Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức



“Mạch lạc là mạng lưới gồm tất cảcác quan hệvềnghĩa trong VB,
trong đó có những quan hệ được đánh dấu bằng phương tiện liên kết, và
những mối quan hệ được đánh dấu này thuộc vềliên kết” [4, tr.186].
Mọi phát ngôn trong VB đều được sắp xếp theo một trật tựtuyến tính.
Như đã nói, liên kết bằng mạch lạc là một cách đặc thù của VB
tin. Tuy nhiên, nó có cơchếhoạt động riêng. Quan hệthời gian không theo
kiểu nối tiếp thuận chiều, tức cái gì diễn ra trước nói trước, cái gì diễn ra sau
nói sau mà theo kiểu đưa thông tin mới nhất vào (xảy ra trong thời gian gần
nhất) sau đó mới liên hệ đến thời gian diễn ra trước đó theo tính chất phụhoạ
cho thông tin chính. Cũng do phải phản ánh kịp thời những thông tin thời sự
nóng hổi nên mỗi VB, nhất là VB tin là một nhát cắt theo tuyến thời gian- sự
kiện của hiện thực. Kiểu quan hệthời gian không theo trật tựthông thường
này vẫn đảm bảo quan hệngữnghĩa-logic nhất định, đều đảm bảo sựthống
nhất chủ đềchung của VB.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

n TĐVB
điển hình có phần kén độc giả hơn.
86
2.4.2. Tính thẩm mĩ
Kỹ thuật trình bày cũng góp phần tạo nên sự hấp dẫn của TĐVB thông
qua việc khai thác các thủ pháp văn tự như hiệu quả của màu sắc, cỡ chữ, sự
bố trí các từ tiêu điểm hay giữa các TĐ với nhau.
“Đặt TĐ là một nghệ thuật” [15, tr.81], để ngay cả những độc giả lười
đọc nhất cũng dừng lại đọc bài báo. Các toà soạn thường chọn TĐ của một số
bài “đinh” để đưa lên trang bìa, trang nhất nhằm lôi cuốn bạn đọc.
Cùng một sự kiện có thể đặt TĐ theo nhiều cách khác nhau sẽ dẫn tới
những kết quả và thành công khác nhau.
Khảo sát các báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Sài Gòn giải phóng,
báo Người Đại biểu Nhân dân, báo Tây Ninh ra cùng một ngày 15/01/2008 để
so sánh kỹ thuật trình bày giữa các báo (xem ví dụ (80)).
Vì đây là một sự kiện chính trị- xã hội quan trọng của đất nước, cho
nên hầu hết các báo đều đưa tin và đều được trình bày trang trọng ở trang
nhất. Ở ba tờ báo SGGP, Tây Ninh, Tuổi trẻ có đăng ảnh đồng chí Tổng bí
thư Nông Đức Mạnh, trong đó hai báo Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ có thêm
ảnh quang cảnh hội nghị. Ở hai tờ còn lại không có ảnh trình bày.
Báo SGGP và báo Người Đại biểu Nhân dân co chữ thể hiện trên
TĐVB không có gì khác biệt, trong khi đó, ba báo còn lại đều chú ý sử dụng
co chữ, cỡ chữ khác nhau (chữ in, chữ thường, chữ cỡ lớn, cỡ nhỏ), cách trang
trí (có gạch dưới, chữ đậm, nhạt) nhằm nhấn mạnh nội dung quan trọng sẽ
triển khai trong phần VB. Riêng báo Người Đại biểu Nhân dân có TĐ bộ
phận nằm dưới TĐ chung nhằm cung cấp cho độc giả thông tin quan trọng
trong VB.
Ở cách viết chính tả số từ “lần thứ sáu”, các báo không có sự thống
nhất mà có ba cách viết: chữ “sáu”, chữ “Sáu” (viết hoa), và chữ số “6”.
87
Không chỉ trau chuốt về mặt hình thức trình bày, ngôn ngữ báo chí còn
được chọn lọc, mang vẻ đẹp của ngôn từ, không rơi vào sự dung tục của
phong cách khẩu ngữ. Người viết lựa chọn từ ngữ và những kiểu kết hợp từ
sáng tạo, ấn tượng vừa thể hiện được sự chính xác của nội dung vừa thể hiện
được tính thẩm mĩ.
Sự cẩu thả trong cách dùng từ không những làm mất đi tính chính xác
của nội dung mà còn gây phản cảm nơi người đọc.
Ví dụ: So sánh cách đặt TĐ của hai tờ báo ra cùng một ngày đăng tải
cùng một nội dung.
(83) Học sinh đánh thầy giáo bị thương nặng (TT 15.01.2008)
Học sinh đánh trọng thương thầy giáo (THN 15.01.2008)
Báo Thanh niên đưa tin chính xác do đã chỉ ra được các vai nghĩa trong
câu:
- diễn tố 1 (hành thể): học sinh
- hành động (có chủ ý): đánh
- diễn tố 2 (bị thể): thầy giáo
Bị thể chịu sự tác động của hành thể dẫn đến trọng thương. Như vậy,
trong TĐ của báo Thanh niên, chúng ta hiểu nghĩa là hành động có chủ ý của
hành thể/ tác thể (học sinh) gây ra cho bị thể (thầy giáo) kết quả là làm trọng
thương bị thể (thầy giáo).
Báo Tuổi trẻ lại đưa ra cách hiểu mơ hồ dễ gây nhầm lẫn. Ở đây, xuất
hiện từ “bị”, dẫn đến cách hiểu là: Học sinh đánh thầy giáo và học sinh bị
thương nặng.
Cách ngắt dòng hợp lí cũng là một phương diện thẩm mĩ của TĐ, ngày
càng được báo chí quan tâm nhiều hơn. Ngược lại, ngắt dòng không hợp lí
làm mất đi thiện cảm của độc giả dành cho bài báo.
88
Cách dùng từ vay mượn nửa Tây nửa ta, hay ưa chuộng thói sính
dùng từ nước ngoài cũng làm mất đi tính thẩm mĩ của TĐ.
Ví dụ:
(84) Festival âm nhạc nghệ thuật- Art Port’08 (GD&TĐ 19.7.2008)
Festival dịch là liên hoan. Vậy sao không đặt “Liên hoan âm nhạc
nghệ thuật” dễ hiểu, dễ gây thiện cảm hơn. Đó là chưa kể đến cụm từ ART
PORT’08 khó hiểu, đầy thách đố đối với độc giả.
Viết tắt không theo quy tắc trên các TĐ cũng là một sự thách đố cho
độc giả, khiến cho độc giả mất hứng thú với bài báo.
Ví dụ:
(85) 4,4 triệu Euro đầu tư cho KDTSQ Kiên Giang (ĐV 16.7.2008)
Từ viết tắt KDTSQ không thông dụng khiến độc giả khó hiểu. Độc giả
phải tìm hiểu trong nội dung bài báo mới nắm được nghĩa từ viết tắt KDTSQ
là Khu dự trữ sinh quyển.
2.4.3. Tính sáng tạo
Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí ngày càng phát triển thì yêu
cầu về sự sáng tạo càng được xem trọng. Nếu không có sự sáng tạo, mới mẻ,
báo chí sẽ dần mất đi độc giả. Sự sáng tạo tạo ra bộ mặt mới cho báo chí,
tránh đi vào lối mòn, nhàm chán. Muốn làm được điều đó, trước tiên cần quan
tâm đến cách tạo lập TĐ một cách sáng tạo.
Ví dụ:
(86) So sánh báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên cùng đăng tải sự kiện
giống nhau ngày 15/01/2008.
Làm giả hàng của chính mình từ hàng Trung Quốc (TT 15.01.2008)
Công ty khoá Minh Khai tự làm giả... khoá Minh Khai (THN
15.01.2008)
89
Báo Tuổi trẻ không nêu tên cụ thể, gây sự tò mò cho người đọc. Còn
báo Thanh niên nêu tên cụ thể để rồi người đọc bị bất ngờ bởi kết cấu TĐ hơi
“lạ đời”.
Tính sáng tạo còn thể hiện qua sự kết hợp những từ, hình ảnh ấn tượng,
bất ngờ.
Ví dụ:
(87) Hai chàng “xách búa” đi Tây (THN 25.7.2008)
Từ “xách búa” nghe có vẻ giang hồ, dữ tợn, nhưng khi kết hợp với từ
“chàng” là cách nói mang tính văn chương, nghệ sĩ thì người đọc ngẫm nghĩ
lại. Thêm vào đó, từ “xách búa” lại được để trong dấu ngoặc kép, ắt hẳn tác
giả có dụng ý. Từ những phán đoán ban đầu đó, độc giả đi vào nội dung và
phát hiện hai “chàng” chính là hai hoạ sĩ, còn “xách búa” bởi vì đây là hai
nghệ sĩ điêu khắc.
Khi đưa vào TĐ các thành ngữ, tục ngữ, thông thường người ta tiết
kiệm được lời mà ý đồ giao tiếp vẫn thực hiện một cách có hiệu quả. Kiểu kết
hợp từ khá độc đáo gây ra những bất ngờ trong việc tiếp nhận thông tin, là
những sáng tạo cá nhân, những cách nói hình ảnh gợi ra cho người đọc một
cách tiếp cận mới về đối tượng.
Sử dụng (mô phỏng) các thành ngữ, tục ngữ, lối nói quen thuộc một
cách khác lạ, có hiệu quả, sử dụng tốt các biện pháp chơi chữ và dùng lối nói
bỏ lửng cũng là cách đặt TĐ một cách sáng tạo.
(Xem thêm phần Các cách hàm ngôn)
2.5. Chức năng giao tiếp của tiêu đề văn bản tin tức
2.5.1. Người thụ ngôn
Tin tức trên báo nhiều, độc giả không có thời gian đọc hết các bản tin,
có khi chỉ đọc một số TĐ. Người đọc là khách thể, và họ chỉ hiểu trùng hợp
với chủ thể khi câu chữ được thể hiện trên TĐVB thật rõ ràng.
90
Trong tâm lí tiếp nhận, những yếu tố quan trọng tác động đến người
nghe, được người nghe trông đợi là phương diện tác nhân (ai hành động),
hành động gì và đối tượng tiếp nhận. Trong TĐVB, thường thấy là câu Đề-
Thuyết có hai phần, trong đó đầy đủ các phương diện người nghe trông đợi.
Liên quan đến chủ thể xuất hiện trong TĐ mà cũng là trong VB còn
phụ thuộc vào tiếng tăm của nhân vật chính, nhân vật quan trọng hay có tên
tuổi. Thường thấy trong TĐVB điển hình, thông tin quan trọng nhất là "ai",
tên tuổi, địa vị được đưa vào TĐ. Còn trong TĐVB không điển hình...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status