Tiểu luận Quy định của pháp luật về việc thành lập và cấp giấy phép hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Quy định của pháp luật về việc thành lập và cấp giấy phép hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán



MỤC LỤC
Mở đầu: 1
1. Khái quát chung về quỹ đầu tư chứng khoán: 1
1.1 Khái niệm và đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán: 1
1.2. Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán: 2
1.3. Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán: 2
2. Quy định của pháp luật về thành lập và cấp giấy phép hoạt động cả quỹ đầu tư chứng khoán. 3
2.1 Quy định về việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán. 3
2.1.1.Thành lập quỹ đại chúng 3
2.1.2.Thành lập quỹ thành viên 5
2.2.Cấp giấy phép hoạt động 6
3. Thực trạng và đề xuất pháp lý đối với việc thành lập, cấp giấy phép hoạt động quỹ đầu tư chứng khoán: 9
Kết bài: 11
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39518/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chỉ hưởng lợi để thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Tiền của quỹ sau đó sẽ được công ty quản lý quỹ đêm đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ của thị trường tiền tệ và các chứng khoán hay tài sản khác phù hợp với mục tiêu đầu tư ghi nhận trong điều lệ của quỹ.
* Đặc điểm của quỹ đầu tư chứng khoán:
Thứ nhất, bản thân quỹ đầu tư chứng khoán chỉ thể hiện một lượng tiền do các nhà đầu tư đóng góp chứ không phải là một pháp nhân, không có tổ chức bộ máy riêng, bì vậy toàn bộ việc huy động vốn thành lập quỹ, quản lý và điều hành hoạt động của quỹ cho tới việc sử dụng vốn của quỹ để đầu tư, thu lời đều do công ty quản lý quỹ đảm nhiệm. Đến lượt mình, toàn bộ hoạt động của công ty quản lý quản lý quỹ lại chịu sự giám sát của một pháp nhân, thường là ngân hàng, độc lập với quỹ và với công ty quản lý quỹ. Ngân hàng vừa đóng vai trò là người bảo quản tài sản của quỹ đồng thời vừa là người giám sát toàn bộ hoạt động của công ty quản lý quỹ để bảo đảm công ty quản lý quỹ tuân thủ pháp luật và những mục tiêu cũng như chính sách đầu tư đề ra trong điều lệ quỹ.
Thứ hai, chứng khoán được phát hành để huy động vốn thành lập quỹ không phải là cổ phiều mà chỉ là chứng chỉ hưởng lợi cho phép nhà đầu tư sở hữu chúng được hưởng một phần thu nhập từ hoạt động đầu tư của quỹ tương ứng với tỷ lệ vốn mà họ đã đầu tư vào quỹ. Lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ, sau khi bù đắp chi phí quản lý quỹ, sẽ được phân chia cho các nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ. Giá trị của mỗi chứng chỉ quỹ được xác định hàn ngày và abwngf tổng giá trị của quỹ chi cho số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành trên thị trường.
Thứ ba, những người đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán không phải là cổ đông mà chỉ là cổ đông mà chỉ là những người hưởng lợi từ hoạt động của quỹ; họ bỏ tiền góp vốn lập quỹ nhưng không trực tiếp quản lý quỹ mà ủy thác toàn bộ việc quản lý, điều hành quỹ cho công ty quản lý và ngân hàng bảo quản, là những tổ chức có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động này, nhằm tối đa hóa lợi nhuận có được từ khoản vốn.
1.2. Vai trò của quỹ đầu tư chứng khoán:
Đối với các nhà đầu tư, lợi ích lớn nhất của nguồn vốn đầu tư là đa dạng hóa đầu tư, phân tán rủi ro. Với quỹ đầu tư chứng khoán, ngay cả khi một cá nhân có lượng vốn nhỏ vẫn có thể đa dạng hóa đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau. Từ những lý do trên người đầu tư sở hữu những chứng chỉ đầu tư có tính thanh khoản cao, có thể rút vốn nhanh chóng bằng việc bán lại các chứng chỉ trên TTCK.
Đối với nhà quản lý vốn thì thông qua những hoạt động này họ thu được hoa hồng và những khoản thưởng bởi những nhà quản lý vốn là những người có kiến thức chuyên môn có trình độ đoán và phân tích thông tin cho nên họ được ủy thác đầu tư.
Đối với nền kinh tế thì quỹ góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và sự phát triển của thị trường sơ cấp; góp phần ổn định thị trường thứ cấp và phổ cập đầu tư chứng khoán, phát huy nội lực.
1.3. Phân loại quỹ đầu tư chứng khoán:
Có nhiều loại qũy đầu tư chứng khoán và cũng có những cách phân loại khác nhau đối với các quỹ này. Tuy nhiên phổ biến nhất là căn cứ vào số lượng nhà đầu tư góp vốn thành lập, quỹ đầu tư chứng khoán được chia thành hai loại: quỹ đại chúng và quỹ thành viên. Thường thì pháp luật các nước đều quy định giới hạn số lượng nhà đầu tư để xác định một quỹ đầu tư là quỹ đại chúng hay quỹ thành viên. Cụ thể:
- Qũy đại chúng là quỹ đầu tư được hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tư riêng lẻ trên thị trường chứng khoán. Do số lượng nhà đầu tư bỏ vốn để thành lập quỹ đầu tư đại chúng rất lớn, toàn bộ quy trình huy động vốn. Quỹ đại chúng là loại quỹ đầu tư chứng khoán được chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu tư tối đa vào quỹ. Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có nhiều giới hạn đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các nhà đầu tư vào quỹ. Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau. Cách phân loại phổ biến dựa vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo đó, quỹ đại chúng có hai loại là quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở.
Quỹ đại chúng dạng đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán
Quỹ đại chúng dạng mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư. Loại quỹ này có số vốn và số thành viên luôn biến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản v.v..
- Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhà đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Nhà đầu tư vào quỹ thành viên được gọi là thành viên góp vốn hay thành viên quỹ đầu tư. Pháp luật thường có quy định giới hạn số lượng thành viên góp vốn của Quỹ thành viên. Luật chứng khoán năm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa không quá 30 thành viên và tất cả thành viên phải là pháp nhân. Thành viên của quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hay doanh nghiệp bảo hiểm. Các thành viên góp vốn có quyền tham gia quản lý quỹ nhiều hơn so với nhà đầu tư trong quỹ đại chúng, đồng thời khả năng chịu đựng rủi ro cũng tốt hơn nên quỹ thành viên không chịu nhiều hạn chế đầu tư như quỹ công chúng.
2. Quy định của pháp luật về thành lập và cấp giấy phép hoạt động cả quỹ đầu tư chứng khoán.
2.1 Quy định về việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
Việc thành lập quỹ đầu tư chứng khoán không do nhà đầu tư đảm nhiệm mà do công ty quản lý quỹ đảm nhiệm. Trước đây, theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, công ty quản lý quỹ muốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán phải xin phép UBCKNN và quỹ sẽ chỉ được khai sinh khi UBCKNN cấp giấy phép thành lập quỹ. Sau khi Nghị định số 144/2003/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP, chủ thể lập quỹ công chúng vẫn phải được UBCKNN cấp giấy phép, còn chủ thể lập quỹ thành viên chỉ cần đăng ký với UBCKNN để được cấp chứng nhận đăng kí thành lập quỹ. Hiện nay, luật chứng khoán vẫn tiếp tục thừa nhận 2 loại quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ đại chúng và quỹ thành viên, tuy nhiên, thủ tục thành lập từng loại quỹ đầu tư chứng khoán đã có những thay đổi đáng kể so với trước. Tùy thuộc vào loại hình quỹ đầu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status