Tác động của thương mại dịch vụ, du lịch và toàn cầu hóa đồi với môi trường - pdf 18

Download miễn phí Tiểu luận Tác động của thương mại dịch vụ, du lịch và toàn cầu hóa đồi với môi trường



MỤC LỤC
 
I. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm thương mại dịch vụ
2. Các cách trao đổi dịch vụ
3. Phân loại các lĩnh vực dịch vụ
4. Tác động của thương mại dịch vụ đổi với môi trường
II. DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm du lịch
2. Các chức năng của du lịch
3. Tác động của du lịch đối với môi trường
3.1. Tác động tích cực
3.2. Tác động tiêu cực
III. TOÀN CẦU HOÁ VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm toàn cầu hoá
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến toàn cầu hoá
3. Tác động của toàn cầu hoá đối với môi trường
IV. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN
1. Nồng độ bụi lơ lửng vượt mức tiêu chuẩn từ 2,5 – 4,5 lần
2. Chất bẩn trong nước thải cao, nguồn nước sạch có biểu hiện suy thoái
3. Lạm dụng thuốc BVTV, môi trường nông thôn ô nhiễm
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tác động của thương mại dịch vụ, du lịch và toàn cầu hóa đồi với môi trường
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ MÔI TRƯỜNG
Khái niệm thương mại dịch vụ
Theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services – GATS), thương mại dịch vụ được định nghĩa như sau:
Thương mại dịch vụ là việc cung cấp dịch vụ:
từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kì một thành viên nào khác
trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kì thành viên nào khác
bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kì thành viên nào khác
bởi một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kì thành viên nào khác
Các cách trao đổi dịch vụ
Cung cấp qua biên giới: Việc cung cấp dịch vụ được tiến hành từ lãnh thổ của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác. Ví dụ: Gọi điện thoại Quốc tế, khám bệnh từ xa trong đó bệnh nhân và bác sỹ khám ngồi ở hai nước khác nhau.
Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: Người sử dụng dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: sửa chữa tàu biển, Lữ hành, Du học, chữa bệnh ở nước ngoài.
Hiện diện thương mại: Người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một Ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài.
Hiện diện thể nhân: Người cung cấp dịch vụ là thể nhân mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: Một giáo sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng bài.
Phân loại các lĩnh vực dịch vụ
Theo tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dịch vụ được chia thành 12 nhóm lớn, trong đó lại bao gồm nhiều phân nhóm khác nhau.
Các dịch vụ kinh doanh: tư vấn pháp lý, xử lý dữ liệu, nghiên cứu phát triển, nhà đất, cho thuê, quảng cáo…
Các dịch vụ thông tin liên lạc: bưu chính, viễn thông, truyền hình…
Các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật liên quan đến xây dựng: xây dựng, lắp máy…
Các dịch vụ phân phối: bán buôn, bán lẻ…
Các dịch vụ giáo dục: du học, đào tạo từ xa…
Các dịch vụ môi trường: vệ sinh, sử lý chất thải…
Các dịch vụ tài chính: ngân hàng, bảo hiểm…
Các dịch vụ liên quan đến y tế và dịch vụ xã hội
Các dịch vụ liên quan đến du lịch và lữ hành
Các dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao
Các dịch vụ giao thông vận tải
Các dịch vụ khác
Tác động của Thương mại dịch vụ đối với môi trường
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của thương mại luôn đi liền với những thách thức về môi trường. Xét trên bình diện quốc tế, trong khi các hàng rào phi thuế quan dần được loại bỏ, thuế quan liên tục được cắt giảm, thương mại quốc tế ngày càng thuận lợi và tự do hơn thì các tiêu chuẩn môi trường lại được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển để hạn chế thương mại từ các nước đang phát triển. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, thương mại và môi trường có mối liên hệ chặt chẽ. Mục tiêu của chính sách thương mại trước hết là nhằm quản lý và phát triển thương mại, nhưng chính sách thương mại cũng có thể góp phần thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường và ngược lại, chính sách môi trường có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp tới thương mại.
Tự do hoá chính sách thương mại và mở cửa thị trường của các nước thường kéo theo hàng loạt những thay đổi về cơ cấu và quy mô sản xuất trong nước, các hoạt động kinh tế gia tăng và do đó có thể gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến môi trường.
Về mặt tích cực, tự do hoá thương mại góp phần phổ biến rộng rãi hơn việc sử dụng các công nghệ mới về bảo vệ môi trường, là điều kiện để phát triển phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất. Trong quá trình đó, các nước tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất và thương mại của mình sao cho có hiệu quả hơn, thị trường tiêu thụ hàng hoá được mở rộng, nhu cầu cũng ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Nhờ tính hiệu quả và kết hợp với công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp có thể sử dụng ít hơn nguồn tài nguyên đầu vào và cũng tạo ra ít chất thải hơn trong quá trình sản xuất.
Về mặt tiêu cực, tự do hoá thương mại làm tăng nguy cơ lưu thông những sản phẩm có ảnh hưởng tới môi trường. Khi các biện pháp quản lý nhập khẩu bị hạn chế áp dụng thì nguy cơ nhập khẩu tràn lan các sản phẩm tiềm ẩn, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường là không tránh khỏi. Lợi nhuận thương mại và áp lực cạnh tranh của thị trường cũng là yếu tố khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng các quy trình sản xuất, công nghệ không thân thiện với môi trường để giảm tối đa chi phí sản xuất. Ngoài ra, tự do hoá thương mại và sản xuất quy mô lớn có thể dẫn tới khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tạo ra rác thải và các tác nhân gây ô nhiễm.
Các nước ngày càng trở nên lo ngại hơn về sự xuống cấp của môi trường và do đó áp dụng ngày càng nhiều hơn các biện pháp nhằm hạn chế hay giảm bớt tác động của các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của xã hội đối với môi trường. Các biện pháp này cũng rất phong phú, có thể là các quy định cụ thể về nhãn mác sinh thái, mức độ ô nhiễm, hàm lượng các chất có hại cho môi trường, khả năng tái chế của bao bì.., hay các tiêu chuẩn môi trường, các loại thuế, phí môi trường nhằm khuyến khích ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
Tác động của các biện pháp bảo vệ môi trường đã góp phần tạo ra một khung khổ pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động của các DN, hạn chế được những mặt trái của kinh tế thị trường, cụ thể là góp phần bản vệ sức khoẻ của con người và sự trong sạch, bền vững của môi trường trước tác động tiêu cực của các hoạt động thương mại.
Một tác động nữa của các biện pháp bảo vệ môi trường đối với thương mại là góp phần tạo ra cơ cấu sản xuất phù hợp và khuyến khích các hoạt động thương mại bền vững. Điều này thể hiện ở chỗ quy định bảo vệ môi trường có thể hạn chế đầu vào của một số ngành sản xuất, dẫn tới sự thay đổi cơ cấu đầu vào hay điều chỉnh sản xuất theo hướng ít phụ thuộc hơn vào những nguồn tài nguyên khan hiếm.
DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG
Khái niệm du lịch
Theo Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO) : Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
Tại Hội nghị LHO về du lịch họp tại Roma (Italia) năm 1963, các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status