Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một số độc chất kim loại nặng (Cd2+, Hg2+) lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Cải xanh trên đất phù sa Tiền Giang - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các đồ thị iii


Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.3 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1 Phương pháp luận 4
1.4.2 Phương pháp cụ thể 4
1.5 Nội dung nghiên cứu 7
1.6 Giới hạn của đề tài 7
1.7 Phương hướng phát triển của đề tài 8

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về đất phù sa 9
2.1.1 Định nghĩa 9
2.1.2 Quá trình hình thành và bồi tụ đất phù sa 9
2.1.3 Phân loại đất phù sa 11
2.1.4 Phân bố 12
2.1.5 Đặc điểm và tính chất của đất phù sa Việt Nam 12
2.1.5.1 Thành phần cơ giới 13
2.1.5.2 Về tính chất lý hóa học 13
2.1.6 Đất phù sa vùng đồng bằng sông Cửu Long 14
2.1.7 Một số cây trồng chính hiện nay trên đất phù sa 16
2.2 Tổng quan về kim loại nặng 17
2.2.1 Khái niệm 17
2.2.2 Nhập lượng kim loại nặng vào môi trường 17
2.2.3 Sơ lược về các kim loại nặng Cd, Hg 20
2.2.4 Khả năng lan truyền ô nhiễm kim loại nặng 23
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy của kim loại nặng 24
2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc của kim loại nặng trong đất 26
2.2.7 Kim loại nặng trong mối quan hệ đất-cây trồng 26
2.2.7.1 Cây hấp thu kim loại nặng 30
2.2.7.2 Ảnh hưởng của kim loại nặng đến thực vật 37
2.2.8 Một số kết quả nghiên cứu có liên quan 37
2.2.8.1 Các kết quả nghiên cứu ngoài nước 37
2.2.8.2 Các kết quả nghiên cứu trong nước 40
2.2.9 Hiện trạng ô nhiễm Cd, Hg trong đất ở Việt Nam 42
2.3 Giới thiệu vài nét về cây Cải xanh 43

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1 Vị trí địa lý và vi khí hậu khu vực tiến hành thí nghiệm 44
3.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 46
3.2.1 Đất nghiên cứu 46
3.2.1.1 Mẫu đất làm thí nghiệm 47
3.2.1.2 Đánh giá chất lượng đất 47
3.2.1.3 Xử lý mẫu đất sử dụng cho thí nghiệm 48
3.2.2 Vật liệu và thực vật thử nghiệm 49
3.2.2.1 Vật liệu 49
3.2.2.2 Thực vật khảo sát (Cải xanh) 51
3.3 Phương pháp nghiên cứu 52
3.3.1 Lựa chọn mô hình thí nghiệm 52
3.3.2 Phân tích đất gây nhiễm nhằm kiểm chứng mẫu đất gây nhiễm 52
3.4 Bố trí thí nghiệm 53
3.4.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm 54
3.4.2 Hình thức bố trí thí nghiệm 54
3.4.2.1 Qui trình khảo sát 55
3.4.2.2 Bố trí thí nghiệm 55
3.4.3 Pha chế dung dịch thử nghiệm 55
3.5 Đo đạc thông số và xử lý số liệu 58
3.5.1 Thu và xử lý mẫu cải sau nghiên cứu 58
3.5.2 Đo đạc các chỉ tiêu 58
3.5.3 Xử lý số liệu thống kê 59
3.6 Phương pháp kiểm tra độc ảnh hưởng của độc chất đối với cây trồng 61
3.6.1 Một số thuật ngữ sử dụng 61
3.6.2 Qui trình đánh giá ảnh hưởng của độc chất đối với cây trồng 62

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả bố trí thí nghiệm thăm do 63
4.2 Kết quả nghiên cứu đối với cây cải xanh 63
4.2.1 Ảnh hưởng của Cd2+, Hg2+ đến tỷ lệ nảy mầm của cây cải xanh 63
4.2.2 Ảnh hưởng của Cd2+, Hg2+ đến chiều cao cây cải xanh 64
4.2.3 Ảnh hưởng của Cd2+, Hg2+ đến chiều dài rễ cây cải xanh 68
4.2.4 Ảnh hưởng của Cd2+, Hg2+ đến tỷ lệ sống sót cây cải xanh 72
4.2.5 Ảnh hưởng của Cd2+, Hg2+ đến độ ẩm thân-lá và rễ cây Cải xanh 75
4.2.6 Hàm lượng KLN tích lũy trong các bộ phận của cây Cải xanh 78

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận 83
5.2 Những điểm còn tồn tại của công trình nghiên cứu 85
5.3 Ứng dụng của công trình nghiên cứu 85
5.4 Kiến nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu

Xã hội không ngừng phát triển, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra càng nhanh thì tỉ lệ chất thải độc hại từ sản xuất công nghiệp và những ảnh hưởng bất lợi từ các hoạt động của con người tác động vào môi trường càng tăng nhanh. Ngoài những bệnh lây lan truyền nhiễm như AIDS, quái thai, các dị tật bẩm sinh ở trẻ em do các chất độc hại trong môi trường đã xuất hiện ngày càng nhiều, thông qua con đường thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người . Đối tượng gây ra các tác hại trên có thể nghi cho các độc chất kim loại nặng.

Độc chất có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như chất vô cơ hay hữu cơ, thể hợp chất hay đơn chất, dạng lỏng, rắn hay khí. Chúng có mặt trong cả ba môi trường đất, nước và không khí. Do đó, tìm hiểu và xác định các độc chất trong môi trường sẽ giúp ta có biện pháp khống chế và xử lý nó.

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới [10] đã quan tâm nghiên cứu chất lượng đất đai nhằm phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của việc gia tăng dân số. Đất đai như là một thành phần cấu thành môi trường chung. Đến khoảng đầu thập niên 90, người ta bắt đầu nghiên cứu sự nhiễm bẩn, nhiễm độc đất đai[10]. Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn quốc tế về nồng độ của các chất độc trong môi trường đất mà chỉ có ở một số nước như Đức, Áo, Hà Lan, Canada, Đài Loan…nhưng số liệu tương đối giống nhau [10]. Ở Việt Nam chúng ta đã có bộ tiêu chuẩn về các chất độc trong môi trường nước, không khí nhưng trong môi trường đất chỉ có giới hạn cho phép của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì thế mà trong quá trình nghiên cứu sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường, chúng ta phải lấy các tiêu chuẩn của các quốc gia khác nên kết quả không phản ánh đúng được hiện trạng ô nhiễm tại Việt Nam. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu sự ô nhiễm kim loại nặng trong đất hiện nay ở nước ta không có nhiều gây ra sự khó khăn trong việc quản lý môi trường đất của các cơ quan nhà nước.

Một số các nghiên cứu trước đây của các chuyên gia nước ngoài cho thấy Cd2+, Hg2+ là những chất ô nhiễm chính do hoạt động của con người gây nên[10]. Ngoài ra, chúng cũng là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp làm giảm sinh khối vi sinh vật đất và trọng lượng khô của cây trồng[10]. Ở nước ta cũng có một số hướng nghiên cứu của một số tác giả như:
- GS. Lê Huy Bá và cộng sự (4/1994)[1] cho thấy ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất không chỉ là hấp thu trao đổi với keo đất mà chủ yếu liên kết với các axit humíc, fulvíc. Ảnh hưởng của Cd2+ lên lúa mạnh hơn Pb2+.
- GS.Vũ Cao Thái và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm đến quá trình sinh trưởng và phát triển của rau cải xanh (trong đó As, Cd, Pb là những ion có khả năng tích lũy cao).

Mặc dù, mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất Việt Nam chưa tới mức báo động nhưng cũng cần nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đối với đời sống sinh vật. Một điều dễ nhận thấy là kim loại nặng có tác độc trực tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe con người vì nó dễ dàng đi vào dây chuyền thực phẩm và về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho con người.


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status