Đề án Thanh toán quốc tế và một số phương thức thanh toán quốc tế được vận dụng ở Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Đề án Thanh toán quốc tế và một số cách thanh toán quốc tế được vận dụng ở Việt Nam



+ Thư tín dụng có thể huỷ ngang ( revocable L/C ): là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C và tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi. Loại thư tín dụng có thể huỷ ngang này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể huỷ bỏ chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Do tính chất bấp bênh trong thanh toán của loại thư tín dụng này mà hiện nay nó rất ít được sử dụng.
+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang ( irrevocable L/C ): là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở L/C phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không được quyền đơn phương tự sửa dổi hay huỷ bỏ thư tín dụng đó. Loại L/C không thể huỷ bỏ đảm bảo quyền lợi cho tổ chức xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Nó có tính chất vững chắc, không thể sửa đổi hay huỷ đi nếu không có sự đồng ý của các bên có liên quan tham gia.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u phải ký quỹ 100% số tiền của L/C thì thực tế là ngân hàng không cho họ vay bất kỳ một khoản tiền nào mà chỉ cung cấp cho họ sự “tín nhiệm” trước bạn hàng của họ là người xuất khẩu về việc đảm bảo thanh toán. Lời hứa trả tiền của ngân hàng thay cho lời hứa đảm bảo trả tiền của người xuất khẩu vì lời hứa của ngân hàng có giá trị hơn.
+ Việc chi trả có liên quan đến việc thể hiện chứng từ: sự tồn tại của chứng từ cũng như sự phù hợp của nó với các thời hạn tín dụng tạo nên cơ sở nền tảng của tín dụng thư kèm chứng từ, bởi vì ngân hàng không nhìn thấy hàng hoá mà chỉ xét trên chứng từ thôi. Điều này được chỉ rõ trong UCP 500. Như vậy, vai trò của chứng từ là vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở để định ra các nguyên tắc thanh toán tín dụng chứng từ, và thể hiện thực chất giá trị của hàng hoá.
+ Vai trò trung gian thanh toán và thay mặt của ngân hàng: ngân hàng là thay mặt bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu nếu bên xuất khẩu đảm bảo xuất trình bộ chứng từ trong thời gian phù hợp với thời hạn hiệu lực và các điều kiện, điều khoản của L/C. Đồng thời, ngân hàng cũng đảm bảo đối với người xuất khẩu là chỉ thanh toán ( trích tài khoản của người xuất khẩu) trong trường hợp hàng hoá được chuyển giao phù hợp về mặt giấy tờ ( nghĩa là các giấy tờ chứng minh được việc chuyển hàng là có thật). Còn người xuất khẩu, họ tin chắc là sẽ nhận được tiền thanh toán nếu tuân thủ đúng các điều kiện của L/C.
4.3.Các bên liên quan trong cách tín dụng chứng từ :
a. Người yêu cầu mở thư tín dụng ( applicant for the credit )
còn gọi là người mua người, người nhập khẩu ( importer ), người mở L/C ( opener ), người phải trích tài khoản để thanh toán ( accountee ), người uỷ thác ( principle ).
Khi trong hợp đồng mua bán, cả người mua và người bán đã thống nhất sử dụng cách tín dụng chứng từ để thanh toán thì người nhập khâủ trước hết phải mở L/C để giúp người xuất khẩu thực hiện hợp đồng. Người nhập khẩu căn cứ vào thời hạn của hợp đồng ngoại thương để xác định thời hạn hiệu lực của L/C. Đồng thời người mở cũng phải nộp một khoản lệ phí mở L/C nhất định cho ngân hàng và thường ký quỹ một khoản nhất định tuỳ theo giá trị mở. Người mở có quyền từ chối thanh toán L/C nếu thấy bộ chứng từ của người xuất không phù hợp với yêu cầu do L/C đặt ra. Khi đó ngân hàng mở sẻ chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiếu sót của mình trong việc kiểm tra chứng từ.
Người hưởng lợi ( beneficiary )
là người xuất khẩu, người bán hay người ký phát hối phiếu... được hưởng thư tín dụng do người nhập khẩu mở. Người xuất khẩu chỉ giao hàng khi biết L/C đã được mở đúng theo yêu cầu của mình như đã thoả thuận tronhg hợp đồng ngoại thương. Sau khi giao hàng, người bán phải lập đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của L/C và nộp cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C. Người bán chỉ nhận được tiền thanh toán khi bộ chứng từ mà họ xuất trình đáp ứng được yêu cầu phù hợp về mặt hình thức với quy định của L/C.
c. Các ngân hàng liên quan:
ít nhất là có hai ngân hàng tham gia.
+ Ngân hàng mở thư tín dụng ( opening bank ) hay ngân hàng phát hành ( issuing bank ): là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của người nhập khẩu. Đây là ngân hàng thường được hai bên mua bán thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước thì người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
Ngân hàng này nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, xét thấy đủ điều kiện, sẽ tiến hành mở L/C và tìm cách thông báo cho người xuất khẩu cùng với việc gửi bản gốc L/C đó cho người xuất khẩu. Thông thường, việc thông báo và gửi L/C cho người xuất khẩu phải thông qua một ngân hàng đại lý của nó ở nước người xuất khẩu. Không loại trừ, ngân hàng này gửi thẳng bản gốc L/C cho người xuất khẩu ( trường hợp này ít dùng ).
Ngân hàng này có thể sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C, của người xuất khẩu đối với L/C đã đựơc mở nếu có sự đồng ý của họ. Đồng thời, ngân hàng cũng chịu trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của các chứng từ do người xuất khẩu gửi đến, từ đó tiến hành thanh toán hay chấp nhận thanh toán cho người bán, hay trường hợp các chứng từ không phù hợp hay mâu thuẫn với những quy định trong L/C thì từ chối thanh toán. Khi kiểm tra chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm tra “bề ngoài” của chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không, chứ không chịu trách nhiệm về kiểm tra tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ, .v.v... Mọi sự tranh chấp về tính chất “bên trong” của chứng từ là do người nhập khẩu và người xuất khẩu tự giải quyết.
Ngân hàng được miễn trách trong trường hợp ngân hàng rơi vào đúng các bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, khởi nghĩa, lụt lội, động đất, hoả hoạn, .v.v... Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng.
Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm. Khi giao bộ chứng từ cho người xuất khẩu để họ nhận hàng, ngân hàng tiến hành đòi tiền người nhập khẩu và thu thủ tục phí mở L/C từ 0,125% đến 0,5% trị giá của L/C.
+ Ngân hàng thông báo ( Advising bank ) có thể là một ngân hàng đại lý ( Correspondent bank ) hay chỉ là chi nhánh của ngân hàng mở L/C tại nước của người xuất khẩu. Ngân hàng này có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu biết rằng người nhập khẩu đã mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng. Việc thông báo này được thực hiện như sau: khi nhận được điện thông báo L/C của ngân hàng mở L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản. Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu ngân hàng thông báo sai những nội dung điện đã nhận được thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó tới ngân hàng mở L/C.
Khi có yêu cầu từ phía ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo có thể xem xét các điều kiện để tiến hành xác nhận L/C và thanh toán L/C khi được xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Khi đó ngân hàng thông báo này vừa đóng vai trò ngân hàng xác nhận ( confirming bank ) vừa kiêm thêm vai trò của một ngân hàng thanh toán ( paying bank ). Ngân hàng thông báo trong trường hợp chỉ chịu trách nhiệm thông báo đơn thuần sẽ không phải chịu bất kỳ rủi ro nào và chỉ chịu trách nhiệm đảm bảo là L/C chính xác và xác thực.
Ngân hàng thông báo chỉ thu một khoản phí của người xuất khẩu khi họ thông báo việc mở L/C cho người xuất khẩu.
Ngoài hai ngân hàng trên, có thể trong L/C còn quy định thêm:
Ngâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status