Tiểu luận Đặc điểm pháp lý của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp, khu công nghiệp và khu kinh tế - pdf 13

Download Tiểu luận Đặc điểm pháp lý của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp, khu công nghiệp và khu kinh tế miễn phí



MỤC LỤC
 
A- ĐĂT VẤN ĐỀ 2
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I- ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ KHU KINH TẾ 2
1. Khu công nghiệp 2
2. Khu chế xuất 3
3. Khu công nghệ cao 4
4. Khu kinh tế 4
II. PHÂN BIỆT KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU KINH TẾ 5
1. Phân biệt khu công nghiệp và khu kinh tế 5
2. Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất 6
C- KẾT THÚC VẤN ĐỀ 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38934/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
ĐĂT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, ở các quốc gia phát triển, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế là mô hình phát triển kinh tế quan trọng. Việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã và đang là giải pháp quan trọng để các quốc gia thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát triển nền công nghiệp và phát triển kinh tế xã hội. Dưới đây nhóm chúng em sẽ đi tìm hiểu: “Đặc điểm pháp lý của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu kinh tế. Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp, khu công nghiệp và khu kinh tế”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO VÀ KHU KINH TẾ
Khu công nghiệp
Theo Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.
Đặc điểm của Khu công nghiệp:
+ Về không gian: là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và thường không có cư dân sinh sống.
Các khu công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công nghiệp, phân biệt với các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó, không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi. Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp này được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp, không phục vụ mục đích sống dân cư, kể cả người Việt Nam, người nước ngoài làm việc trong khu công ngiệp.
+ Về chức năng hoạt động: Khu công nghiệp là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp này là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong khu công nghiệp, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vụ cho loại hình sản xuất này.
+ Về thành lập: Khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt.
Để phát triển các khu công nghiệp, Nhà nước phải thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hệ thống cơ chế chính sách toàn diện, đồng bộ. Chính vì vậy, Nhà nước phải xây dựng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, thẩm định kỹ trước khi thành lập và triển khai xây dựng chúng.
+ Về đầu tư cho sản xuất: Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong khu công nghiệp, có khu vực hay doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu (được gọi là khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất).
Phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt và dự án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong phạm vi khu công nghiệp có thể thành lập khu vực riêng bao gồm: các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thu ngoại tệ hay cũng có thể chỉ thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu (doanh nghiệp chế xuất).
Khu chế xuất
Khoản 21 Điều 3 Luật đầu tư có quy định: “Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và họa động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, khu chế xuất trước hết có tất cả các đặc điểm chung của khu công nghiệp, đó là:
Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác và không có cư dân sinh sống.
Được thành lập theo quy chế riêng của Chính phủ và hoạt động theo quy chế pháp lý riêng.
Là khu vực tập trung các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ phục vụ sản xuất.
Khu chế xuất có đặc tính chuyên môn hóa trong việc chế tạo hàng hóa để xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho các tổ chức kinh tế cư trú trong đó các điều kiện tự do thương mại và một môi trường pháp lí tự do. Do đó, khu chế xuất có các đặc điểm riêng sau:
Một là, về tính chất ranh giới địa lý ngăn cách với vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia. Đối với khu chế xuất, ranh giới địa lý không chỉ đơn thuần là sự xã định mốc giới phân biệt với các vùng lãnh thổ còn lại mà còn có ý nghĩa là hàng rào hải quan. Việc trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp ở nước ngoài hay với doanh nghiệp chế xuất khác thể hiện tính chất rõ thương mại tự do: không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, không phải thực hiện các thủ tục hải quan. Trao đổi hàng hóa giữa khu chế xuất với các vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia được coi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải nộp thuế, thực hiện chế độ hải quan theo quy định hiện hành.
Hai là, về mục tiêu thị trường. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong khu chế xuất chủ yếu xuất khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu, hướng tới mục tiêu khai thác thị trường khu vực và quốc tế.
Khu công nghệ cao
Khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư có quy định: “Khu công nghệ cao là khu chuyên nghiên cứu phát triên, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.
Khu công nghệ cao có đặc điểm sau đây:
+ Về tính chất: Khu công nghệ cao là khu kinh tế- kỹ thuật đa chức năng. Do có thể thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thế trong khuôn khổ khu công nghệ cao. Khu dân cư và hành chính cũng không được phép thành lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế- kỹ thuật của khu công nghệ cao và phù hợp với loại hình khu kinh tế đặc biệt quy mô lơn.
+ Về chức năng kinh tế- kỹ thuật: Các hoạt động kinh tế kĩ thuật, đào tạo… của khu công nghệ cao đều liên quan đến công nghệ cao, bao gồm: sản xuất, kinh doanh doanh sản phẩm công nghệ cao, nghiên cứu- phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao…
+ Về thành lập và tổ chức hoạt động: Khu công nghệ cao được thành lập theo quy định của Chính phủ (Cụ thể là theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ), có ranh giới xác định và hoạt động theo quy chế pháp lý do chính phủ quy định. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp đã được xây dựng, Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập các khu công nghệ cao, có xác định địa giới cụ thể để phân biệt với các vùng lãnh thổ khác.
Khu kinh tế
Khoản 23 Điều 3 Luật đầu tư có quy định: “Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status