Tiềm năng du lịch văn hóa ở Đồng Bằng sông Cửu Long - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


I. Lý do chọn đề tài
Trong vài năm trở lại đây, bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... chúng ta thường hay nói tới một loại hình du lịch đó là du lịch văn hoá. Được xem là loại sản phẩm đặc thù cho du lịch của các nước đang phát triển, với nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc để phát triển. Loại hình du lịch này đã mang lại nguồn thu rất lớn cho nghành du lịch các nước đồng thời lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội.
Ở Việt Nam, với vị thế là một nước đang phát triển, việc khai thác loại hình du lịch này ở nước ta là cần thiết cho sự phát triển của nghành du lịch, qua đó, mang lại nguồn thu lớn về kinh tế và đặc biệt hơn, nó còn là cơ sở cho việc đưa nền văn hóa nước ta ra thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, nhiều vùng có những tiềm năng về du lịch, nhất là du lịch văn hóa, nhưng việc khai thác, phát triển loại hình du lịch này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
Chính vì vậy, với mục tiêu phân tích và làm rõ các tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa các vùng miền ở nước ta, tui đã chọn đề tài nghiên cứu : “Tiềm năng du lịch văn hóa ở Đồng Bằng sông Cửu Long".
II. Mục đích nghiên cứu
Phân tích và làm rõ những điều kiện, những tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa ở Đồng bằng song Cửu Long.
III. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu.
Trong nghiên cứu xã hội học có rất nhiều phương pháp thu thập thông tin khác nhau với. Tuy nhiên, trong đề tài này, với mục đích phân tích và làm rõ tiềm năng du lịch của một vùng, miền, tui quyết định sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tài liệu được biết đến là phương pháp thu thập thông tin thư cấp dựa vào những tào liệu có sẵn. Tài liệu trong nghiên cứu xã hội học là những tài liệu chứa đựng thông tin bằng ngôn ngữ, chữ viết hiện vật hình ảnh… phương pháp này sử dụng nguồn tài liệu có sẵn nên ít tốn kém về thời gian, công sức, kinh phí và không cần sử dụng nhiều người. Cho nhiều thông tin đa dạng, với những số liệu có độ chính xác cao .
Mặt khác, phương pháp nghiên cứu này không bắt người nghiên cứu phải di chuyển tới địa bàn, là phương pháp phù hợp cho các nghiên cứu trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp trong đề tài này là một lựa chọn hợp lí và thuận lợi cho bài làm của mình.
IV. Kết quả Nghiên cứu
1. Sơ lược về du lịch văn hóa ở Viêt Nam.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nhưng nội hàm của nó chính là yếu tố văn hóa. Trong ba yếu tố chủ yếu tác động giữ vai trò quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch là: điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái - xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa, thì đã có tới hai yếu tố liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)... là những hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. (Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp.)
Tại hội thảo "Phát huy các giá trị di sản văn hóa và làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch" - hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan Du lịch quốc tế chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch khẳng định: "Phát huy các giá trị của di sản văn hóa có tác động to lớn đến phát triển du lịch, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống" và nhận xét: “ Du lịch văn hóa được coi là một trong những loại hình du lịch có sức cuốn hút du khách nhất hiện nay”.
Nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam là một nguồn tài nguyên du lịch đã và đang được khai thác để phát triển du lịch. Hiện cả nước đã có hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, một số có giá trị nổi bật toàn cầu. Từ năm 1993 đến nay, ở nước ta đã có 7 di sản văn hóa và thiên nhiên nước ta là; Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh, Ca trù và mới nhất là lễ hội Đền Gióng, đã được UNESCO đã tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

yPS4E9sJ5NmmiPn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status