Tiểu luận Nghiên cứu những quy định của pháp luật về mối quan hệ Quốc hội với Chính phủ - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu những quy định của pháp luật về mối quan hệ Quốc hội với Chính phủ



1. Trật tự hình thành cơ cấu của Chính phủ.
Có thể nói đây là một trong những mối quan hệ đầu tiên và cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa hai cơ quan này. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và quy trình thành lập của Chính phủ có sự chỉ đạo, phối hợp một cách nhịp nhàng giữa Quốc hội và Chính phủ. Điều 3 Luật tổ chức Chính phủ 2001 quy định: “Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”.
Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo là Đại biểu Quốc hội. Ngoài ra còn có quy định về tiêu chuẩn thành viên Chính phủ như sau: thành viên Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội (trừ Thủ tướng), thành viên Chính phủ không đồng thời là thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Việc quy định như vậy là để đảm bảo cho các thành viên tập trung vào một công việc chính theo nguyên tắc “bất khả kiêm nhiệm”. Các thành viên chính phủ tập trung vào công việc chính của họ mà không kiêm nhiệm thêm bất cứ công việc của ngành, tổ chức, cơ quan nào khác.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39748/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g của bộ máy nhà nước ta hiện nay. Đông thời, việc nghiên cứu sẽ cho ta thấy một đánh giá xá thực về vai trò và vị trí của hai cơ quan này trong bộ máy nhà nước hiện nay.
Trong phạm vi bài tiểu luận này sẽ làm rõ phần nào mối quan hệ giữa hai cơ quan thay mặt cho hai lĩnh vực quan trọng là lập pháp và hành pháp được quy định theo pháp luật hiện hành. Do hạn chế về thời gian và sự am hiểu nên bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, nhóm B2 rất mong nhận được những ý kiến phê bình, đánh giá để bài viết hoàn thiện hơn.
Nhóm B2 xin chân thành cảm ơn!
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát về Quốc hội và Chính phủ.
1. Quốc hội.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thay mặt cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân trí thức và những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững nguyện vọng, tâm tư của quần chúng
Theo điều 83, chương VI, Hiến pháp 1992: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.”
Tại điều 85, chương VI đã quy định: “Nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là năm năm..
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kì, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Thể lệ bầu cử và số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đăc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, thì Quốc hội quyết định rút ngắn hay kéo dài nhiệm kì của mình.”
Quốc hội có vai trò đặc biệt to lớn trog việc xây dựng, củng cố phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan quyền lực nhà nước đến các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Quốc hội xem xét, lựa chọn, quyết định những mô hình tổ chức, nguyên tắc hoạt động cho các cơ quan đó và được cụ thể hóa bằng Hiến pháp, luật.
Ngoài ra, Quốc hội còn thực hiện chức năng giám sát tối cao nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp, luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất. Đảm bảo cho các cơ quan hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, có hiệu lực, không chồng chéo, chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, hách dịch cửa quyền.
Như vậy, Quốc hội có vai trò đặc biệt to lớn trog việc xây dựng, củng cố phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan quyền lực nhà nước đến các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Quốc hội xem xét, lựa chọn, quyết định những mô hình tổ chức, nguyên tắc hoạt động cho các cơ quan đó và được cụ thể hóa bằng Hiến pháp, luật.
2. Chính phủ.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Điều 109, chương VIII, Hiến pháp 1992). Chính phủ do Quốc hội thành lập ra theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới. Thành viên Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Chính phủ cụ thể hóa Hiến pháp, luật của Quốc hội bằng các văn bản dưới luật như nghị định, nghị quyết…
Chính phủ có nhiệm vụ đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà nước, thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND. Các nội dung trên đước quy định tài điều 109, chương VIII của Luật Hiến pháp 1992.
II. Một số yêu cầu đòi hỏi xác định mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ.
1. Công tác xây dựng pháp luật ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong quá trình chỉ đạo hoạt động lập pháp, Đảng ta nhấn mạnh “…phấn đấu trong những năm tới dần dần có đủ các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, bảo đảm định hướng XHCN; dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam, có nghiên cứu tham khảo chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài…” và cần “ Cải tiến sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ để bảo đảm tính kịp thời và nâng cao chất lượng xây dựng luật”. Trong các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng đều tập trung hướng dẫn các Bộ, nghành làm tốt hơn nữa công tác trình các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị  trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Xuất phát từ chức năng của Quốc hội và Chính phủ trong bộ máy nhà nước thông qua mối quan hệ giữa hai hoạt động lập pháp và hành pháp ở Việt nam, Chính phủ xem như chủ thể chính trong việc soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hay nói cách khác, sáng kiến lập pháp hiện nay chủ yếu là từ phía Chính phủ (trên 90% các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình). Điều đó khẳng định một thực tế là: trong điều kiện một Đảng cầm quyền ở Việt Nam, việc hoạch định chính sách cũng như xây dựng, ban hành các dự án luật, pháp lệnh không phải chỉ có một cơ quan duy nhất, mà là sản phẩm của mối quan hệ mang tính chất “ cộng đồng trách nhiệm” giữa các chủ thể trình (trong đó có Chính phủ) và chủ thể ban hành là Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Chất lượng lập pháp của chúng ta, theo đánh giá của giới chuyên môn hiện nay là thấp, chất lượng không cao; nhiều dự án luật, pháp lệnh không khả thi, thiếu thực tiễn v.v…Có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là sự phối kết hợp giữa Chính phủ (các cơ quan của Chính phủ) vói Quốc hội (các cơ quan của Quốc hội) trong quá trình xây dựng chưa đạt yêu cầu của một chu trình lập pháp khoa học, khách quan và mang tính sáng tạo.
Qua theo dõi, ta nhận thấy nguyên nhân trên chính là ” vùng trũng” trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh hiện nay.
4. Về mặt pháp lý, chúng ta chưa có quy chế ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan của Chính phủ với Quốc hội (thông qua các chế tài cụ thể) để quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong mối quan hệ này. Chúng ta có các đạo luật về t

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status