Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất



 
MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 3
I. Khái niệm và các chức năng của thị trường: 3
1. Khái niệm về thị trường. 3
2. Chức năng của thị trường. 4
2.1. Chức năng thừa nhận4
2.2. Chức năng thực hiện 4
2.3. Chức năng điều tiết, kích thích 4
2.4. Chức năng thông tin 5
II. Phân loại và phân đoạn thị trường. 5
1. Phân loại thị trường 5
1.1. Phân loại theo phạm vi địa lý 5
1.2. Phân loại theo tính chất tiêu dùng hàng hoá trong mối quan hệ với thu nhập. 5
1.3. Phân loại theo mục đích sử dụng của hàng hoá 6
1.4. Phân loại theo mối quan hệ với quá trình tái sản xuất 6
1.5. Phân loại theo tính chất cạnh tranh 6
2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. 6
III. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 8
CHƯƠNG II. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY XE MÁY - XE ĐẠP THỐNG NHẤT. 11
I. Giới thiệu khái quát về Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất. 11
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 11
2. Những đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 13
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý. 14
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc 15
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 16
3.3. Nhiệm vụ các phân xưởng sản xuất 16
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 17
1. Đặc điểm về lao động. 17
2. Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ. 19
2.1. Máy móc thiết bị 19
2.2. Dây chuyền công nghệ. 20
3. Đặc điểm về vốn 23
4. Tình hình cạnh tranh 24
III. Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ và tình hình mở rộng thị trường của Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất. 26
1. Kết quả hoạt động tiêu thụ của Công ty qua các năm. 26
2. Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty. 27
3. Mở rộng kênh phân phối, tạo thuận lợi cho khách hàng. 29
a.Tổ chức khâu thanh toán linh hoạt. 30
b. Hỗ trợ cước phí vận chuyển 31
c. Bảo hành sản phẩm 31
4. Một số biện pháp chủ yếu mà Công ty đang áp dụng để mở rộng thị trường. 32
4.1. cách giao dịch và tìm kiếm bạn hàng. 32
4.2. Sử dụng đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích khách hàng. 32
4.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 33
IV. Đánh giá tổng quát về việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 33
1. Những mặt đã đạt được. 33
2. Những khó khăn tồn tại làm ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường của Công ty 34
2.1. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là với hàng ngoại nhập. 34
2.2. Vốn còn ở mức hạn hẹp. 35
2.3. Các hoạt động quảng cáo, giao tiếp khuyếch trương còn chưa thường xuyên và ở phạm vi hẹp. 35
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY XE MÁY - XE ĐẠP THỐNG NHẤT. 36
I. Mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty trong năm 2001 và những năm sắp tới. 36
1. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu 36
2. Về biện pháp thực hiện 37
II. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 37
1. Giải pháp trước mắt. 38
1.1. Nâng cao khả năng Marketing của Công ty. 38
1.2. Giảm tỷ lệ sai hỏng và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, giảm giá bán. 40
1.3. Coi trọng công tác đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. 42
2. Giải pháp lâu dài. 42
III. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 44
Kết luận 47
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hướng giảm. lao động gián tiếp hầu như không thay đổi, chủ yếu là biến động của lao động trực tiếp. So với các ngành kinh doanh khác thì lao động của Công ty có tuổi đời và bậc thợ bình quân tương đối cao, chứng tỏ Công ty có đội ngũ lao động già, giàu kinh nghiệm trong sản xuất. Nhờ có họ mà sản phẩm của Công ty tránh được những sai sót về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, khắc phục được những điểm yếu, tồn tại của máy móc thiết bị lạc hậu. Hơn nữa, ở họ lại có lòng nhiệt tình yêu nghề, sự tận tuỵ với công việc, hết lòng vì sự nghiệp chung của Công ty. Chính điều này đã gắn bó và cùng Công ty trải qua những bước thăng trầm, biến đổi. Mặc dù có những đóng góp to lớn, những công lao nhất định đối với Công ty song lực lượng lao động có nòng cốt còn lại là những người chậm chạp trong công việc tiếp thu công nghệ mới, nắm bắt nhu cầu của thị trường.
Để khắc phục những khó khăn trên, Công ty đã quyết định đầu tư kinh phí cho việc đào tạo cán bộ, kỹ sư về quản lý và kỹ thuật, nâng cao chất lượng lao động giúp họ có những hiểu biết đầy đủ và mới nhất về trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ …
Hàng năm, Công ty còn tổ chức thi nâng bậc thợ vừa để soát lại chất lượng lao động, vừa khuyến khích công nhân làm việc vươn lên khẳng định mình.
Tình hình lao động của Công ty năm 2000 như sau:
Tổng số lao động 326 người
Trong đó: Lao động công nghệ: 174 người chiếm 53,4% tổng lao động
Lao động phục vụ: 96 người chiếm 29,4% tổng lao động
Lao động quản lý: 56 người chiếm 17,2% tổng lao động
Chất lượng lao động:
- Trình độ đại học: 32 người chiếm 9,8% tổng lao động
57,1% lao động quản lý
- Trình độ trung cấp: 24 người chiếm 7,4% tổng lao động
42,9% lao động quản lý
Qua đó ta thấy tổng số lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ rất thấp điều này sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như việc mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty. Bởi chỉ có những người có đủ kinh nghiệm và học vấn cao thì mới có thể đưa các dự án, vạch ra các chiến lược giúp Công ty tăng sản lượng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
2. Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ.
2.1. Máy móc thiết bị
Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc đổi mới trang thiết bị, tiếp thu trình độ khoa học tiên tiến đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn, vừa phải cạnh tranh với các hãng sản xuất xe đạp trong nước vừa phải chống chọi với hàng ngoại nhập. Máy móc thiết bị cua Công ty chủ yếu từ những năm 1960 do Liên Xô và các nước Đông Âu viện trợ. Số thiết bị này tương đối đầy đủ về chủng loại, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, duy trì được số lượng xe tiêu thụ trên thị trường. Song phần lớn các thiết bị này đều quá lạc hậu, cũ kỹ, năng suất lao động thấp. Hàng năm Công ty phải chi một lượng tiền không nhỏ để sửa chữa máy móc thiết bị. Quá trình sản xuất do đó bị gián đoạn, nhiều sản phẩm làm ra không được cải tiến về kỹ thuật, về chất lượng mẫu mã khiến trong nhiều năm Công ty không đưa ra thị trường những sản phẩm mới.
Năm 1996 - 1997 Công ty mua 2 máy hàn khí CO2, tháng 3 năm 1999 mua và đưa vào sản xuất dây chuyền vành hợp kim nhôm.
Với mức đầu tư trên, hiện nay Công ty đang đứng đầu về đầu tư cải tiến và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất hàng xe đạp so với toàn ngành sản xuất xe đạp ở phía bắc. Chính vì điều này mà số lượng xe đạp của xy dẫn đầu (khu vực phía bắc) thị trường ngày càng mở rộng.
Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm:
1996: 22.577 xe
1997: 33.163 xe
1998: 48.237 xe
1999: 51.787 xe
2000: 54.064 xe
Như vậy trung bình mỗi năm Công ty đã tăng sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 10 nghìn xe, nhưng trong năm 2000 sản phẩm tiêu thụ của Công ty có tăng nhưng chỉ tăng hơn 3000 chiếc so với năm 1998, như vậy tốc độ tăng là giảm so với các năm trước. Điều này là do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt không những với sản phẩm cùng loại mà còn với các sản phẩm thay thế như các loại xe gắn máy trên thị trường giá rất rẻ, hơn nữa thu nhập của người dân (đặc biệt ở thị trường Hà Nội) cho nên họ chuyển sang đi xe máy. Tuy vậy doanh nghiệp vẫn tiêu thụ được một số lượng không phải là nhỏ, nó thể hiện được nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng, không chỉ ở các tỉnh phía bắc mà sang cả khu vực miền trung.
2.2. Dây chuyền công nghệ.
Đứng trước thực trạng máy móc thiết bị lạc hậu không đủ sức để đưa ra thị trường những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất đã quyết định đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất. Song do chỉ là một Công ty có quy mô sản xuất trung bình, nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, vốn đầu tư cho công nghệ mỗi năm chỉ khoảng 30 đến 40 triệu đồng.
Với nỗ lực để giảm giá thành, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Năm 1996 - 1997 Công ty đã giành khoảng 45% số vốn kinh doanh để đổi mới công nghệ. Năm 1996 là 2,4 tỷ, 1997 là 2,42 tỷ.
Năm 1996 bằng việc thay thế kỹ thuật hàn gỗ bằng hàn quay, Công ty đã nâng cao độ bền chắc cho khung xe. Năm 1997, Công ty đã mua 2 máy hàn cơ khí CO2 với chi phí 120 triệu đồng, loại máy hàn này đánh bóng, giúp Công ty tiết kiệm được chi phí trung gian không cần thiết.
Năm 1998 Công ty mua dây chuyền công nghệ của Đài Loan trị giá 800 triệu đồng. Trong 2 năm 1999 và 2000, Công ty đã mua và đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất vành hợp kim nhôm, xây dựng xong nhà xưởng với diện tích 2.400m2, dây chuyền thiết bị sản xuất khung xe không rắc co, ký kết xong hợp đồng ngoại thương dây chuyền sơn nước tĩnh điện. Ngoài ra Công ty còn vay vốn của ngân hàng đầu tư xấp xỉ 1 tỷ đồng xây dựng gần 1000m2 nhà xưởng để lắp đặt dây chuyền sơn trên diện tích 5600m2
Vì trình độ kỹ thuật và vốn đầu tư còn nhiều hạn chế cho nên dây chuyền sản xuất ở Công ty mới chỉ ở quy mô nhỏ, sản xuất không liên tục và tự động hoá đồng bộ do Công ty vừa phải sản xuất các linh kiện vừa phải đi mua các bộ phận thiếu bên ngoài. Do đó việc tập hợp và lắp ráp các linh kiện thành một chiếc xe đạp hoàn chỉnh phải mất nhiều thời gian, đôi khi chất lượng lại không được đảm bảo vì các linh kiện lắp ráp không phù hợp với nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật, ảnh hưởng đến năng suất, đến quá trình tiêu thụ và hiệu quả sản xuất của Công ty.
Sơ đồ công nghệ sản xuất xe đạp hoàn chỉnh ở
Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất
Phụ tùng xe đạp dạng mộc
Thép ống, thép tấm các loại
Linh kiện khung + linh kiện NVL mua ngoài
Lắp ráp khung mộc
Trà tẩy
Sơn sấy
Khung xe hoàn chỉnh
Mạ
Phụ tùng xe hoàn chỉnh
Phụ tùng mua ngoài
Lắp ráp xe đạp hoàn chỉnh
3. Đặc điểm về vốn:
Vốn là một điều kiện quan trọng hàng đầu và là một nhu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status