Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình - pdf 12

Download Đề tài Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình miễn phí



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn 6
1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn 6
1.2. Vài nét về nông thôn Việt Nam 8
1.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam 13
1.4. Giới thiệu một số tuor du lịch nông thôn đang được khai thác trên thị trường Việt Nam 16
1.5. Một số tác động và ảnh hưởng của du lịch nông thôn đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân địa phương 18
Chương II. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình 21
2.1. Điều kiện chung để phát triển du lịch ở Thái Bình 21
2.2. Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình 23
2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình 48
Chương III. Định hướng, giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình 53
3.1. Định hướng phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình .53
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Thái Bình 55
3.4. Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình 60
KẾT LUẬN 63
Theo tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, hiện nay du lịch đang là ngành kinh tế lớn và năng động nhất thế giới. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm… thì gần đây du lịch văn hóa được xem là xu hướng mới vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội.
Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch văn hóa đang là hình thức rất được ưa chuộng và ngày càng phát triển.
Thái Bình là tỉnh đồng bằng thuộc vùng châu thổ sông Hồng có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn phong phú. Mặt khác, vốn là vùng đất địa linh nhân kiệt, Thái Bình có nhiều di tích, di sản văn hóa có giá trị độc đáo, các lễ hội truyền thống mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước và các giá trị nhân văn khác. Do đó Thái Bình có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa.
Từ những nhận thức trên đây, báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em với đề tài “Phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình” không ngoài mục đích tìm hiểu các giá trị văn hóa của Thái Bình nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung nhằm nâng cao hiểu biết của mình đồng thời em cũng xin đưa ra một số đề xuất với hy vọng phần nào giúp cho các nhà kinh doanh du lịch Thái Bình có cái nhìn đúng hướng hơn trên con đường đưa du lịch Thái Bình phát triển mạnh mẽ và bền vững. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia làm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình.
Chương 2: Một số đề xuất nhằm phát triển du lịch văn hóa tại Thái Bình.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo. Em xin chân thành Thank Thạc sĩ Vương Quỳnh Thoa đã hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này.







CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI THÁI BÌNH.

1.1. Tình hình phát triển du lịch văn hóa trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1. Tình hình phát triển du lịch văn hóa trên thế giới.
Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Du lịch văn hóa ra đời và phát triển từ rất lâu. Từ thời Hy Lạp cổ đại hay ở đế quốc La Mã cổ đại (thế kỷ I – IV), bên cạnh các loại hình du lịch khác người dân đã đi du lịch với mục đích văn hóa, nghiên cứu và giáo dục. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hay một đất nước. Các giá trị lịch sử có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch có hứng thú hiểu biết. Một số nước có nhiều tượng đài lịch sử từ thời phong kiến như: Công hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Liên bang Nga… Ngày nay, tại Ai Cập vẫn còn đài kỷ niệm “Tượng thần du ngoạn” để nói lên ý nghĩa của các cuộc du ngoạn đối với đời sống của người dân Ai Cập cổ xưa. Tương tự các giá trị lịch sử, các giá trị văn hóa cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Các giá trị văn hóa thường có nhiều ở các thành phố thủ đô. Ở đó thường có các thư viện quốc gia lớn, các viện khoa học, nhiều tòa nhà kiến trúc đẹp, các triển lãm tranh… Những trung tâm văn hóa nổi tiếng thế giới là: Luân Đôn, Paris, Matxcova, Viên, Rooma, Bruxel và hầu hết tất cả thủ đô các nước. Một số thành phố nổi tiếng thế giới như: Thành phố Zaltsburg (Áo) – nổi tiếng là thành phố đẹp nhất Tây Âu, hàng năm có tổ chức liên hoan ca nhạc tưởng nhớ nhà soạn nhạc Áo nổi tiếng Moza, thành phố Can (Pháp) hàng năm có liên hoan phim, Leningrad (LB Nga) – trung tâm văn hóa lớn, nổi tiếng với nhiều tượng đài gắn với tên tuổi của Vua Pie vĩ đại với Ermitage, với các triển lãm nghệ thuật…Các giá trị văn hóa thu hút không chỉ khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu, mà còn thu hút đa số khách du lịch với các mục đích khác, ở các lĩnh vực khác và từ nơi khác đến. Hầu hết tất cả khách du lịch ở trình độ văn hóa trung bình đều có thể thưởng thức các giá trị văn hóa của đất nước đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phố có các giá trị văn hóa hay tổ chức các hoạt động văn hóa đều được nhiều khách tới thăm và đều trở thành những trung tâm du lịch văn hóa. Các phong tục tập quán cổ truyền (phong tục lâu đời, cổ lạ), các lễ hội truyền thống cũng luôn là các tài nguyên có sức thu hút cao đối với du khách. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Đến những ngày lễ hội, hàng nghìn người sung bái đến Memphis để dự lễ. Các thành tựu về chính trị và kinh tế cũng có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch văn hóa. Khách du lịch thường quan tâm đến những vấn đề xã hội liên quan đến văn hóa và mức sống của nhân dân như vấn đề nhà ở, tổ chức phục vụ sinh hoạt công cộng ra sao…. Đối với các thành tựu kinh tế của đất nước hay vùng cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du lịch văn hóa. Khách du lịch hay so sánh những thành tựu đạt được của nền kinh tế quốc dân đến thăm với những năm trước đó hay với kinh tế của nước mình. Để tuyên truyền cho những thành tựu kinh tế của đất nước hay vùng, nhiều cuộc trưng bày, triển lãm, hội chợ v.v… thường được tổ chức. Ở đó sẽ thấy được kết quả của công cuộc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thông tin v.v… rất nhiều thành phố đã trở thành trung tâm cho những hoạt động triển lãm như: Lepzich, Poznan, Viên, Bruxel, Matxcơva, Leningrad, Cairo, Plovdiv… Bởi thế thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở những nước kém phát triển hay đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ… Theo thống kê của cơ quan Du Lịch quốc gia Thái Lan, Lào và Campuchia thì văn hóa là sản phẩm hấp dẫn thu hút đông khách du lịch nhất.
1.1.2. Tình hình phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam.
Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, có sức hấp dẫn lớn không những đối với khách du lịch trong nước mà còn với khách du lịch quốc tế. Chúng ta có đủ điều kiện để đa dạng hóa các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, leo núi, thể thao đến nghiên cứu khoa học... và có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn du khách.
Về mặt tự nhiên, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên có những nét hùng vĩ nên thơ của núi rừng như Sapa mờ ảo trong sương, như Đà Lạt - thành phố thông reo, hay vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên của thế giới…
Bên cạnh tiềm năng về mặt tự nhiên, Việt Nam còn có một kho tàng văn hóa - lịch sử phong phú. Đó là những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình... nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử còn được bảo tồn nguyên hiện trạng hay sưu tầm được qua các triều đại lịch sử nước ta, rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức như Đền Hùng, Hoa Lư, chùa Tây Phương, Huế, Thánh Địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An... Những lễ hội truyền thống như hội Đền Hùng (Vĩnh Phú), hội Gióng (Hà Nội), hội chùa Dâu ( Bắc Ninh ), hội chùa Keo (Thái Bình),… những nền văn nghệ dân gian với các nhạc cụ độc đáo (t’rưng, Krông put...) với các điệu múa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam... Việt Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú và độc đáo. Không những vậy 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một mảnh đât, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam.
Ngoài ra, tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích và truyền thống riêng với cung cách sáng tạo riêng của mình. Chúng ta cũng có rất nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc, các sản phẩm từ cói v.v… đạt trình độ thẩm mỹ cao, hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu các loại cho khách du lịch. Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam.

1Ah74sW5B0T1in3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status