Tiểu luận Tim hiểu về nội dung và giá trị trong Di chúc của Hồ Chí Minh - pdf 13

Download Tiểu luận Tim hiểu về nội dung và giá trị trong Di chúc của Hồ Chí Minh miễn phí



Trong Di chúc để lại, điều đầu tiên Bác nói về Đảng, Bác căn dặn: Đoàn kết là một
truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương
đến các chi bộ cần "giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình".
PGS.TS Bùi Đình Phong, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cho biết, nghiên cứu Di
chúc Bác Hồ mỗi năm, ông lại phát hiện thêm những nét mới. Sau những dòng chữ này là
những tổng kết kinh nghiệm cả một đời hoạt động vì nước vì dân của Bác. Không chỉ c ăn
dặn toàn Đảng giữ gìn sự đoàn kết, Bác cũng chỉ rõ cách thức, phương pháp để thực hiện
đoàn kết trong Đảng: "Bác nói nguyên lý đoàn kết: Không thực hiện dân chủ thì không
đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ tro ng
Đảng thì làm sao dân chủ trong dân được. Bác dạy phải thường xuyên phê bình, phát
triển đoàn kết, tức là không phải hôm nay làm, mai không làm".
Theo TS Chu Đức Tính, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, gần 30 năm nghiên cứu về
Bác, nhận thấy ý nghĩa gốc rễ, có tính nền tảng của nửa dòng chữ duy nhất Bác viết thêm
vào Di chúc năm 1966: Bác viết: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Bác dạy
Đảng ta: “Phê bình việc chứ không phê bình người. Học tập Chủ nghĩa Mác là phải sống
với nhau có tình có lý. Ta xử lý dựa trên nguyên tắc, điều lệ Đảng, nhưng thấm đẫm tình
người.”


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35102/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n thấy ý nghĩa gốc rễ, có tính nền tảng của nửa dòng chữ duy nhất Bác viết thêm
vào Di chúc năm 1966: Bác viết: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Bác dạy
Đảng ta: “Phê bình việc chứ không phê bình người. Học tập Chủ nghĩa Mác là phải sống
với nhau có tình có lý. Ta xử lý dựa trên nguyên tắc, điều lệ Đảng, nhưng thấm đẫm tình
người...”.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
[email protected] Page 10
Cũng theo TS Chu Đức Tính, vấn đề mất đoàn kết luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh
giải quyết một cách bao dung, nhẹ nhàng mà thấm thía. Đây vẫn sẽ là một bài học quý
báu trong xử lý vấn đề mất đoàn kết trong Đảng đang diễn ra ở một số nơi hiện nay.
“Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ
Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân
dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, nhờ đoàn kết chặt chẽ mà mới tròn một tuổi, Đảng
đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên cao trào cách mạng 1930-1931; 15 tuổi, Đảng đã lãnh
đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhờ đoàn kết, thống nhất mà Đảng đã tập hợp được
lực lượng, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc và thời đại vào cuộc kháng chiến
trường kỳ suốt 30 năm, đánh thắng hai đế quốc là Pháp và Mỹ, hoàn thành thắng lợi sự
nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Cũng chính nhờ sự đoàn
kết, thống nhất ấy mà Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi sự nghiệp Đổi
mới.
Đã 41 năm Bác Hồ không cùng cả nước vui ngày Quốc khánh. Nhớ Người, chúng ta
càng thấm thía: Hạnh phúc của Đảng ta là có người Chủ tịch Đảng nghiêm khắc với bản
thân, mà hết sức bao dung, nhân ái vì sự đoàn kết trong Đảng vì thắng lợi cuối cùng của
cách mạng.
b. Về đoàn hết toàn dân
Theo Hồ Chí Minh ''…chỉ đoàn kết trong Đảng cách mạng cũng không thành công
được, còn phải đoàn kết nhân dân cả nước. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thấy một
trong những truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Trên cơ sở
khối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng mà Hồ Chí Minh tin tưởng chắc chắn
rằng mọi ý đồ xâm lược, phá vỡ khối đoàn kết dân tộc sẽ bị đánh bại: ''Tổ quốc ta nhất
định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà''. Khi đất nước
bước vào thời kỳ xây dựng, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: dựa vào lực lượng vĩ đại
của khối đoàn kết dân tộc, chúng ta sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ,
cuộc chiến đấu chống cùng kiệt nàn, lạc hậu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn đất nước
Việt Nam.
Sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam không chỉ là phép tính giản đơn của sự đoàn
kết trong Đảng cộng với khối đoàn kết của những người ngoài Đảng, mà chính là sức
mạnh tổng hợp của sự đoàn kết, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với dân. Chính truyền
thống đoàn kết của dân tộc đã được những người cộng sản Việt Nam kế thừa, phát triển,
tạo nên một truyền thống mới Hồ Chí Minh viết: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ
quý báu của Đảng và của dân ta''. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã đặt trọn niềm tin vào
truyền thống đó. Với Hồ Chí Minh, tương lai của đất nước, vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế được quyết định bởi chính truyền thống đoàn kết, ý cuối cùng, những
dòng Di chúc cuối cùng của Hồ Chí Minh được viết ra với tâm nguyện: ''Điều mong
muốn cuối cùng của tui là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước
Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới''.
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHBKHN
[email protected] Page 11
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, khối đoàn kết dân tộc được quyết định bởi sự quan
tâm, tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh gọi đó là
''công việc đối với con người''. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã để lại những lời căn dặn
không chỉ về quan điểm tư tưởng mà cả những chỉ dẫn khá cụ thể, tỉ mỉ. Đó không chỉ là
việc đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, gia đình liệt sĩ mà còn là lựa chọn những
người đã trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận đưa đi đào tạo, bồi dưỡng để họ trở thành ''đội
quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta''. Đối với
những người ở hậu phương, nông nhân, công dân, thanh niên, phụ nữ… sự quan tâm đó
cũng chu đáo đầy đủ. Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã nghĩ đến và có giải pháp thích
hợp để biến chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu thành tinh thần phấn đấu, niềm say mê
trong xây dựng hoà bình. Di chúc của Người có đoạn: ''Trong bao năm kháng chiến
chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông
dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp
người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tui có ý
đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào
hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất''.
Sự nghiệp xây dựng đất nước cần có khối đoàn kết đông đảo rộng rãi, mạnh mẽ và
chắc chắn. Khối đoàn kết đó không chỉ gồm toàn bộ những người từ phía ''bên này'' mà
có cả người của phía “bên kia”. Người cho rằng sự nghiệp xây dựng đất nước cần đến lực
lượng của tất cả mọi người ''không để sót một người nào''. Hồ Chí Minh viết trong Di
chúc: ''Đối với những nạn nhân của chế độ cũ, thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa
phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện''.
Đây không chỉ là quan điểm tập hợp lực lượng hết sức rộng rãi mà còn thể hiện sâu sắc tư
tưởng bao dung, nhân ái Hồ Chí Minh.
c. Về đoàn kết quốc tế
Theo Hồ Chí Minh, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều do Đảng Cộng sản
lãnh đạo với sự đoàn kết, thống nhất về đường lối đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết
trong Mặt trận dân tộc thống nhất; nhân dân thế giới đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ cách mạng
Việt Nam. Người kết luận: ''Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên ta cần ghi
sâu vào lòng và phát huy thêm mãi''.
Đoàn kết quốc tế là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó được Người đề
cập khá đậm nét trong Di chúc.
Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của nhân dân Việt Nam không thể tách rời sự đoàn kết, sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình
của các nước xã hội chủ nghĩa và bầu bạn khắp năm châu. Vì vậy, một trong những dự
kiến đầu tiên, ngay sau khi chiến tranh kết th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status