Chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4
1.1. Tiếp cận với chiến lược kinh doanh 4
1.1.1. Khái niệm: 4
1.1.2. Các đặc trưng của chiến lược kinh doanh: 6
1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh 6
1.1.4. Vai trò của chiến lược 7
1. 2. Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 8
1.2.1. Phân tích, đánh giá, dự báo về môi trường kinh doanh 8
1.2.1.1. Môi trường vĩ mô: 8
1.2.1.2. Phân tích môi trường cạnh tranh nội bộ ngành du lịch 11
1.2.2. Phân tích thực trạng nội bộ doanh nghiệp 13
1.2.2.1. Thực trạng tài chính của doanh nghiệp: 13
1.2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp: 14
1.2.2.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: 14
1.3. Xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 14
1.3.1. Mục tiêu của doanh nghiệp du lịch 14
1.3.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch 15
1.3.2.1. Nghiên cứu thị trường du lịch 15
1.3.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược: 17
1.3.2.3. Ma trân SWOT và việc xác định các phương án chiến lược kinh doanh: . 18
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH HÀ NỘI 20
2.1. Vài nét về Công ty Du lịch Dịch vụ 20
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.1.1. Sự ra đời của Trung tâm du lịch Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội 21
2.1.2. Tổ chức bộ máy 22
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội (Hà Nội-Toserco). 22
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Du lịch 23
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 24
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội 25
2.2. Môi trường kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội 35
2.2.1. Môi trường vĩ mô: 35
2.2.2.1. Môi trường kinh tế: 35
2.2.1.2. Môi trường kỹ thuật-công nghệ: 37
2.2.1.3. Môi trường văn hoá-xã hội: 38
2.2.1.4. Môi trường tự nhiên: 39
2.2.1.5. Yếu tố về chính trị-luật pháp 39
2.2.2. Môi trường vi mô: 40
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh: 40
2.2.2.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp: 42
2.2.2.3. Sức ép từ phía các sản phẩm thay thế: 43
2.2.2.4. Thị trường khách du lịch: 43
2.2.2.5. Sự phát triển của dịch vụ môi giới: 45
2.2.3. Nguồn lực của Trung tâm Du lịch Hà Nội 45
2.2.3.1. Thực trạng nguồn tài chính của Trung tâm: 45
2.2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm: 46
2.2.3.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Trung tâm Du lịch Hà Nội: 47
2.2.3.4. Uy tín, danh tiếng, thương hiệu: 48
2.3. Thực trạng chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội 49
2.3.1. Thực trạng sử dụng chiến lược Marketing hỗn hợp: 49
2.3.1.1. Chính sách về giá cả: 49
2.3.1.2. Chính sách sản phẩm: 51
2.3.1.3. Chính sách quảng bá: 53
2.3.1.4. Chính sách phân phối: 54
2.3.2. Chiến lược thị trường: 55
2.3.3. Chiến lược cạnh tranh: 57
2.3.4. Đánh giá, nhận xét việc thực hiện chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội. 59
2.3.4.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh: 59
2.3.4.2. Những tồn tại trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh: 61
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH HÀ NỘI 63
3.1. Khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của trung tâm du lịch dịch vụ hà nội. 63
3.2. Phương hướng, mục tiêu của Trung tâm Du lịch Hà Nội trong thời gian tới 64
3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh du lịch của Công ty 64
3.2.2. Định hướng hoạt động của Trung tâm 68
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Trung tâm 66
3.2.3.1. Đối với chiến lược Marketing hỗn hợp: 66
3.2.3.2. Đối với chiến lược cạnh tranh: 71
3.2.3.3. Chiến lược thị trường: 72
3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ 72
3.3.1. Điểm mạnh: 73
3.3.2. Điểm yếu: 73
3.3.3. Cơ hội: 74
3.3.4. Đe doạ: 75
3.4. Một số Kiến nghị 77
3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước và Tổng cục Du lịch 77
3.4.2. Kiến nghị với Sở Du lịch Hà Nội 79
3.4.3. Kiến nghị với Trung tâm Du lịch Hà Nội 79
KẾT LUẬN 81
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đó sẽ thu hút được khách du lịch đến và tiêu thụ các sản phẩm của Trung tâm, tạo ra uy tín, danh tiếng của Trung tâm trên thị trường trong và ngoài nước.
Khi kỹ thuật-công nghệ đã được áp dụng sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra với tốc độ nhanh, bền vững và ngoài ra nó còn đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
2.2.1.3. Môi trường văn hoá-xã hội: Việt Nam với 4000 năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Một nền văn hoá pha trộn của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với nhiều di tích văn hoá lịch sử như: cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, văn hoá cồng chiêng Hoà Bình, lễ hội dân gian…, cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đặc trưng cho một nền văn hoá. Mỗi dân tộc giữ cho mình một bản sắc riêng biệt với những phong tục tập quán khác nhau. Điều đó tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn hoá nước ta. Tất cả tạo nên thế mạnh đáng kể trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn lực to lớn để thúc đẩy du lịch phát triển tạo ra nguồn thu nhập cho tầng lớp dân cư, ngân sách Nhà nước và tạo ra nhiều việc làm cho người dân.
Hà Nội là trung chính trị, văn hoá của cả nước. Từ nhiều thế kỷ trước Hà Nội là kinh đô của nhiều triều đại Phong Kiến. Chính vì vậy, đã hình thành nên nhiều nét văn hoá khiến Hà Nội trở thành vùng đất ngàn năm văn hiến với nhiều di tích lịch sử, văn hoá to lớn.
Ngày nay, khi nhắc đến Hà Nội là người ta nói đến một vùng đất tập trung nhiều danh nhân nổi tiếng của dân tộc, người ta sẽ nhắc đến nếp sống thanh lịch của người dân Hà Thành, nhiều lễ hội đân gian… Người dân Hà Thành có cốt cách thanh lịch, hiếu khách, thân tình, lịch sự trong giao tiếp. Những đặc điểm này rất phù hợp cho việc phát triển du lịch ở Hà Nội. Đối với khách du lịch, khi đi du lịch, ngoài mục đích là tham quan, nghỉ dưỡng họ còn có mục đích khác đó là thích tìm hiểu, khám phá về văn hoá, lịch sử, con người tại nước mà họ đến du lịch. Vì vậy, Việt Nam có đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, Việt Nam có bề dầy lịch sử với nền văn hoá phong phú. Vì vậy, có thể thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, du lịch đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho địa phương và đất nước.
2.2.1.4. Môi trường tự nhiên: Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á. Nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú hớp dẫn phân bố rộng khắp và trải dài từ Bắc vào Nam. Rất nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên đã được Nhà nước và thế giới xếp hạng. Đây là nhân tố tạo ra những thuận lợi ban đầu cho việc phát triển kinh doanh du lịch của một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương hay một quốc gia. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh sao cho phải phù hợp với môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng của từng vùng. Đối với một nơi nào đó có đầy đủ những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các điều kiện tự nhiên thuận lợi… thì nơi đó sẽ có điều kiện rất lớn để phát triển du lịch.
Tiềm năng về tài nguyên nhân văn du lịch: Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội là vùng đất, cái nôi của nền văn hoá Đại Việt, nơi hình thành Nhà nước Việt Nam đầu tiên, đất đế đô của hầu hết các Vương triều. Chính nơi đây đã hình thành nét đặc trưng cô đọng nhất của văn hoá Việt Nam để rồi lan toả ra cả nước. Tài nguyên này là con người, các chùa, miếu, đình, các công trình kiến trúc xây dựng, di tích văn hoá, các lễ hội truyền thống, các bảo tàng, các cơ sở nghệ thuật của Hà Nội: Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Bảo tàng Hồ Chí Minh… Trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 2000 di tích lịch sử trong đó có 484 di tích đã được xếp hạng. Mật độ di tích của Hà Nội thuốc loại cao nhất trong cả nước. Những di sản này được sinh ra và nuôi dưỡng bằng chính đạo lý, tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc cho nên nó có sức sống mãnh liệt và lâu bền. Các di tích lịch sử của Hà Nội: Khu phố cổ 36 Phố phường, Nhà tù Hoả Lò…
Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: Vì là một thành phố công nghiệp nên điều kiện về tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế. Ngoài khu vực diện tích mặt nước là các hồ: Hồ Tây, sông Hồng…thì khu vực diện tích cây xanh là rất hạn chế chỉ có khu vườn cây ở Bách Thảo là đáng kể. Nói chung, tài nguyên thiên nhiên ở Hà Nội là rất hạn chế, hầu như là không có gì đặc sắc.
2.2.1.5. Yếu tố về chính trị-luật pháp: Chế độ chính trị của nước ta hiện nay được coi là tương đối ổn định và vững chắc được thế giới công nhận là điểm đến an toàn và thân thiện. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày càng thông thoáng hơn. Thể hiện nhất quán quan điểm mở rộng hợp tác, giao lưu thân thiện với các nước trên thế giới phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới.
Trong những năm gần đây Việt Nam tham gia xây dựng nhiều mối quan hệ quốc tế: Tham vào tổ chức ASEAN, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đặc biệt là Việt Nam đã bình thường quan hệ hoá với Mỹ.
Hệ thống luật pháp của nước ta ngày càng kiện toàn một cách đầy đủ và đồng bộ hơn với nhiều bộ luật, pháp lệnh, quy định cụ thể… Nhằm tăng cường công tác quản lý của Nhà nước tạo ra khung hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình hơn.
Trong lĩnh vực du lịch hiện nay có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục vụ cho các hoạt động của ngành như: pháp lệnh du lịch, Nghị định 27-2000/NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Nghị định 47/2001/NĐ/CP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức thanh tra du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lữ hành và thành tra du lịch. Dự án xây dựng luật du lịch đã được Quốc hội chấp nhận và đưa vào nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong giai đoạn 2002-2007.
2.2.2. Môi trường vi mô:
Bao gồm: Đối thủ cạnh tranh, sức ép từ các nhà cung cấp, sức ép từ sản phẩm thay thế, thị trường khách, sự phát triển dịch vụ môi giới.
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì dứt khoát sẽ có sự cạnh tranh. Vì nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, cho nên trong quá trình cạnh tranh luôn có sự điều tiết của các doanh nghiệp Nhà nước để tránh cạnh tranh độc quyền. Trên thị trường Hà Nội hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành đã và đang diễn ra hết sức sôi nổi, quyết liệt và mạnh mẽ với sự hiện diện của hàng trăm, hàng nghìn công ty lữ hành kể cả quốc doanh, liên doanh lẫn tư nhân. Các công ty này hoạt động trên các lĩnh vực và các mảng lữ hành khác nhau, cả lữ hành quốc tế lẫn lữ hành nội địa. Trước tình hình này, Trung tâm Du lịch Hà Nội sẽ phải lựa chọn cho mình đâu là đối thủ mà Trung tâm cần c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status