Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính - Thực trạng và hướng hoàn thiện - pdf 13

Download Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính - Thực trạng và hướng hoàn thiện miễn phí



Trước đây, theo quy định tại Điều 52 Pháp lệnh XLVPHC năm 1995, đối với tang vật bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện và chuyển cho cơ quan tài chính từ cấp huyện trở lên để cơ quan này lập Hội đồng định giá và tổ chức bán đấu giá. Tuy nhiên, thực tế nhiều khi phương tiện, tang vật của vụ vi phạm khi định giá để bán đấu giá theo cơ chế nội bộ đã được đánh giá với mức thấp hơn giá trị thực, gây thất thoát tài sản Do đó, Điều 61 Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 đã quy định theo hướng: đối với tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị dưới 10 triệu đồng thì người quyết định tịch thu phải chuyển cho cơ quan tài chính cấp huyện tổ chức bán đấu giá; tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên thì người quyết định tịch thu phải giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh để bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Quy định này đảm bảo tính công khai, khách quan và chính xác trong khi xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu. Tuy nhiên, quy định này cũng còn có điểm hạn chế: Thứ nhất, làm thế nào xác định được giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để chuyển cho cơ quan tài chính cấp huyện hay Trung tâm bán đấu giá cấp tỉnh?; Thứ hai, trong một số trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu khó vận chuyển lên cấp tỉnh, nơi có trung tâm bán đấu giá để bán đấu giá (như trường hợp tang vật là gỗ bị tịch thu).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-37803/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g lên quy mô Luật và quan trọng hơn, là để góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tế trong việc nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức.
Mặc dù Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008) đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng so với Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, nhưng những quy định này mới đáp ứng được một phần yêu cầu của thực tế. Cùng với việc nghiên cứu, xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính, những quy định của Pháp lệnh về Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cũng cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung và nâng lên quy mô Luật và quan trọng hơn, là để góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tế trong việc nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức.
1. Thực trạng về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) được quy định chủ yếu tại Chương VI Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh XLVPHC) năm 2002. Trên cơ sở Pháp lệnh, ngày 14/11/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 134/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002, trong đó có các quy định về thủ tục XPVPHC (Chương IV Nghị định). Các Nghị định quy định XPVPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước chủ yếu viện dẫn các quy định về thủ tục xử phạt của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP. So với Pháp lệnh XLVPHC năm 1995, Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh XLVPHC năm 2008 đã có nhiều quy định cụ thể hơn về thủ tục xử phạt, bổ sung thêm một số quy định mới để đáp ứng yêu cầu   thực tế như: Điều 65 quy định thủ tục về hoãn chấp hành quyết định phạt tiền; Điều 68 quy định về chuyển quyết định XPVPHC để thi hành. Nói cách khác, những quy định về thủ tục XPVPHC của Pháp lệnh XLVPHC đã thể hiện rõ hơn tính minh bạch của pháp luật, thể hiện quan điểm của Nhà nước về cải cách thủ tục hành chính.
1.1. Thực trạng về thủ tục đơn giản
Cho đến nay, Pháp lệnh XLVPHC vẫn duy trì hai loại thủ tục xử phạt: thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản; tuy nhiên mức tiền xử phạt theo thủ tục đơn giản đã được nâng từ 20.000 đồng (Pháp lệnh XLVPHC năm 1995) lên 200.000 đồng (Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008). Việc nâng mức tiền phạt theo thủ tục đơn giản là cần thiết để khắc phục tình trạng vụ việc vi phạm phải dồn lên cấp trên giải quyết. Tuy nhiên, mức tiền được xử phạt là 200.000 đồng vẫn còn thấp, nhiều vụ vi phạm chưa thể xử phạt theo thủ tục này. Theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh XLVPHC (sửa đổi, bổ sung năm 2008), thủ tục đơn giản là trường hợp xử phạt mà người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Những trường hợp được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản bao gồm:
a) Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo hay phạt tiền đến 200.000 đồng;
b) Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành vi đều là phạt cảnh cáo hay phạt tiền đến 200.000 đồng.
Thông thường thủ tục đơn giản được áp dụng đối với vi phạm nhỏ, rõ ràng, không có tình tiết phức tạp, cần xác minh thêm như vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều. Đối với những trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định xử phạt ngay, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp phạt tại chỗ, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, trật tự quản lý cũng được nhanh chóng khôi phục. Do vậy, vẫn cần duy trì thủ tục đơn giản khi xây dựng Luật XLVPHC vì tính hiệu quả của nó trong việc xử phạt đối với những vi phạm nhỏ, đơn giản trong một số lĩnh vực như trật tự, an toàn giao thông đô thị, vệ sinh đường phố.
1.2. Thực trạng về thủ tục xử phạt có lập biên bản
 Áp dụng đối với những vi phạm tương đối nghiêm trọng mà hành vi vi phạm được quy định mức phạt tiền từ 200.000 đồng trở lên.
a. Về người có thẩm quyền lập biên bản: quy định tại Điều 55 Pháp lệnh XLVPHC (sửa đổi, bổ sung năm 2008). Theo quy định mới, người có thẩm quyền lập biên bản là người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành, địa phương mình. Quy định trước đây phù hợp với một số chức vụ, một số ngành (thanh tra chuyên ngành) nhưng lại tỏ ra chưa hợp lý với yêu cầu “khi phát hiện vi phạm phải kịp thời lập biên bản” (Khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh năm 2002) trong trường hợp người đang thi hành công vụ là những người không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (như kiểm hoá viên, nhân viên hải quan...). Để khắc phục vướng mắc này, khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008 được sửa đổi, bổ sung như sau: “người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có trách nhiệm lập biên bản đối với vi phạm mà mình phát hiện. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì phải chuyển tới ngay người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt”. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008 cũng bổ sung trường hợp người vi phạm cố tình trốn tránh hay vì lý do khách quan mà không có mặt tại địa điểm xảy ra vi phạm thì biên bản được lập xong phải có chữ ký của thay mặt chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hay của hai người làm chứng. 
b.Về nội dung của biên bản: được quy định tại Khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh XLVPHC
Điều 55 quy định nội dung của biên bản đã thể hiện rõ tính khoa học, chặt chẽ và phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, một số quy định của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP (hướng dẫn thi hành Pháp lệnh XLVPHC năm 2002) và mẫu biên bản để xử phạt (ban hành kèm theo Nghị định) lại quá dài, mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến kết quả xử lý vi phạm[1]. Trong nhiều trường hợp, người có trách nhiệm xử lý đã chuyển vụ việc về giải quyết theo thủ tục đơn giản với mức phạt thấp hơn nhiều để tránh thủ tục lập biên bản, dẫn đến lọt nhiều hành vi vi phạm không được xử lý thoả đáng. Qua thực tiễn thi hành pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, nhiều Bộ, ngành, địa phương cho rằng, các mẫu quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, mẫu quyết định xử phạt, mẫu biên bản đều rườm rà, chưa phù hợp với thực tế; biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, theo quy định phải có hai người làm chứng, trên thực tế áp dụng rất khó, đề nghị chỉ nên quy định một người làm chứng. Mẫu biên bản vi phạm hành chính chưa hợp lý, vừa thừa, vừa thiếu, cụ thể: phần nội dung về điều, khoản quy định hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân chỉ in một dòng nên khi có hai hành vi vi phạm thì phải lập hai biên bản. Theo chúng tôi, khi đã sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh XLVPHC và dựa trên thực tế phát sinh, Nghị định của Chính phủ cũng cần sửa đổi, bổ sung những quy định chưa hợ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status