Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600 m3/ngày - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty liên doanh dệt nhuộm Việt Hồng, công suất 600 m3/ngày



MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Tóm tắt nội dung luận văn
MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN 2
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM.
1.1.ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM 4
1.2.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM 4
1.2.1.Các loại nguyên liệu của ngành dệt nhuộm 4
1.2.2.Quy trình công nghệ tổng quát 6
1.2.3.Chuẩn bị nguyên liệu 6
1.2.4.Hồ sợi 7
1.2.5.Chuẩn bị nhuộm 7
1.2.6.Công đoạn nhuộm 8
1.2.7.Công đoạn in hoa 12
1.2.8.Công đoạn sau in hoa 13
1.2.9.Công đoạn văng khổ hoàn tất 14
1.3.ĐẶC ĐIỂM NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 15
1.3.1.Nguồn gốc phát sinh nước thải dệt nhuộm 15
1.3.2.Thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm 16
1.4.TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 17
1.5.CÁC PHƯƠNG PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 21
1.5.1.Phương pháp thay thế 21
1.5.2. Phương pháp giảm thiểu 22
 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 24
2.1.1.Phương pháp cơ học 24
2.1.2.Phương pháp hóa lý 24
2.1.3.Phương pháp sinh học 28
2.1.4.Xử lý bùn cặn 29
2.2. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM 29
 
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH DỆT NHUỘM VIỆT HỒNG
3.1. ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 33
3.2. CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 33
 
CHƯƠNG 4: Thuyết minh quy trình công nghệ
ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 42
4.1.PHƯƠNG ÁN I 43
4.2.PHƯƠNG ÁN II 50
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ. 58
 
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
5.1.CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ-YÊU CẦU XỬ LÝ 60
5.1.1. Thông số thiết kế 60
5.1.2 Yêu cầu xử lý 60
5.2.TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LY 61
I. SONG CHẮN RÁC VÀ HỐ THU GOM 61
II. BỂ ĐIỀU HOÀ (BỂ CÂN BẰNG) 65
III. BỂ TRUNG HOÀ + KEO TỤ + TẠO BÔNG 68
IV. BỂ LẮNG I 78
V. BỂ TRỘN VÀ BỂ ĐIỀU CHỈNH pH 82
VI. BỂ AEROTANK 85
VII. BỂ LẮNG II 91
VIII. HỐ THU BÙN SỐ 1 96
IX. HỐ THU BÙN SỐ 2 96
X. BỂ NÉN BÙN 97
XI. MÁY ÉP BÙN (BPF) 100
XII. BỂ LỌC ÁP LỰC VÀ BỂ HẤP PHỤ 102
XIII. BỂ TRUNG GIAN SAU BỂ LẮNG II 116
XIV. BỂ CHỨA NƯỚC SẠCH 116
 
CHƯƠNG 6: KHÁI TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
6.1.VỐN ĐẦU TƯ CHO TỪNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 117
6.2.CHI PHÍ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH 121
 
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 Kết luận 123
7.2 Kiến nghị 124
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

åm như chỉnh vận tốc khuấy theo ý muốn và thể tích bể khuấy trộn nhỏ, tuy nhiên hao tốn điện năng và đòi hỏi trình độ quản lý vận hành cao.
Bể tạo bông:
Nước thải sau khi trộn với hóa chất được dẫn sang bể phản ứng tạo bông. Trong bể tạo bông sẽ bắt đầu quá trình hình thành bông cặn. Bể phản ứng dùng năng lượng khuấy trộn cơ khí để tạo sự xáo trộn dòng chảy bằng cánh khuấy. Bể phản ứng được chia làm 3 buồng cường độ khuấy trộn giảm dần nhằm giảm chênh lệch cường độ khuấy trộn ở hai buồng kế tiếp nhau và để thích ứng với cơ chế hình thành bông cặn.
Bể lắng 1:
Sau bể tạo bông nước thải được tiếp dẫn vào bể lắng nhằm loại bỏ bùn cặn. Nước đi vào ống trung tâm sau đó chuyển hướng lên trên vào máng tràn thu nước vòng quanh bể lắng. Trong quá trình chuyển động như vậy các bông cặn lớn có trọnt lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước sẽ lắng xuống đáy bể. Đặc biệt trước khi cho vào bể lắng đã có hòa trộn chất keo tụ thì những hạt cặn có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước bị đẩy lên trên chúng đã kết dính lại với nhau hình thành bông cặn to và lắng xuống. Do đó lắng keo tụ cho hiệu quả cao hơn nhiều so với lắng tự nhiên. Mặt khác trong quá trình lắng keo tụ hóa học thì COD của nước thải giảm đáng kể, các kim loại nặng gây khó phân hủy sinh học cũng giảm theo góp phần tăng khả năng xử lý sinh học của nước thải. Bể lắng đứng có gắn thanh gạt cặn để giảm chiều cao của bể lắng.
Bể Aerotank:
Nước thải sau khi đi qua bể lắng độ màu giảm tuy nhiên nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải còn lớn do đó dẫn sang bể aerotank để xử lý triệt để. Tại đây bố trí hệ thống sục khí khắp diện tích bể tạo điều kiện cung cấp đủ oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Khi trong bể các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú sinh sản và phát triển lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bông cặn có màu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vô số các vi sinh vật sống khác. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền và chất dinh dưỡng làm thức ăn để chuyển hóa chúng theo từng bước xen kẽ và nối tiếp nhau. Một số loài vi khuẩn tấn công vào các hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, sau khi chuyển hóa thải ra các hợp chất hữu cơ có cấu trúc đơn giản hơn nữa và quá trình cứ thế tiếp tục cho đến khi chất thải cuối cùng không thể dùng làm thức ăn cho bất kỳ loài vi sinh nào nữa. Nước thải sau khi qua xử lý hiếu khí được cho qua bể lắng 2. Một phần bùn dư từ bể lắng 2 sẽ được bơm tuần hoàn về bể aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể.
Bể lắng 2:
Bông bùn hoạt tính sẽ được lắng ở bể này nhờ lắng trọng lực. Phần nước bên trên được đưa sang bể lọc sinh học hiếu khí để xử lý bổ sung. Phần bùn được đưa sang aerotank và bể nén bùn.
Bể lọc sinh học hiếu khí:
Bể lọc sinh học là một công trình xử lý sinh học nước thải trong điều kiện nhân tạo nhờ các vi sinh hiếu khí. Quá trình xử lý diễn ra khi cho nước thải tiếp xúc và thấm qua bề mặt vật liệu lọc (khối nhựa lượn sóng). Ơû bề mặt của khối vật liệu lọc và ở các khe hở giữa chúng các cặn bẩn được giữ lại và tạo thành màng- gọi là màng vi sinh. Phần lớn vi khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển trên bề mặt vật rắn, khi có đủ độ ẩm và thức ăn là các hợp chất hữu cơ muối khoáng và oxy. Chúng dính bám vào bề mặt vật rắn bằng chất geletin do chính vi khuẩn tiết ra và chúng có thể dễ dàng di chuyển trong lớp gelatin dính bám này. Đầu tiên vi khuẩn cư trú hình thành tập trung ở một khu vực, sau đó màng vi sinh không ngừng phát triển phủ kín toàn bộ bề mặt vật rắn bằng một lớp đơn bào. Chất dinh dưỡng ( hợp chất hữu cơ, muối khoáng ) và oxy có trong nước thải cần xử lý khuyếch tán qua lớp màng vào tận lớp cellulose đã tích lũy ở sâu nhất mà ở đó ảnh hưởng của oxy và chất dinh dưỡng không còn tác dụng. Sau một thời gian, sự phân lớp hoàn thành: lớp ngoài cùng là lớp hiếu khí, được oxy khuếch tán thâm nhập, lớp trong là lớp yếm khí không có oxy. Vi sinh hấp thụ chất hữu cơ và nhờ có oxy mà quá trình oxy hóa được thực hiện. Những màng vi sinh đã “chết” sẽ cùng với nước thải ra khỏi bể và được giữ lại ở bể lọc áp lực.
Bể lọc áp lực:
Là quá trình làm sạch nước thông qua lớp vật liệu lọc nhằm tách các hạt cặn lơ lửng, các thể keo tụ và ngay cả vi sinh vật trong nước mà lắng không xử lý được và cả những mảng vi sinh tróc ra trong bể lọc sinh học. Vật liệu lọc là cát và sỏi.
Bể khử trùng :
Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD 51-84 điều 6.20.1 thì tất cả các nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp sau khi qua xử lý đều phải khử trùng trước khi xả ra nguồn nước. Vì thế sau khi qua lọc ta cho nước thải vào bể tiếp xúc, ở đầu bể tiếp xúc ta châm clo hoạt tính vào ( dùng clorua vôi) và thải ra công trình ngoài.
Bể nén bùn:
Bể nén bùn cũng là một dạng của bể lắng. Tại đây bùn được tách nước bùn được cô đặc để giảm thể tích. Bùn loãng ( hỗn hợp bùn-nước) được đưa vào ống trung tâm ở tâm bể. Dưới tác dụng của trọng lực bùn sẽ lắng và kết chặt lại sau khi nén bùn sẽ được rút ra khỏi bể bằng bơm hút bùn để đưa đến máy ép bùn
Máy ép bùn:
Thiết bị lọc ép bùn dây đai là một loại thiết bị dùng để khử nước ra khỏi bùn vận hành dưới chế độ cho bùn liên tục vào thiết bị. Về nguyên tắc đối với thiết bị này để tách nước ra khỏi bùn có thể áp dụng các công đoạn sau: ổn định bùn bằng hóa chất, tách nước dưới tác dụng của trọng lực, tách nước dưới tác dụng của lọc ép dây đai nhờ truyền động cơ khí. Thiết bị lọc ép dây đai thường được chế tạo với bề rộng dây đai từ 0,5-3,5 m. tải trọng bùn thường từ 90-680 kg/m/h phụ thuộc loại bùn và nồng độ bùn. Làm khô bùn đã nén từ bể nén bùn và giảm độ ẩm của bùn xuống còn khoảng 15-25%.
HIỆU QUẢ XỬ LÝ QUA TỪNG CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
Bảng 4.1: HIỆU QUẢ XỬ LÝ SS, BOD5, COD QUA CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ
Chỉ tiêu
Bể lắng đợt I (%)
Bể Aerotank (%)
Bể lọc sinh học
SS
50 – 60
70 – 80
80 – 90
BOD5
30 – 40
70 – 85
80 – 95
COD
30 – 40
70 – 75
80 – 80
Bảng 4.2: NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM CÒN LẠI QUA CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ.
Chỉ tiêu
Giá trị đầu vào (mg/l)
Bể lắng đợt I (mg/l)
Bể Aerotank (mg/l)
Bể lọc sinh học
Tiêu chuẩn cho phép (mg/l)
SS
390
195
39
14
100
BOD5
360
826
83
22
50
COD
1180
252
50
17
100
PHƯƠNG ÁN II:
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
(xem chi tiết hình vẽ 4.2)
THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Quá trình thu gom nước thải:
Nước thải từ các phân xưởng sản xuất và nước thải sinh hoạt từ các nhà xưởng, văn phòng sau khi được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại được chảy tự nhiên về trạm bơm T01 tại khu xử lý tập trung. Trên mương dẫn nước thải có đặt máy lọc rác tinh FBS để tách rác có kích thước lớn hơn 2 mm.
Từ trạm bơm T01, nước thải được bơm WP-01-01/02 bơm v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status