Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA vào ngành bưu chính viễn thông Việt Nam - pdf 11

Download Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA vào ngành bưu chính viễn thông Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA 8
1.1. Những vấn đề lý luận chung về ODA 8
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn vốn ODA 8
1.1.1.1 Khái niệm 8
1.1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA 9
1.1.2. Phân loại nguồn vốn ODA 11
1.1.2.1 Theo hình thức cung cấp: 11
1.1.2.2. Theo cách cung cấp: 11
1.1.2.3. Theo Nhà tài trợ 12
1.1.2.4. Căn cứ theo mục đích 12
1.1.2.5. Căn cứ theo điều kiện 12
1.2. Vai trò của nguồn vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Việt Nam 13
1.2.1. ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn 13
1.2.2. Nguồn vốn ODA giúp cho Việt Nam điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính, hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế 15
1.2.3. Nguồn vốn ODA giúp cho Việt Nam phát triển con người 16
1.2.4. ODA với các chương trình cứu trợ khẩn cấp 17
1.3. Tình hình thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam từ 1993 đến năm 2005 18
1.3.1. Khung pháp lý cơ bản cho hoạt động thu hút vốn ODA tại Việt Nam 18
1.3.2. Khối lượng vốn cam kết, ký kết, thực hiện 19
1.3.3. Phân bổ vốn ODA ký kết theo đối tác 22
1.3.4. Phân bổ vốn ODA theo Ngành, lĩnh vực 23
1.3.5. Phân bổ vốn ODA theo lãnh thổ 26
1.3.6. Nhận xét chung 28
1.3.6.1. Thành tựu 28
1.3.6.2. Tồn tại và nguyên nhân 30
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thu hút vốn ODA 34
1.4.1. Xu thế tổng nguồn ODA của Thế giới 34
1.4.2. Kinh nghiệm thu hút ODA của một số quốc gia 36
CHƯƠNG 2 38
2.1.3. Quan hệ hợp tác quốc tế của ngành BCVT Việt Nam với các nước trên thế giới. 38
2.1.3.1. Hợp tác đa phuong 38
2.1.3.2. Hợp tác song phuong 41
2.1.3.3. Hợp tác kinh tế quốc tế trong khu vực và liên khu vực 42
2.2. Khái quát tình hình thu hút vốn ODA Ngành BCVT Việt Nam giai đoạn 1993- 2005 43
2.2.1. Nguồn vốn ODA không ngừng tăng lên qua các năm 44
2.2.2. Hình thức tài trợ ngày càng mở rộng và phong phú 44
2.2.3. Các Nhà tài trợ chủ yếu 45
2.2.3.1. Nhà tài trợ Pháp 45
2.2.3.2. Nhà tài trợ Nhật Bản 46
2.2.3.3. Nhà tài trợ Thụy Điển 47
2.2.4. Chương trình, dự án ODA từ các Nhà tài trợ khác (cả song phương và đa phương) 48
2.3. Thu hút ODA vào ngành BCVT Việt Nam từ 1993 đến năm 2005 50
2.3.1. Quy trình thu hút vốn ODA tại Tập đoàn Bưu chính viễn thông - VNPT 50
2.3.2. Thực trạng thu hút vốn ODA từ năm 1993 đến hết năm 2006 52
2.3.2.1. Các Nhà tài trợ chủ yếu 52
2.3.2.2. Tiến độ thực hiện dự án 55
2.3.2.3. Trình độ chuyên gia thực hiện các dự án ODA 58
2.3.2.4. Nhà cung cấp thiết bị 58
2.3.2.5. Giá cả thiết bị, dịch vụ tư vấn 59
2.4. Nhận xét chung về công tác thu hút vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam thông 61
2.4.1. Những kết quả đạt được 61
2.4.1.1. Nguồn vốn ODA hỗ trợ về vốn bổ sung cho Ngành BCVT 61
2.4.1.2. Nguồn vốn ODA đóng góp tích cực cho sự phát triển kết cấu hạ tầng của Ngành BCVT. 63
2.4.1.3. Nguồn vốn ODA mở đường đưa công nghệ BCVT tiên tiến của thế giới vào Việt Nam 64
2.4.1.4. Nguồn vốn ODA góp phần vào phát triển nguồn nhân lực 65
2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 67
2.4.2.1. Những tồn tại 67
2.4.2.2. Nguyên nhân 69
CHƯƠNG 3: 75
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT 75
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ 75
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀO NGÀNH 75
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 75
3.1. Định hướng, chiến lược phát triển Bưu chính viễn thông và sự cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển BCVT 75
3.1.1. Chiến lược phát triển BCVT đến năm 2010 75
3.1.1.1. Quan điểm phát triển 75
3.1.1.2. Mục tiêu của chiến lược 75
3.1.1.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực 76
3.1.2. Sự cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển BCVT 78
3.2. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam 84
3.2.1. Các giải pháp chung 84
3.2.1.1. Chính sách hài hòa thủ tục 84
3.2.1.2. Tăng cường đào tạo cán bộ về nhận thức và trình độ chuyên môn 86
3.2.1.3. Giảm thiểu các ràng buộc khi đàm phán về nội dung các điều ước quốc tế 88
3.2.1.4. Đẩy mạnh tốc độ giải ngân 88
3.2.2. Các giải pháp cụ thể của Ngành 89
3.2.2.1. Chủ động lựa chọn các dự án tốt đưa vào quy hoạch đăng ký tài trợ hàng năm của Tập đoàn BCVT Việt nam. 89
3.2.2.2. Đẩy mạnh, tăng cường công tác vận động, tranh thủ tìm kiếm các nguồn tài trợ cả song phương lẫn đa phương 90
3.2.2.3. Công tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của Ngành cần được quan tâm đúng mức 92
3.2.2.4. Các giải pháp đối với hoạt động của Ban QLDA của Ngành BCVT 93
3.2.2.5. Đẩy nhanh tiến trình thẩm định dự án, phê duyệt công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng v.v đối với một số dự án trọng điểm. 96
3.2.2.6. Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện tài chính, tín dụng 98
3.2.2.7. Thành lập một tổ chuyên trách về đánh giá hậu dự án tại Tập đoàn Bưu chính viễn thông 101
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-17246/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

i với chương trình dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Bưu chính Viễn thông, trong đó có ít nhất một bộ gốc, tất cả gửi cho cơ quan chủ trì thẩm định.
Bước 7: Đàm phán, k?ý kết, phê chuẩn hay phê duyệt Điều ước cụ thể về ODA. Bộ Tài chính được ủy quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Tổng công ty đàm phán các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay. Sau khi kết thúc đàm phán, Bộ Tài chính trình Thủ tướng chính phủ duyệt kết quả đàm phán và quyết định người được ủy quyền thay mặt Chính phủ ký Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với Nhà tài trợ.
Bước 8: Sau khi nhận được Nghị định thư vốn vay, Tổng công ty (Ban KTTK - Tài chính chủ trì phối hợp cùng Ban Kế hoạch và đơn vị lập dự án) trình hồ sơ vay vốn sang Bộ Tài chính để Bộ Tài chính có ủy quyền về ký hợp đồng nội giữa Tổng công ty (Ban KTTKTC có ủy quyền cho đơn vị được uỷ quyền làm chủ đầu tư ký) với đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền (Quỹ Hỗ trợ phát triển).
Bước 9: BQLDA ODA: Sau 15 ngày quyết định đầu tư được duyệt, Tổng công ty (do Ban DTPT giới thiệu, Ban TCCB-LD trình) phải ra quyết định thành lập BQLDA. BQLDA có nhiệm vụ chức năng theo quy định của pháp luật và theo đặc thù của ngành bao gồm theo dõi đánh giá, nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả chương trình dự án ODA.
2.3.2. Thực trạng thu hút vốn ODA từ năm 1993 đến hết năm 2006
2.3.2.1. Các Nhà tài trợ chủ yếu
- Từ đầu những năm 1990, phần lớn các dự án ODA mà Ngành thu hút được là thuộc nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa Pháp. Đến tận năm 1997, Tổng công ty mới có dự án đầu tiên của Chính phủ Nhật Bản là dự án phát triển mạng VTNT 10 tỉnh miền Trung, Việt Nam. Các Nhà tài trợ song phương chủ yếu của Ngành BCVT gồm có Pháp, Thụy Điển, và Nhật. Sau đây là tình hình thu hút vốn ODA từ các Nhà tài trợ chủ yếu:
- Từ năm 1993 đến năm 2000, các dự án ODA của Ngành BCVT đã được thực hiện thông qua các Nghị định thư tài chính Việt - Pháp thuộc các tài khoá: 1993, 1994, 1996, 1997 và 2000. Các Nghị định thư tài chính của Chính phủ cộng hoà Pháp bao gồm nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn vay hỗn hợp, nguồn vay nhẹ lãi, trong đó chủ yếu là nguồn viện trợ không hoàn lại và nguồn vay ưu đãi. Các Nghị định thư tài chính Việt - Pháp tập trung vào hỗ trợ phát triển mạng viễn thông cố định tại các thành phố như Hà nội, thành phố HCM, Đà nẵng, Huế, Vũng tàu, Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu long cũng như mạng VTNT thuộc các tỉnh phía Bắc. Các nguồn vốn ODA này tài trợ cho cả phần dịch vụ và thiết bị. Tổng nguồn vốn ODA từ Nhà tài trợ Pháp từ năm 1993 đến nay khoảng 41,5 triệu USD. Có thể nói Pháp là Nhà tài trợ vốn ODA đầu tiên của Ngành BCVT Việt Nam ngay từ những năm Việt Nam còn bị lệnh cấm vận của Mỹ. Thông qua viện trợ ODA của Pháp trong những năm cấm vận đầy khó khăn, ngành BCVT Việt nam đã có cơ hội tiếp cận được công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, góp phần mở đường cho sự nghiệp phát triển mạng viễn thông của nước nhà. Tuy nhiên, tổng số vốn ODA mà Ngành thu hút được từ Chính phủ Pháp chưa phải là nhiều trong suốt một thời gian dài hơn 10 năm mà Ngành BCVT đã tham gia vào công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Song song với nguồn viện trợ ODA của Pháp, ngành BCVT cũng nhận được nguồn viện trợ ODA của Thụy Điển cho hai dự án: Tổng đài Tandem AXE Hà nội - Hồ Chí Minh và Tổng đài AXE 10 Gia Lai - Kon Tum với tổng giá trị là 5,3 triệu USD thuôc tài khoá năm 1994. Hai dự án này đã góp phần quan trọng đối với việc cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại vùng Cao nguyên của Việt Nam trong những năm nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn. Do quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Thụy điển, Ngành BCVT Việt Nam có cơ hội đón nhận được sự hỗ trợ quý giá này. Tuy nhiên, từ đó đến đến nay, Ngành BCVT Việt Nam mà cụ thể là Tổng công ty BCVT Việt Nam không có thêm một chương trình, dự án ODA nào do Thụy Điển cung cấp. Đây cũng chính là một thực tế thể hiện sự hạn chế của công tác vận động, thu hút vốn ODA của Ngành BCVT Việt Nam trong chiến lược huy động vốn để phát triển Ngành.
- Đối với Nhà tài trợ Nhật Bản, một trong những Nhà tài trợ có tổng số vốn ODA
nhiều nhất tại Việt Nam và cũng là Nhà tài trợ chính hiện nay của Ngành BCVT Việt Nam, Tổng công ty BCVT Việt Nam cũng đã thu hút được một số dự án ODA đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển mạng BCVT Việt Nam. So với Nhà tài trợ Pháp, Chính Phủ Nhật Bản đã thể hiện rõ ràng quan điểm viện trợ ODA của mình là tập trung nguồn vốn ODA cho Việt Nam vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các vùng sâu, vùng xa và các dịch vụ phục vụ công ích. Đối với Ngành BCVT Việt Nam, Nhà tài trợ Nhật Bản đã giúp Ngành trong việc phát triển mạng viễn thông tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và nâng cao năng lực, trình độ quản lý của Ngành. Điều này đã được thể hiện qua một số dự án ODA đang được thực hiện và đang trong quá trình vận động xin nguồn của Ngành BCVT Việt Nam với Nhà tài trợ Nhật Bản, cụ thể là:
+ Dự án phát triển mạng VTNT các tỉnh miền Trung, Việt Nam tài khóa 1997. Tổng số vốn ODA của dự án là 11,332 triệu JPY thuộc nguồn vay nhẹ lãi. Dự án đã được giải ngân trong những năm gần đây (2002-2005) và vẫn đang trong quá trình thực thi dự án.
+ Dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm Nâng cao năng lực đào tạo Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn thông 1 có tổng giá trị là 7 triệu USD do tổ chức JICA tài trợ thuộc tài khoá 1997. Dự án đã được giải ngân xong trong năm 2003.
+ Dự án Cáp quang biển trục Bắc - Nam sử dụng vốn JBIC tài khoá 2002 với số vốn ODA là 161 triệu USD. Dự án đã phê duyệt gần xong công tác đấu thầu.
+ Dự án mạng Internet phục vụ cộng đồng sử dụng vốn JBIC Nhật Bản, tài khoá 2004 với tổng số vốn là 120 triệu USD. Dự án đang trong quá trình chờ phê duyệt của Nhà tài trợ.
+ Dự án Đào tạo cho nước thứ 3 sử dụng nguồn vốn của JICA, Nhật Bản thuộc tài khoá 2004. Dự án đang trong quá trình thực hiện với tổng số vốn ODA khoảng 100,000 USD.
Tổng số vốn ODA của những dự án viện trợ không hoàn lại và vay nhẹ lãi của Nhật Bản lên tới khoảng 385 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn (85%) trong tổng nguồn vốn ODA mà Ngành BCVT Việt Nam thu hút được trong suốt giai đoạn 1993 - 2005. Nguồn vốn này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Ngành BCVT Việt Nam nói riêng, cũng như đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, trong đó phát triển công nghệ thông tin đóng vai trò tiên phong, hỗ trợ cho các Ngành kinh tế và các lĩnh vực khác cùng phát triển.
2.3.2.2. Tiến độ thực hiện dự án
Nhìn chung, các dự án ODA do Tập đoàn BCVT thực hiện đều triển khai chậm so với kế hoạch đề ra. Sau đây là một số ví dụ điển hình về việc chậm trễ trong khâu thực hiện dự án:
- Dự án Mạng Viễn thông nông thôn các tỉnh phía Bắc của Pháp, tài khoá 2000
Dự án này chậm hơn hai năm so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu của sự chậm trễ này là do thủ tục thẩm đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status