Tiểu luận Chính sách nhãn hiệu của tập đoàn cà phê Trung Nguyên - pdf 15

Download miễn phí Tiểu luận Chính sách nhãn hiệu của tập đoàn cà phê Trung Nguyên



Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I. Cơ sở lí luận về xâu dựng, thực hiện c/s nhãn hiệu 2
I. Định nghĩa 2
II. Chính sách về nhãn hiệu 2
1. Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành 2
2. Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu 3
Chương II. Thực trạng xây dựng chính sách nhãn hiệu 7
I. Giới thiệu chung về tập đoàn cà phê Trung Nguyên 7
1. Hình thành và phát triển 7
2. Nguồn nhân lực 8
3. Tầm nhìn sứ mạng 9
4. Định hướng phát triển 9
5. Các thành tựu của Trung Nguyên 9
II. Thực trạng xây dựng, thực hiện c/s nhãn hiệu Trung Nguyên 10
1. Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành 12
2. Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu 14
III. Đánh giá chung về hiệu quả c/s nhãn hiệu Trung Nguyên 16
1. Ưu điểm 16
2. Nhược điểm 17
Chương III. Giải pháp khắc phục 18
Kết luận 19
Kí hiệu viết tắt và danh mục tham khảo 20
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hợp các tính chất, lợi ích và dịch vụ.
2.Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu
Theo Marketing, nhãn hiệu nói chung là một sự hứa hẹn của người bán với người mua về sự cung cấp một tập hợp các tính chất, lợi ích và dịch vụ. Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình, các doanh nghiệp phải quyết định hàng loạt các vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm.
2.1.Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?
Ngày nay, việc gắn nhãn cho sản phẩm có ưu điểm là thể hiện được lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, khi mà họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho sự lựa chọn của khách hàng, đặc biệt ở nước ta hiện nay, nó làm cơ sở cho việc quản lý chống hàng giả.
Vì thế mà vấn đề gắn nhãn hiệu sản phẩm ở nước ta đã được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý hơn. Tuy nhiên, đôi khi một số sản phẩm được bày bán trên thị trường cũng không có nhãn hiệu rõ ràng.
Các sản phẩm vật chất cũng đòi hỏi phải gắn nhãn để nhận biết và xác định phẩm cấp mô tả và khuyến mãi sản phẩm. Các doanh nghiệp có thể bị luật pháp yêu cầu cung cấp những thông tin nhất định trên nhãn hiệu để thông báo và bảo vệ người tiêu dùng.
2.2.Ai là chủ nhãn hiệu sản phẩm? Gắn nhãn của nhà sản xuất hay nhà phân phối?
Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn mình là người chủ đích thực về nhãn hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra. Nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau, nhãn hiệu sản phẩm lại không mang tên nhãn hiệu của nhà sản xuất.
Khi đó ta có 3 hướng giải quyết:
+Gắn nhãn hiệu của chính nhà sản xuất.
+Gắn nhãn hiệu của nhà phân phối trung gian.
+Gắn nhãn hiệu vừa của cả nhà sản xuất và vừa của nhà phân phối trung gian.
2.3.Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc trưng gì?
Nhãn hiệu sản phẩm là để phản ánh sự hiện diện của sản phẩm đó trên thị trường, song vị trí và sự bền vững của nhãn hiệu lại do mức độ chất lượng đi liền với nó quyết định.
Chất lượng sản phẩm là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà một sản phẩm cụ thể với nhãn hiệu nhất định có thể mang lại. Nó thường được phản ánh qua những tham số và đặc tính khác nhau tuỳ vào từng loại hàng, và nhất thiết phải do quan niệm của người tiêu dùng quyết định.
Đôi khi nhà sản xuất lại định ra các tiêu chuẩn chất lượng từ những suy đoán chủ quan của mình, không chú ý đến quan niệm tiêu chuẩn chất lường từ phía khách hàng, nhưng khi đó khách hàng lại quan niệm khác . Vì vậy, trước khi quyết định mức độ chất lượng, nhà sản xuất phải tìm hiểu kĩ quan niệm của khách hàng về chất lượng để quyết định mức độ chất lượng cho sản phẩm.
2.4.Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào?
Khi quyết định đưa ra một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm ra trên thị trường, gắn nhãn hiệu cho chúng, người sản xuất còn gặp phải vấn đề: nên đặt tên cho nhãn hiệu sản phẩm của mình như thế nào để vừa thu hút được khách hàng vừa quảng cáo được cho sản phẩm đó…
Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất duy nhất một chủng loại sản phẩm đồng nhất thì vấn đề đó lại đơn giản. Nhưng quyết định trên sẽ trở nên phức tạp hơn khi doanh nghiệp sản xuất cùng một chủng loại sản phẩm không đồng nhất, hay nhiều mặt hàng mà trong đó lại bao gồm nhiều chủng loại không đồng nhất.
Trong tình huống trên có thể có 4 cách đặt tên cho nhãn hiệu:
+Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng, nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều.
+Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty.
+Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của từng sản phẩm.
+Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng) do công ty sản xuất.
Mỗi cách đặt tên cho nhãn hiệu trên đều có những ưu nhược điểm nhất định, doanh nghiệp phải tuỳ trường hợp mà chọn cách đặt tên nào cho nhãn hiệu của mình sao cho có hiệu quả
Nhưng dù chọn cách nào thì khi đặt tên cho nhãn hiệu cũng phải đảm bảo 4 yêu cầu:
+Nó phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm
+Nó phải hàm ý về chất lượng sản phẩm
+Nó phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ
+Nó phải khác biệt hẳn những tên khác
2.5. Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không?
Mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu là bất kỳ một mưu toan nào hướng tới việc sử dụng một tên nhãn hiệu đã thành công nào gắn cho một mặt hàng cải tiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường.
Việc mở rộng giới hạn sử dụng nhãn hiệu đã thành công có ưu điểm: tiết kiệm được chi phí tuyên truyền, chi phí quảng cáo so với đặt tên nhãn hiệu khác cho sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến, đồng thời lại đảm bảo sản phẩm đó được khách hàng nhận biết nhanh hơn thông qua nhãn hiệu đã quen thuộc. Nhưng nếu sản phẩm mới không được ưa thích có thể làm giảm uy tín bản thân nhãn hiệu đó.
2.6. Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm hay chủng loại sản phẩm có những đặc tính khác nhau?
Nhiều công ty đối với cùng một mặt hàng có các sản phẩm cụ thể khác nhau, họ dùng cùng một nhãn hiệu. Việc phân biệt các đặc tính cụ thể của từng đơn vị sản phẩm dựa vào các thông tin khác nhau nữa.
Nhưng có những công ty, trong trường hợp tương tự họ gắn cho mỗi sản phẩm cụ thể một nhãn hiệu riêng. Nhiều nhãn hiệu là người bán sử dụng hai hay nhiều nhãn hiệu cho các mặt hàng hay các chủng loại sản phẩm. Mỗi chủng loại hay mỗi sản phẩm có tên nhãn hiệu riêng như vậy gọi là sản phẩm đặc hiệu. Quan điểm này có ưu điểm:
+Tạo cho người sản xuất khả năng nhận thêm mặt bằng ở người buôn bán để bày bán sản phẩm.
+Khai thác triệt để trường hợp khi người tiêu dùng không phải bao giờ cũng trung thành tuyệt đối với một nhãn hiệu đến mức không muốn mua nhãn hiệu mới. Khi đó tung ra nhiều nhãn hiệu giúp cho khách hàng có thêm những lựa chọn rộng hơn.
+Về mặt nội bộ công ty, việc tạo ra những hàng đặc hiệu mới sẽ kích thích tính sáng tạo và nâng cao hiệu suất công tác của các nhân viên trong đơn vị.
+Nhiều nhãn hiệu sẽ cho phép công ty chú ý đến những lợi ích khác nhau của khách hàng và tạo ra những khả năng hấp dẫn riêng của từng sản phẩm. Nhờ vậy mà mỗi nhãn hiệu có thể thu hút được cho mình một nhóm khách hàng mục tiêu riêng.
Tuy nhiên, nhiều nhãn hiệu cũng có thể tạo ra sự phân tán nguồn lực và chia cắt thị trường.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ NHÃN HIỆU CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN
Giới thiệu chung về tập đoàn Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status