranh giới giữa quặng deluvi và quặng gốc gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở phần phía Bắc, nơi mà quặng manhetit nguyên sinh bi oxy hóa mạnh. Phân biệt quặng deluvi và quặng manhetit nguyên sinh bị oxy hóa mạnh chủ yếu dựa vào bị trí không gian diện phân bố các dấu hiệu của quá trình vận chuyển như độ mài tròn hòn cục, và thông thường đối với quặng deluvi có hàm lượng P cao hơn trong quặng oxy hóa. Chiều dày quặng deluvi thay đổi từ 1.5m đến gần 100m.
Quặng deluvi có thành phần rất phức tạp, gồm các tảng, hòn cục. Thành phần hóa học trung bình của quặng deluvi trong phạm vi bờ moong khai thác dự kiến như sau:
Thành phần
Quặng giàu
Quặng nghèo
Fe
52.740 %
28.050 %
Mn
0.160 %
0.061 %
Zn
0.037 %
0.028 %
S
0.016 %
0.042 %
P
0.081 %
0.183 %
Thành phần khoán vật quặng deluvi gồm: hematite, manhetit, hydroxyt sắt và những khoáng vật phi quặng.
B/ Thân quặng gốc
Thân quặng gốc có phương kéo dài theo Đông Bắc-Tây Nam phương vị 100-150 chiều dài khoảng 3000m. Thân quặng nằm trong tiếp xúc của khối granit với các đá cacbonat và alumosilicat dọc theo đới cà nát kiến tạo của đứt gãy số (I)
Trong thực tế thân quặng bị đứt gãy III4 phân chia thành hai phần: Phần Nam bắt đầu từ giữa tuyến LXXIX với tuyến LXXX trở về Nam và phần Bắc bắt đầu từ giữa tuyến LXXIX với tuyến LXXX trở về Bắc.
Quặng manhetit phần phía Nam hầu như chưa bị oxy hóa, trừ trên một vài tuyến do lộ ra ngoài đá cổ, phần trên mặt có bị oxy hóa nhưng không đáng kể. Càng về phía Nam thân quặng chìm dần vào trong đá cổ và bị chắn bởi tầng đá sừng tuổi T2-3. Trên các mặt cắt địa chất thấy rõ: nửa phần phía Đông thân quặng nằm trong tiếp xúc giữa tầng đá sừng T2-3 và đá hoa C2P1, có dạng vỉa vát mỏng từ từ về phía Đông, chiều dày vỉa trung bình từ 70 đến 80m, rộng từ 200 đến 400m, kéo dài trên 600m, kể từ tuyến LXXIX trở về phía Nam chiều dày quặng duy trì tương đối bình ổn. Phần thân quặng phía Tây có hình dạng rất phức tạp, trên các mặt cắt địa chất chúng thể hiện dạng vỉa phân nhánh cắm dốc về phía Tây với góc dốc 60-700. Chiều dày gặp quặng trong các lỗ khoan tương đối lớn, lớn nhất là 420m. Chiều dày gặp quặng tại các nhánh thay đổi từ vài chục mét đến trên 100m. Các nhánh quặng phát triển theo các mặt bong lớp hay theo những khe nứt lớn hình thành trong quá trình hoạt động kiến tạo. Trên các hình đồ phân tầng theo các mức cao đặt biệt trên các mặt cắt dọc thấy rõ hiện tượng phân nhánh gần như hình thành những quặng biệt lập.
Chiều rộng thân quặng phần phía Nam khoảng 600-700m, chiều dày (biểu kiến) gặp quặng nhỏ nhất 17.5m, lớn nhất 403.4m, trung bình khoảng 150m.
Nóc quặng bắt gặp nông nhất ở độ cao -42.18m, sâu nhất ở -658.2m
Phần phía Bắc thân quặng manhetit nằm trong đới tụt của vùng có hoạt động kiến tạo mạnh mẽ, do đó quặng bị vỡ vụn và bị oxy hóa triệt để. Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên hình dạng thân quặng bị phức tạp hóa. Trên các mặt cắt địa chất quan sát thân quặng có dạng “chân sứa” “các chân” cũng tương tự như phần quặng phía Nam cắm dốc về phía Tây tuy vậy nửa phần Đông thân quặng “các chân sứa” không đơn thuần chúng có sự thay đổi kích thước. Từ tuyến LXXXI có chiều hướng mở rộng kéo dài và đến tuyến LXXXVIII thì không còn giữ nguyên hình dạng nữa để rồi đến tuyến XC thì co ngắn lại.
Chiều rộng thân quặng trong phạm vi phần phía Bắc có sự biến đổi, từ tuyến LXXXIV đến tuyến XC chiều rộng thân quặng khoảng 300-400m. Phía Nam tuyến LXXXII tăng lến đến 700m, chiều dày gặp quặng trong các lỗ khoan dao động từ 22m (LK 80 LXXXIV) đến 273m (LK 79 LXXXIV) và có xu hướng giảm dần về phía Bắc.
Nóc quặng bắt gặp nông nhất trọng khoảng độ cao -14.3m (LK 221 LXXXI) đến 189.7m (LK 73A LXXX). Đáy quặng bắt gặp sâu nhất ở độ cao -415.14m (LK 79 LXXXIV).
Hiện nay có một số ý kiến vẫn cho rằng phần quặng oxy hóa phía Bắc không phải quặng manhetit nguyên sinh bị oxy hóa mà là quặng lấp đầy vào các trũng cactơ, các trũng của bề mặt bào mòn, lý do chính là ở trong một số lỗ khoan tại nhưng độ sâu lớn vẫn quan sát được những hòn “cuội” manhetit hay trong các đá vây quanh. Theo tác giả phần phía Bắc thân quặng manhetit Thạch Khê vẫn là quặng manhetit nguyên sinh bị oxy hóa và có nguồn gốc cactơ thực thụ bởi vì phần phía Tây vẫn tồn tại các nhánh quặng cắm về Tây đặc biệt trong các lỗ khoan 309, 223 T.LXXXI ở phần rìa của các “chân sứa” vẫn gặp riềm quặng chứa nhiều S mà hiện tượng này khá phát triển.
Ở phần phía Nam quặng manhetit nguyên sinh không bị oxy hóa. Còn trong các đá vây quanh không tồn tại riềm metaxomatit là do ở phần Bắc hiện tượng thay thế metaxomatit bằng manhetit trong đó quá trình tạo quặng xảy ra mạnh mẽ hơn. Trong tất cả các lỗ khoan ở phần phía Bắc đá metaxomatit chỉ tồn tại trong lỗ khoan 110 T.XC tại độ sâu 140.3 đến 264.8m.
Còn những hòn cuội manhetit ở những độ sâu lớn trong một số lỗ khoan chính là hiện tượng gặm mòn các hòn cục quặng, tảng quặng manhetit trong quá trình oxy hóa.
Trong phần phía Bắc cũng như phía Nam ranh giới giữa quặng và đá vây quanh rất rõ rệt, đột ngột bằng mắt thường có thể quan sát, phân biệt một cách dễ dàng. Có hiện tượng như vậy là do tại đây đã xảy ra quá trình thay thế hoàn toàn đá xcacnơ của manhetit.
Trong thân quặng gốc manhetit Thạch Khê có rất ít đá kẹp.
Hình 4: Bình đồ địa chất mức cao 50-100m
Hình 5: Bình đồ địa chất mức cao 150-200m
Hình 6: Bình đồ địa chất mức cao 250-300m
Hình 7: Bình độ địa chất mức cao 350-400m
Hình 8: Bình đồ địa chất mức cao 450-500m
Hình 9: Bình đồ địa chất mức cao 550-600m
THÀNH PHẦN KHOÁNG VẬT QUẶNG:
+ Quặng nguyên sinh: manhetit (95-99%), hematite (1-10%), hydroxyt sắt (2-5%), pirit (nhỏ hơn 1 đến 32%), chancopirit (1-2%) và các khoáng vật phi quặng (đến 40%).
+ Quặng oxy hóa và quặng deluvi: hematite (90-100%), manhetit (15-20%), hydroxyt sắt (40-50%).
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA QUẶNG:
Kết quả phân tích 4851 mẫu hóa cơ bản và 863 mẫu nhóm cho thấy quặng sắt Thạch Khê thuộc loại quặng giàu, không cần làm giàu khi sử dụng.
Hàm lượng sắt trung bình cho toàn mỏ là 58.04%, hàm lượng các nguyên tố có ích: Mn 0.251%, hàm lượng các tạp chất có hại rất bé.
Trong quặng oxy hóa phần phía Bắc hàm lượng S chỉ đạt đến 0.032%. Trong quặng nguyên sinh phần phía Nam hàm lượng lưu huỳnh là 0.188% nếu tách riêng các khối trữ lượng có S lớn hơn 1% thì hàm lượng S trong quặng manhetit là 0.07%.
Theo thành phần của các oxyt tạo xỉ, quặng sắt manhetit Thạch Khê có thuộc tính axit.
CẤU TẠO KIẾN TRÚC QUẶNG:
Quặng manhetit Thạch Khê chủ yếu có cấu tạo khối đặc sít, ranh giới giữa quặng manhetit dạng khối và các đá vây quanh rất rõ ràng. Kiến trúc hạt là phổ biến, ngoài ra còn gặp kiến trúc tha hình, kiến trúc nửa tự hình, kiến trúc hạt t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status