Tài liệu Bò sát - pdf 17

Download miễn phí Tài liệu Bò sát



-Hệ sinh dục bò sát nằm ở hai bên cột sống: Tuyến sinh dục đực là đôi
tinh hoàn lớn màu trắng hình dạng thay đổi, tinh quản là ống Volff, có cơ
quan giao cấu (có thể có một hay hai). cơ quan giao cấu có 2 loại: Ngọc
hành kép có ở thằn lằn và rắn,khi giao phối chỉ có 1 ngọc hành cắm vào
huyệt sinh dục của con cái. Ngọc hành đơn có ở rùa, cá sấu. Ở cá sấu
ngọc hành còn hình thành quy đầu như ở thú.
-Tuyến sinh dục cái là hai buồng trứng có kích thước khác nhau. Buồng
trứng của thằn lằn và rắn rỗngnhư ở cá, còn của rùa và cá sấu thì đặc như
chim, thú. Hai buồng trứng của rùa và cá sấu thì rộng và xếp ngang hàng,
còn của thằn lằn và rắn thì hẹp và xếp so le.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ớc thân
1,2m. Cá sấu đực 6 tuổi dài 1,8m - 2,5 m, cá sấu cùng tuổi dài 1,6m -
1,8m. Cá sấu đực 9 tuổi dài 3m. Trăn khi mới nở dài 0,6m, 1 tuần dài
1,5m, 2 tuần dài 2m, 3 tuần dài 2,5m, 4 tuổi dài 2,9m và 5 tuổi dài tới
3,3m. Rắn hổ mang ở nước ta khi mới nở dài 2cm, 1 năm dài 45cm, 2
năm dài 58 - 85cm, 3 năm dài 90 - 95cm, khoảng 3 năm rưởi thì rắn
trưởng thành có thể tiến hành giao phối và sinh đẻ. Khi đã trưởng thành
sinh dục, một số loài bò sát ngừng lớn. Ở rắn thì vẫn tiếp tục
lớn nhưng rất chậm. Tốc độ tăng trưởng không giống nhau ở con đực và
con cái. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng như thức ăn,
nhiệt độ và ánh sáng.
Một số loài thằn lằn (tắc kè) thành thục sau 1 năm, rùa từ 2 - 5 năm; cá
sấu khoảng 8 năm. Rắn có kích thước nhỏ thành thục sớm hơn loài có
kích thước lớn, rắn đực thành thục sớm hơn rắn cái (rắn đực khoảng 2 - 4
năm, rắn cái từ 4 - 6 năm).
- Việc xác định tuổi thọ của các loài động vật hoang dại trong đó có lớp
bò sát là rất khó. Người ta ít có điều kiện để biết một con vật ngay từ lúc
mới nở đến khi con vật chết bình thường trong hoàn cảnh sống trong
thiên nhiên. Tuổi thọ của nhiều loài bò sát chỉ là số liệu tương đối: Tắc kè
Simpo PDF Merge and Split Unregistered phiên bản -
khoảng 7 năm, rắn hổ mang khoảng 12 năm, trăn khoảng 20 năm, cá sấu
56 năm. Rùa cạn sống lâu nhất, có loài lên đến 300 năm.
Phát triển phôi ở Bò sát (Reptilia)
Một đặc điểm rất quan trọng ở bò sát là trứng có màng ối. Trứng này có
màng và vỏ bảo vệ, có thể được đẻ trong đất. Trứng có màng ối
của các động vật có xương sống ở cạn như bò sát và chim có 4 lớp
màng là màng ối, túi niệu, túi noãn hoàng, màng đệm và ngoài cùng là
lớp vỏ.
Màng ối bao bọc một buồng có đầy dịch, chứa phôi giúp cho phôi tiếp
tục phát triển trong môi trường nước mặc dù trứng được đẻ trên
cạn. Túi niệu là nơi tiếp nhận các chất thải của phôi đang phát triển. Các
mạch máu của chúng nằm gần vỏ giữ chức năng trao đổi khí. Túi noãn
hoàng chứa noãn hoàng là nguồn thức ăn cho phôi. Màng đệm là lớp
màng ngoài cùng bao quanh phôi và các màng khác. Giống như bò sát và
chim, thú cũng thụ tinh trong, phôi cũng có 4 lớp màng nhưng không có
vỏ và không được đẻ ra. Phôi non và các màng của chúng được giữ lại
trong một buồng đặc biệt của ống sinh dục cái. Ở đây sự phát triển phôi
được hoàn tất và cá thể con được đẻ ra.
- Trứng bò sát phân cắt hình đĩa, sự phôi vị hóa khác với loại trứng nhiều
noãn hoàng, phân cắt hình đĩa của chim và thú: Quá trình dày lên và lõm
vào của phôi không xảy ra ở cạnh đĩa phôi mà ở phía trong cạnh đó. Quá
trình này phát sinh trung bì, do đó xoang vị có tên là túi trung bì. Nội bì
hình thành trước trung bì do quá trình biệt hoá các tế bào noãn hoàng.
Trong quá trình phát triển phôi có hình thành các màng phôi, nhờ đó phôi
của bò sát, chim và thú phát triển trực tiếp thành con non không qua giai
đoạn ấu trùng.
- Sự hình thành các màng phôi như sau: Xung quanh phôi có một nếp
vòng, phát triển dần và gắn 2 đầu với nhau, bao lấy phôi làm thành 2 lá
liên tục: Lá ngoài là màng serosa, bao bọc toàn bộ trứng. Lá trong hình
thành nên màng ối (amnios), bên trong có khoang ối chứa dịch ối. Phôi
nằm trong khối dịch ối nên không bị khô.
- Khoang ối nhỏ, hẹp phôi không thể hô hấp và thải các chất do đó đồng
thời với sự hình thành màng ối, có sự hình thành túi niệu (atlantois). Túi
niệu được hình thành từ một nếp gấp ở phần sau của ruột phôi, lớn lên
chiếm đầy khoảng trung gian giữa màng serosa và màng amnios. Túi niệu
là nơi trao đổi khí, tích trữ các chất bài tiết, thành ngoài có nhiều mạch
máu, thông với hệ thống lỗ trên vỏ trứng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered phiên bản -
- Phôi lớn dần lên, nối với túi noãn hoàng bằng dây rốn. Túi noãn hoang
bọc lấy khối noãn hoàng, lấy chất dinh dưỡng nuôi phôi. Khi noãn hoàng
hết, phôi có hình con thằn lằn nhỏ, chọc vỏ trứng để ra ngoài.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered phiên bản -
Bò sát ( phần 4 )
Sự nở trứng và con non ở Bò sát (Reptilia)
- Khi đã đến ngày nở, trước mõm của bò sát con có từ 1 - 2 răng
phôi nhỏ (răng sữa) mọc ở phía trước hàm trên. Răng phôi này dùng để
phá vở vỏ trứng để bò sát con chui ra ngoài. Sau khi con non lọt khỏi vỏ,
răng phôi hết tác dụng sẽ tiêu biến đi trong khoảng vài giờ hay vài ngày.
Tắc kè và thạch sùng non có 2 răng phôi to có lẽ vì trứng có vỏ cứng. Cá
sấu nước lợ có 2 răng phôi, các loài cá sấu khác và rùa có 1 răng phôi.
Ở các loài bò sát đẻ trứng thai (noãn thai sinh), con nở trong bụng mẹ, và
cựa quậy phá rách võ trứng chui ra ngoài.
Một số loài bò sát non cần có sự giúp sức của bò sát bố mẹ mới có
thể lọt ra khỏi vỏ được. Thằn lằn sa mạc đẻ con (Xantusia) thằn lằn con
đẻ ra còn ở trong bọc, khi đó thằn lằn mẹ phải dùng răng cắn rách màng
bọc để lôi con ra ngoài. Cá sấu Mỹ làm ổ bằng bùn, rác và trét kín lại.
Khi nghe thấy tiếng cá sấu con đã nở lục đục trong ổ, thì cá sấu mẹ phá tổ
cho con ra ngoài. Cá sấu mẹ còn biết dẫn đàn con xuống nước. Rùa
nước ngọt, đồi mồi non biết tìm thấy đường xuống nước nhờ
những tia nắng mặt trời phản chiếu xuống nước.
- Ngay từ khi mới nở, chui ra khỏi vỏ, bò sát non đã giống bố mẹ về hình
dạng. Rắn độc non mới nở có thể hoạt động ngay, bò, leo, bơi lội và tự
bắt lấy mồi ăn và có thể cắn người.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered phiên bản -
Nơi đẻ, bảo vệ và chăm sóc trứng
- Bò sát thường đẻ trứng vào trong hốc đất thiên nhiên, khe đá hay do
con cái đào. Vài loài thằn lằn (tắc kè, thạch sùng) đẻ trứng ở nơi kín đáo,
khe đá, hốc cây và trứng dính vào đá hay vỏ cây. Rắn cái sau khi có chửa
sắp đến ngày đẻ thường tìm đến hốc cây, khe đá, dưới đống lá rụng, bụi
cây.
Các loài bò sát sống ở nước (cá sấu, rùa ...) cũng lên cạn để đẻ. Ðồi mồi
bò lên bãi cát, bới cát thành hốc, đẻ trứng vào hốc, lấp hốc lại. Các cá thể
cái cùng loài thường tìm đến một nơi để đẻ trứng, vì nơi đó có nhiệt độ,
độ ẩm thích hợp cho trứng của loài đó phát triển. Vì vậy có lúc người ta
phát hiện và thu được nhiều trứng đồi mồi, rắn, rùa... ở một khu vực hẹp.
- Thời gian trứng nở thay đổi tuỳ loài, tuỳ theo nhiệt độ môi trường từ 30
- 120 ngày. Vài loài thằn lằn cần 30 ngày để trứng nở, tắc kè cần 100
ngày. Trứng rắn nở sau 66 - 85 ngày, rùa từ 30 - 60 ngày. Riêng giống
Chủy đầu (Hatteria) trứng cần 15 tháng mới nở.
- Hiện tượng chăm sóc trứng thay đổi tùy loài. Một số loài bò sát như
thạch sùng, kỳ đà... sau khi đẻ trứng trong các hang hốc, không biết
chăm sóc ổ trứng mà ngay khi con mới nở cũng không biết chăm sóc và
bảo vệ con, đôi khi ăn cả con. Một số loài bò sát như cắc kè (Calotes
versicolor) biết dùng đầu để xóa sạch những vết tích của hang chứa trứng.
Vích, đồi mồi sau khi đẻ xong cũng biết xóa sạch dấu vết bằng cách dùng
cát lấp hố lại. Rùa đào hang rất tài,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status