Khuất Nguyên - Con người và thơ ca trong văn học Trung Đại Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Khuất Nguyên - Con người và thơ ca trong văn học Trung Đại Việt Nam



Cửu cavốn là tên bản nhạc rất xưa của Trung Quốc, theo lịch sửghi lại
thì tên loại ca vũnày có từthời nhà Hạ. Trong Sơn Hải Kinh có ghi:“vua
Khải nhà Hạlên trời mang Cửu biện và Cửu ca về”. Trong Ly taovà Thiên
vấn, Khuất Nguyên cũng có nói đến Cửu biện và Cửu ca:
Buông thần hồn lên cõi cao xa
Múa Thiều hát khúc Cửu ca
(Ly tao)
Khải mộng lên chầu trời
Được nhạc “Cửu biện” “Cửu ca”
(Thiên vấn)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng như cái cốt cách trong sạch như băng tuyết ấy đã truyền cho người anh
hùng dân tộc, nhà quân sự đại tài, nhà thơ xuất chúng - Nguyễn Trãi và cũng
là người cháu ngoại yêu quý của ông.
Điều mong ước nhất mà các bậc sĩ phu xưa dày công tạo dựng, vun đắp
là bồi dưỡng nhân cách trong sạch, tâm hồn thanh cao, tự trau dồi phẩm chất
đạo đức. Còn gì vui bằng khi “Tục lụy xa rồi thanh hứng đủ, Xem non, xem
nước, lại xem mây.” (Trong thuyền ngẫu nhiên làm thơ). Những vần thơ lạc
quan, hứng khởi của Phi Khanh dường như đã lan sang tâm hồn của chúng ta.
Nó khiến lòng ta cũng bay bổng theo mây, trời, non, nước. Bởi cảnh đẹp của
non xanh, nước biếc có thể giúp lòng ta thanh thản, quên đi mọi sự phiền hà
của thế thái nhân tình.
Đã có phẩm chất tốt đẹp thì phải biết giữ gìn chớ để người khác làm tổn
thương. Khuất Nguyên cũng vì giữ trọn lòng thanh cao, giữ vững tấm lòng
trung trinh nên ông quyết không hùa theo bọn hám danh, không vì mục đích
riêng tư mà quên đi lẽ sống tốt đẹp bấy lâu ông theo đuổi. Dù bị đẩy vào vũng
bùn lầy, bị bọn gian thần hãm hại ruồng bỏ, ghét ghen, nhưng ông vẫn không
để cho đời dây bẩn. Đúng là “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nhắc đến
ý này, Nguyễn Bảo cũng đã cao giọng mà hát lại bài Thương Lang năm xưa
mà Khuất Nguyên đã hát “Cao giọng họa bài Thương Lang, tự mang lấy áo
đẹp” (Tiễn quan Tế Tửu Quốc Tử Giám, kiêm Quốc sử viện tiên sinh họ Ngô,
quê ở Chúc Lý về hưu). Qua bài ca ấy, Nguyễn Bảo cũng muốn nhắc nhở với
thế hệ mai sau rằng đã có áo đẹp (tức phẩm chất đạo đức tốt đẹp) thì phải giữ
lấy đừng để người khác dây bẩn. Lời khuyên nhẹ nhàng nhưng thật sâu sắc.
Không chỉ lo cho bản thân trong việc tu dưỡng đạo đức mà Khuất
Nguyên còn rất nhiệt tình trong việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước.
Chín vườn lan lại nghìn sào huệ,
Một mình ta chăm chỉ hôm mai,
Tử tiêu bạch chỉ xen vai,
Kẹ trong đỗ nhược bao ngoài tân di,
Mong cành lá có khi đua nẩy
Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi
(Ly tao)
Ông hi vọng những nhân tài mà ông đào tạo sẽ gánh vác lấy trọng trách
nước nhà, biết giúp vua trị nước, biết thực hiện những đường lối chính trị tiến
bộ để đưa đất nước ngày một vững mạnh, giàu đẹp. Đó là điều ông hằng mơ
ước. Có thể nói ước mơ của Khuất Nguyên xưa kia cũng là ước mơ chung của
bao nhà nho Việt Nam thời Trung đại. Chiêu hiền đãi sĩ không chỉ có thời xưa
mới làm mà thời nào cũng vậy, người tài giỏi luôn là nhân tố tích cực của một
quốc gia. Một đất nước giàu mạnh không chỉ có nhiều tài nguyên, khoáng sản
mà còn phải có nhiều con người tài giỏi. Như vậy để có người tài không chỉ
ngồi chờ tự dưng có được mà phải bồi dưỡng đào tạo ngay từ lúc đầu. Và lệ
đặt ra khoa thi tiến cử người tài giỏi đã có từ lâu ở bên Trung Quốc từ Hán,
Đường, Tống, Nguyên, Minh. Các thánh triều của ta cũng mở khoa thi để kén
chọn nhân tài. Khi chọn được người hiền, người tài, Trần Nguyên Đán không
giấu được niềm vui sướng. Trong một bài thơ “Ban tặng cho các vị tiến sĩ”,
ông viết:
Khoa thi vua mở kén hiền lương,
Bay chín tầng mây cánh phượng hoàng.
Bảng vàng đề tên, treo trước cửa khuyết,
Đường hoa ngựa ruổi, áo gấm phất phơ…
(Ban tặng cho các vị tiến sĩ)
Có thể nói ngay từ nhỏ mà được giáo dục, bồi dưỡng tài năng thì sau
này lớn lên sẽ là những người có ích cho xã hội. Việc dạy dỗ bảo ban đám trẻ
nhỏ bởi những người thầy mẫu mực từ một “nhà giảng thoáng mát choáng cả
gió trưa”, Phạm Nhữ Dực đã làm một bài thơ “Đề nhà học mới” với niềm lạc
quan, tin tưởng vào một thế hệ nhân tài giúp ích cho đời.
Những anh tài một ngày kia sẽ làm rường cột cho nước nhà,
Ta biết rằng cũng là do được bồi dưỡng ở nơi này.
Để không làm phụ lòng các bậc tiền bối xưa từng ra sức dạy bảo, thì họ
luôn tự nhắc mình phải ra công cho đạo học. Trong một bài thơ “Gửi bạn
đồng niên là thái học sinh họ Trương ở Chương Giang” Nguyễn Phi Khanh đã
nhắc lại chuyện xưa khi hai người gặp nhau, nhưng trước lúc chia tay vẫn
không quên lời nhắn nhủ:
Từ biệt ân cần khuyên hãy gắng,
Thánh hoàng đang gấp chọn tài danh.
Lời nhắn nhủ của Phi Khanh năm nào đến ngày nay vẫn còn giá trị. Đất
nước mình rất cần những người có tài, có đức. Hãy đem tài đức ấy ra xây
dựng nước nhà ngày càng to đẹp hơn, hạnh phúc, ấm no hơn.
2.2. Thơ ca của Khuất Nguyên trong văn học Trung Đại Việt Nam
Gia tài văn học của Khuất Nguyên để lại cho đời tuy không đồ sộ như
những thi nhân khác thế nhưng những ảnh hưởng của thơ ông cho muôn đời
sau quả không nhỏ chút nào. Từ những thi nhân ở Trung Quốc đến thi nhân
Việt Nam, từ những nhà thơ lớn đến những người bắt đầu làm văn chương
cũng học hỏi ông nhiều điều bổ ích. Quả vậy, bóng dáng của Khuất Nguyên
trong văn học Việt Nam, nhất là giai đoạn Trung Đại đã để lại nhiều dấu ấn
khó phai. Do đó, mỗi khi nhắc đến Khuất Nguyên, các nhà thơ của ta thường
chọn những hình ảnh tượng trưng cho cốt cách, tâm hồn, con người của ông,
một vài điển tích xưa cũng có thể gợi lên trong lòng các thi nhân nỗi cảm
thương sâu sắc về nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân hay những ý thơ
của Khuất Nguyên luôn là lời thủ thỉ bên tai, là lời chia sẻ biết bao tâm sự, nỗi
niềm của một người dành trọn đời mình cho sự nghiệp cứu nước nhưng kết
thúc cuộc đời thật bi thảm. Tất cả được lưu lại qua biết bao thế hệ thi nhân
trong suốt giai đoạn văn học Trung đại Việt Nam.
2.2.1. Hình ảnh
Hình ảnh thơ bao giờ cũng được các tác giả nhìn qua lăng kính tâm hồn
nhạy cảm của mình. Thế nhưng hình ảnh trong thơ ca của Khuất Nguyên
được các nhà thơ của chúng ta chọn lọc để nó mãi là hình ảnh đẹp không bao
giờ phai nhạt trong lòng chúng ta. Có không ít những hình ảnh đẹp về thiên
nhiên nơi Khuất Nguyên từng sinh ra, lớn lên và ông nguyện hi sinh cuộc đời
mình để bảo vệ nó. Đó là cảnh đẹp của quê hương nước Sở như núi Côn Lôn,
đầm Vân Mộng, hồ Động Đình. Mà mỗi khi gợi lên những cảnh đẹp ấy là
lòng thi nhân như tìm thấy bóng người xưa còn ở đâu đây.
Mỗi người đều có sở thích riêng, qua sở thích của họ chúng ta có điều
kiện hiểu rõ hơn tâm hồn của những bậc vĩ nhân. Xưa Khuất Nguyên yêu hoa
lan, Đào Tiềm yêu hoa cúc, có người yêu mai, tùng, trúc hay những loài hoa
bình thường nhất như loài hoa dại mọc ven đường, có lẽ mỗi loài hoa ấy mang
một ý nghĩa riêng mà mỗi người tự cảm nhận rồi vận tâm sự của mình, mang
lấy nỗi niềm riêng. Cho nên mượn những cốt cách của hoa để nói đến cốt
cách của mình cũng là điều dễ hiểu. Khuất Nguyên yêu hoa lan và những loài
hoa thơm cỏ lạ khác như huệ, sói, nhài, tử tiêu, đỗ nhược, bạch chỉ, tân di…
bởi ông thường ví nó với chí khí và hành vi trong trắng của mình. Chính vì
vậy mà mỗi khi bước vào thế giới thơ ca Khuất Nguyên có lúc chúng ta tưởng
chừng như ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status