Tiểu luận Phân tích các cách rèn luyện trí nhớ, liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của cá nhân trong hoạt động học tập - pdf 13

Download Tiểu luận Phân tích các cách rèn luyện trí nhớ, liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của cá nhân trong hoạt động học tập miễn phí



Việc ôn tập trung liên tục một loại tài liệu trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng “mụ đầu”, dễ dẫn đến loạn kiến thức và hơn nữa ôn tập liểu ấy làm cho khi mình đón nhận một nguồn thông tin nào khác dễ mà bị “loạn” vì đầu óc lúc ấy chỉ lo tập trung vào loại tài liệu đang ôn kia. Như ở bản thân em trong đợt ôn thi đại học đã mắc phải sai lầm như trên và nếu không sửa chữa kịp thời đã để lại hậu quả xấu. Do việc liên tục ôn tập một môn học cho bằng hết rồi mới chuyển sang ôn tập môn khác, khi xem lại thì kiến thức cần nhớ không còn đầy đủ nữa mà rất khó khăn để tìm lại. Sau này em đã sửa đổi bằng cách ôn tập xen kẽ các môn học, trong một ngày có thể ôn tập ba môn học và có thời gian nghỉ ngơi giữa các đợt ôn tập, hiệu quả đạt được đã rất tốt.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38162/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lời mở đầu:
Trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Không có bất cứ ai mà lại không cần có trí nhớ. Trí nhớ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố song có một yếu tố hết sức quan trọng là “phương pháp nhớ”. Để có được trí nhớ tốt, chúng ta phải có cách rèn luyện trí nhớ tốt và phù hợp, bài tập này em xin phân tích các cách rèn luyện trí nhớ và qua đó tự liên hệ với việc rèn luyện trí nhớ của cá nhân trong hoạt động học tập.
Bài làm:
Trong số muôn vàn câu hỏi mà chúng ta vẫn thường đặt ra cho bản thân, dường như “Sao tui lại không nhớ được nhỉ?” là câu xuất hiện nhiều nhất. Tại sao vậy? Có thể thấy rõ ràng là chúng ta có nhu cầu “nhớ” lớn vô cùng và cần có những phương pháp để hạn chế xảy ra những câu hỏi như trên.Thể chất con người có thể được nâng cao nhờ vào việc tập luyện của con người. Tương tự như vậy, trí nhớ cũng sẽ tốt hơn thông qua việc rèn luyện. Đối với một số người có trí nhớ đánh kinh ngạc, chúng ta thường cho rằng do bẩm sinh mà họ được như vậy. Thực ra hoàn toàn không phải, trí nhớ tuyệt vời mà họ có được cũng là nhờ vào việc rèn luyện. Nếu chúng ta quan sát kỹ những người có trí nhớ tốt, sẽ phát hiện bản thân họ không hề có ý thức tăng cường trí nhớ, mà họ đã vô tình nắm bắt được những điểm quan trọng, tiến hành rèn luyện trí nhớ, vì vậy có được hiệu quả nổi bật. Chúng ta thường nghe mọi người than thở rằng khả năng ghi nhớ nhanh của mình ngày càng kém hay là từ nhỏ trí nhớ đã kém, điều này chứng tỏ họ đã bỏ qua cơ hội rèn luyện trí nhớ. Sự thật chỉ cần nắm vững bí quyết của trí nhớ là có thể có được một trí nhớ tốt. Vậy làm thế nào để nắm bắt được bí quyết đó? Điều quan trọng là phải hiểu về phương pháp và kỹ xảo ghi nhớ, tiến hành rèn luyện trí nhớ một cách có ý thức mọi lúc mọi nơi trong học tập cũng như làm việc, qua đó tăng cường khả năng ghi nhớ của bộ não. Bộ não là một thể hữu cơ phức tạp, trí nhớ là nguồn động lực giúp cho thể hữu cơ này giữ được năng lượng dồi dào. Do đó tiến hành rèn luyện khả năng ghi nhớ và thao tác, thì bộ não mới có thể ngày càng linh hoạt, tiềm năng của con người mới có thể được khai thác và tận dụng. Có thể nói, trí nhớ của một người trực tiếp quyết định chất lượng làm việc và học tập của người đó, nhiều thực tiễn xã hội đã chứng minh điều này.
Sau đây là một số cách rèn luyện trí nhớ:
Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm say mê trong công việc.
Khi tiếp cận một vấn đề, một việc nào đấy thì sự tập trung chú ý hết sức cần thiết đối với việc tiếp nhận và xử lí. Trong việc ghi nhớ cũng vậy, để ghi nhớ thì cần tập trung để tiếp nhận thông tin, nhằm đảm bảo thông tin cần ghi nhớ được chính xác, không bị xáo trộn, pha lẫn, không để sự xao nhãng làm sai lệch thông tin cần nhớ. Để có được sự tập trung chú ý tốt với việc gì thì cần có hứng thú tiếp cận với việc ấy. Nếu phải tiếp cận một cách gò ép, trái ngược với ý chí của mình thì khó có thể mà tập trung, khó có thể tiếp nhận thông tin tốt được. Chúng ta cần tạo cho mình ý chí và niềm say mê đối với công việc, bởi vì chúng như là động lực thúc đẩy cho việc tập trung, chú ý. Biết lựa chọn, phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lý, phù hợp với tính chất, nội dung của tài liệu và với mục đích ghi nhớ.
Phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, cần vận dụng sự hiểu biết, vốn kinh nghiệm vào quá trình ghi nhớ.
Khi vận dụng nhiều giác quan vào việc ghi nhớ, ta sẽ tạo ra được cảm xúc với sự việc, hiện tượng cần ghi nhớ, có được ấn tượng với nó thì việc nhớ lại dễ dàng hơn. Việc vận dụng sự hiểu biết, vốn kinh nghiệm vào quá trình ghi nhớ sẽ giúp quá trình ghi nhớ có thứ tự cụ thể, có khoa học, hợp lý, không xảy ra tình trạng lẫn lộn thông tin, sai lệch thông tin nhằm tránh việc “loạn” khi nhớ lại. Trên thực tế trong học tập, mỗi một học sinh, sinh viên cần thu nạp một lượng kiến thức vô cùng lớn và đa dạng nên việc xảy ra hiện tượng lẫn lộn và nhầm lẫn trong việc ghi nhớ là rất có thể xảy ra.
Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, làm nổi bật sự việc, tưởng tượng, màu sắc, âm điệu để tạo ra trong đầu óc những hình ảnh sống động, nhiều màu sắc, tác động mạnh đến các giác quan và nhờ vậy không thể quên được.
Trí nhớ của con người làm vệc theo hình ảnh. Chúng ta có khuynh hướng nhớ hình ảnh hơn nhớ từ. Hình ảnh trong tâm trí của con người càng rõ ràng, sống động bao nhiêu thì chúng ta càng nhớ về hình ảnh đó bấy nhiêu. Do đó, phải biết cách chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào bộ não một cách dễ dàng.
Ví dụ như trong việc học tập, chắc hẳn đối với mỗi người trong chương trình học sẽ có một số môn học nằm ngoài sở thích, thậm chí là sẽ xem việc học môn đó chỉ là đối phó, nghĩ đến là thấy chán, không hứng thú, chắc chắn như thế thì việc tiếp thu sẽ không thể tốt được, chưa kể đến việc cần ghi nhớ các kiến thức của môn học. Vậy thì chúng ta sẽ cải thiện việc đó bằng cách thử tìm tòi sự cuốn hút của môn học, tìm kiếm những điểm nổi bật đáng chú ý của nó để lấy đó làm sức hút cho mình. Cụ thể như những bạn học khối A, khi phải học những môn chỉ thiên hầu hết về học thuộc, ghi nhớ như các môn xã hội hầu hết sẽ cảm giác nhàm chán, mất hứng thú. Bản thân em cũng từng là một học sinh học khối A, đầu tiên cũng có sự nhàm chán với môn lịch sử như trên, nhưng sau đó đã thử và cải thiện được tình trạng đó bằng cách lồng ghép các kiến thức với các hình ảnh, các bộ phim, hay các truyện, tiểu thuyết có chứa đựng các kiến thức lịch sử đó. Những thứ đó chắc chắn sẽ có sức hút, tạo cho mình một niềm hứng thú để tiếp cận hơn, để ghi nhớ hơn là những con chữ khô khan trong sách vở, việc ghi nhớ kiến thức chắc chắn sẽ tăng lên bội phần.
Biết tạo ra mối liên kết giữa những việc cần nhớ. Các liên kết này sẽ tạo ra một mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm lại thông tin.
Đúng như thế, trong học tập và làm việc, để thu nhận thông tin và ghi nhớ nó, cần xâu chuỗi lại thành các sơ đồ, thậm chí là các mắt xích có gắn kết với nhau càng chặt chẽ càng tốt, bởi như thế thì ta cần nhớ lại thông tin thì đã có con đường để lục tìm, nhớ lại. Chỉ cần ghi nhớ một “mắt xích” trong chuỗi “dây xích” đó chúng ta cũng có thể từ đó dùng suy luận, tư duy, kiến thức sẵn có của mình để nhớ lại hết các “mắt xích khác”
Não bộ có khuynh hướng ghi nhớ ghi nhớ những sự việc nổi bật. Do đó, một trong những cách tốt nhất để làm nổi bật sự việc là sử dụng các chi tiết hài hước và các chi tiết vô lý.
Hãy thử hình dung một việc rất gần gũi với một học sinh, sinh viên là lên lớp nghe giảng. Rõ ràng là một giáo viên với một bài giảng có sức hút, sự lôi cuốn bằng cách xên kẽ các chi tiết hài hước và các tình huống gây chú
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status