Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1. Khái niệm môi trường và các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4
1.1.1. Khái niệm, vai trò của môi trường đối với cuộc sống. 4
1.1.2. Khái niệm các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 6
1.2. Đặc điểm các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 8
1.3. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp xử phạt VPHC trong pháp luật bảo vệ môi trường. 11
1.4. Cơ sở áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 14
1.4.1. Cơ sở pháp lý. 14
1.4.2. Cơ sở thực tiễn. 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 22
2.1. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 23
2.1.1.Các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 23
2.1.2. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 32
2.1.3. Thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 35
2.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 41
2.2.1. Tình hình VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 41
2.2.2. Thực tiễn và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 50
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 50
3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 53
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

LỜI MỞ ĐẦU
Trong mấy thập kỷ qua, môi trường ngày càng có chiều hướng biến đổi phức tạp. Chất lượng không khí, nguồn nước, tài nguyên, hệ sinh thái... nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp lực với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở nhiều nơi. Vấn đề ô nhiễm môi trường sống, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quá tŕnh thay đổi khí hậu toàn cầu đang là những thách thức đối với quá tŕnh phát triển kinh tế bền vững. Trước những nguy cơ đó, hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát triển đă được tổ chức tại Jio de Janeiro-Braxin tháng 6/1992 và Hội nghị thượng đỉnh Thế Giới về phát triển bền vững tại Joharnesburg – Nam Phi tháng 8/2002; gần đây nhất là Hội nghị thế giới về khí hậu - Copenhagen diễn ra tại Đan Mạch từ ngày 7 đến 18/12/2009 và nhiều Điều ước quốc tế song phương, đa phương về bảo vệ môi trường đă được kư kết. Việt Nam đă tham gia một số Điều ước như: Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, 1972 (19/10/1987); Công ước về thông báo sớm sự cố hạn nhân (IAEA), 1985 (30/10/1987); Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1989); Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC), 1992 (16/11/1994); Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), 1982…[22]
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong thời gian qua công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam đă đạt được những thành tựu nhất định, ư thức của nhân dân về bảo vệ môi trường đă được nâng lên một bước; hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường đă được xây dựng và từng bước đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy t́nh trạng vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn xảy ra tương đối phổ biến, công tác xử lư vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng chưa triệt để, có nhiều vụ vi phạm không được phát hiện kịp thời hay được phát hiện nhưng xử lư chưa thỏa đáng.
Những bất cập trên đây có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân về mặt pháp luật; nhất là kể từ khi Pháp lệnh xử lư VPHC sửa đổi, bổ sung năm 2008 (Pháp lệnh 2008) có hiệu lực, th́ sự mâu thuẫn giữa pháp lệnh và pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể là Nghị định số 81/2006/NĐ-CP càng làm tăng khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Trước t́nh h́nh đó, ngày 31/12/2009 Chính Phủ đă ban hành Nghị định số 177/2009/QĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Nghị định 177 - có hiệu lực vào 01/03/2010), đánh dấu một bước phát triển mới của pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và nhất là pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đă có thay đổi đáng kể.
Trước t́nh h́nh đó, em đă chọn đề tài “Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn thi hành” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn góp phần nâng cao hiểu biết của các tổ chức, cá nhân về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là những quy định mới về vấn đề này trong Nghị định 177.
Khóa luận có phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các quy định hiện hành của Luật bảo vệ môi trường, Pháp lệnh xử lư VPHC, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh xử lư VPHC, tham khảo một số bài viết trên báo, tạp chí chuyên ngành và phân tích một số vụ việc xử lư VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trong thời gian gần đây. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, những yêu cầu mà đề tài đặt ra đă dần được làm sáng tỏ trong khóa luận.
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương I. Cơ sở lư luận về các biện pháp xử phạt vi phạm VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chương II. Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực tiễn áp dụng.
Chương III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.


/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status