Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Phong Thổ -Phong Thổ - Lai Châu trong giai đoạn hiện nay - pdf 12

Download Đề tài Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Phong Thổ -Phong Thổ - Lai Châu trong giai đoạn hiện nay miễn phí



Tập thể sư phạm nhà trường là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục, có nhiệm vụ to lớn trong việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, lao động sư phạm của người giáo viên là một loại hình lao động đặc thù vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, phương tiện lao động là nhân cách của người thầy cùng với thiết bị dạy học. Trong đó nhân cách của người thầy đóng vai trò quan trọng nhất, là những người truyền tải các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đến thế hệ trẻ, đến với quần chúng nhân dân.Do đó nhà trường phải quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chính trị tư tưởng, chăm lo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong nhà trường. Vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập nghiên cứu kĩ các nghị quyết của Đảng và chỉ thị năm học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học để từ đó cán bộ giáo viên có những định hướng trong từng công việc cụ thể của mình ; mời cấp uỷ chính quyền địa phương nói chuyện về lịch sử địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương trước kia và trong những năm gần đây để giúp cho cán bộ giáo viên hiểu biết về tình hình mọi mặt của địa phương nơi mình đang sống và làm việc, đặc biệt là tập tục của địa phương để có những cách giáo dục riêng cho học sinh vùng cao. Đồng thời chăm lo cho công tác quản lý xây dựng Đảng và các đoàn thể trong nhà trường có như vậy mới phát huy được vai trò hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34015/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hít với nhau. Khi thực hiện chức năng này giáo viên chủ nhiệm cần tham khảo ý kiến của các lực lượng tham gia trong quá trình giáo dục để có hiệu quả.
1.1.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Với các chức năng nêu trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp có một số nhiệm vụ đối với công tác chủ nhiệm và hoàn thiện trình độ nhân cách bản thân để trở thành một nhà sư phạm:
a. Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, chương trình giáo dục dạy học của trường phổ thông trung học vì nó là cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm, có khả năng thực thi chương trình và đảm bảo hiệu quả giáo dục của các văn bản cần thiết.
+ Chỉ thị năm học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.
+ Kế hoạch năm học của nhà trường.
+ Một số văn bản hướng dẫn công tác liên quan đến vấn đề giáo dục, dạy học: thu học phí, khen thưởng, kỷ luật…
b. Nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường
+ Tổ chức phân công của Ban giám hiệu.
+ Cơ cấu tổ chức chi bộ, đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh.
+ Đội ngũ giáo viên, các tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách từng mặt: văn nghệ, thể thao, số giáo viên dạy ở lớp chủ nhiệm. Việc quan trọng là hiểu từng giáo viên bộ môn tham gia giảng dạy ở lớp: hoàn cảnh, trình độ năng lực, tính cách để thiết lập mối quan hệ trong giáo dục.
c. Tiếp cận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến học sinh: đặc điểm tâm lý, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự quan tâm của gia đình đối với con em .Đây là nhiệm vụ quan trọng của công tác chủ nhiệm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh .Để thực hiện nhiệm vụ này người giáo viên chủ nhiệm phải có nhiều phương pháp và năng lực sư phạm.
d. Để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên chủ nhiệm phải tự hoàn thiện về phẩm chất, nhân cách: yêu nghề thương yêu học sinh, có bản lĩnh chính trị kịp thời nắm bắt các thông tin thời sự trong và ngoài nước.
e. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục dạy học góp phần nâng cao giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông.
Trước những thực tế của xã hội đòi hỏi người giáo viên phải tự vượt lên để tự hoàn thiện về mọi mặt và cần bồi dưỡng thường xuyên về một số nội dung:
+ Luôn cập nhật những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học đang giảng dạy vào cuộc sống.
+ Coi tri thức khoa học là những công cụ để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của người giáo viên.
+ Những tri thức về khoa học có tính phương pháp luận như triết học, phương pháp tiếp cận các vấn đề về tự nhiên, xã hội.
+ Những hiểu biết về khoa học, xã hội và nhân văn, tri thức lịch sử, văn hoá, pháp luật, tâm lý học.
+ Học tập bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: lý luận giáo dục, lý luận dạy học, nắm vững phương pháp giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể.
+ Nắm vững ba giai đoạn phát triển của tập thể và năm đặc điểm của tập thể để lựa chọn chương trình xây dựng tập thể học sinh tự quản.
+ Giáo viên chủ nhiệm cần có một số năng lực, tính cách để làm tốt công tác chủ nhiệm (bình tĩnh, kiềm chế, trung thực, uy tín, tự trọng) có năng lực sư phạm và nhạy cảm sư phạm, tiếp cận đối tượng, biết đối xử cá biệt hoá, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động, cảm hoá, thuyết phục, tự hoàn thiện, sáng tạo.
g. Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức liên kết các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất tác động thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
1.1.4. Quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường trung học
Bản chất của quản lý trường phổ thông là quản lý quá trình giáo dục toàn diện. Trong đó quản lý giáo dục (hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường và ngoài xã hội) là quản lý hệ thống toàn vẹn bao gồm các nhân tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội dung giáo dục của giáo viên và các hoạt động của mỗi cá nhân học sinh, tập thể học sinh, các phương pháp phương tiện giáo dục, các hình thức giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.
Quản lý quá trình giáo dục thông qua việc chỉ đạo giáo viên, thực hiện chức năng tổng hợp: phát triển nhân cách, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, quản lý quá trình giáo dục phải định hướng chủ yếu vào sự phát triển mọi năng lực tiềm ẩn của con người, hiểu biết các quy luật đời sống, phát triển các kỹ năng lao động trí tuệ, thái độ và tính tích cực xã hội, phát triển mọi tài năng của con người. Đồng thời nó đặt nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhân cách, giá trị đạo đức, thẩm mỹ các giá trị văn hoá, tinh thần và thể lực của học sinh.
Trong quản lý giáo dục, hệ thống chương trình giáo dục tổng thể có tính ổn định lâu dài được quy tụ ở những yếu tố sau:
+ Quán triệt mục tiêu, kế hoạch công tác, nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường.
+ Xây dựng các điều kiện cần thiết và khả thi: nhân lực (đội ngũ giáo viên, đoàn thanh niên…) vật lực (trường lớp, sân chơi bãi tập, cơ sở vật chất) tài lực.
+ Xây dựng và thực hiện nề nếp, kỷ cương giáo dục trong nhà trường.
+ Tổ chức chỉ đạo các chương trình hoạt động giáo dục của thầy và trò.
+ Tổ chức đánh giá kết quả và hiệu quả giáo dục.
Tất cả các yếu tố đó không tách rời nhau mà tạo thành hệ thống tương đối hoàn chỉnh và có hiệu lực trong quản lý giáo dục, chúng đặt cơ sở cho việc tìm các giải pháp quản lý quá trình giáo dục trong nhà trường.
1.2. Cơ sở pháp lý của việc quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường trung học phổ thông
- Điều 35, 66 của Hiến pháp năm 1992 đã sửa đổi.
- Luật Giáo dục 2005
- Điều lệ trường phổ thông mà chủ yếu là:
+ Điều 17 về nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
+ Điều 29 Mục 2 về nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
+ Điều 30 Mục 2 về quyền của giáo viên chủ nhiệm.
+ Điều 36 nhiệm vụ của học sinh trung học.
+ Điều 37 quyền của học sinh trung học.
+ Dựa vào nghị quyết TW II khoá VIII, nghị quyết đại hội Đảng khoá IX và kết luận hội nghị TW 6 khoá IX.
Chương 2
Thực trạng của công tác quản lý trình độ đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm
của trường THPT Phong Thổ – lai châu
2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội của huyện Phong Thổ:
Phong Thổ là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu ,cách TX Lai Châu 30 km bởi dãy đèo Hồng Thu Mán. Địa hình bị chia cắt nhiều bởi núi cao và khe sâu, giao thông đi lại khó khăn .Đây là một huyện thuần nông , sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, kinh tế -văn hoá -xã hội chậm phát triển. Tuy mới được thành lập hơn 5 năm song được sự quan tâm của Đảng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status