Khảo sát tình hình ô nhiễm và quản lý ô nhiễm nguồn nước thải trên địa bàn thành phố Hải Dương - pdf 11

Download Đề tài Khảo sát tình hình ô nhiễm và quản lý ô nhiễm nguồn nước thải trên địa bàn thành phố Hải Dương miễn phí



Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 41,62%. Hiện tại thành phố có 1.700 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năn gần đây phát triển rất mạnh với hàng loạt các khu công nghiệp được xây dựng và đưa vào hoạt động như: Đại An ( 603,82ha), Việt Hoà ( 46,4ha), Ngô Quyền, Cẩm Thượng với nhiều ngành nghề. Chính vì vậy, nước thải công nghiệp ở thành phố Hải Dương không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm từng ngành sản xuất: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm, làm bún, các cơ sở sản xuất bánh đậu xanh chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ cao. Nước thải của các nhà máy cơ khí chứa hàm lượng cao các KLN, dầu mỡ.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-9093/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ội 58km về phía Tây. Diện tích toàn bộ thành phố theo địa giới hành chính là 7.138,60 ha.
Phía Bắc của thành phố giáp huyện Nam Sách.
Phía Nam và phía Đông giáp với huyện Tứ Kỳ.
Phía Tây giáp với huyện Cẩm Giàng.
Phía Nam giáp với huyện Gia Lộc.
_ Địa hình
Thành phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng, thấp trũng, có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ cao độ +2,00 – 2,40m thấp dần xuống +1,50 – 1,00m, có vùng thấp trũng cao độ từ +0,50 – 0,80m, cụ thể từng khu vực như sau:
+Vùng có cao độ từ +2,10 – 2,40m rộng 450ha thuộc các phường Tứ Minh, Việt Hoà và các khu vực phi canh tác khác (dân cư , đường xá, mồ mả) có diện tích khoảng 1250ha.
+Khu vực có cao độ +1,50 – 2,00m rộng khoảng 400ha thuộc các phường Cẩm Thượng, Bình Hàn, khu vực phía Nam Bắc đường số 5 cũ của phường Thanh Bình.
+Khu vực có cao độ từ +1,00 – +1,40m rộng 150 ha tập trung ở các phường Ngọc Châu, Hải Tân và Thanh Bình.
+Khu vực có cao độ từ +0,80 – +1,00m rải rác ở các phường xã chủ yếu là các chân trũng.
Trong thành phố có nhiều ao hồ, kênh rạch nối liền nhau thành 1 hệ thống liên hoàn thông với các sông, chia cắt thành các lưu vực nhỏ.
Qua đó cho thấy địa hình, cốt đất Hải Dương trũng nên dễ bị ngập úng trong mùa mưa nhất là những nơi có cao độ thấp.
4.1.2. Đặc điểm khí hậu:
Cũng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam, thành phố Hải Dương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Theo tài liệu khí tượng của trạm khí tượng thuỷ văn cung cấp như sau:
+Nhiệt độ
Đặc trưng
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
Nhiệt độ tối cao trung bình tháng cao nhất
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất
Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng thấp nhất
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
Giao động trung bình ngày
Nhiệt độ tối cao
23,4
29,2 (tháng 7)
32,4 (tháng 7)
16 (tháng 1)
13,6 (tháng 1)
3,2 (1975)
5,6
38,2
Nguồn:Báo cáo quy hoạch chung thành phố Hải Dương
+Độ ẩm
Đặc trưng
Trị số (%)
Độ ẩm trung bình năm
Độ ẩm trung bình tháng lớn nhất
Độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất
Độ ẩm tối thấp tuyệt đối
84
89 (tháng 4)
80 (tháng 11- 12)
21 (17/1/1961)
Nguồn:Báo cáo Quy Hoạch Chung Thành Phố Hải Dương
+Gió
Đặc trưng
Đơn vị
Trị số
Hướng gió thịnh hành tháng 1 và tần xuất
Hướng gió thịnh hành tháng 7 và tần xuất
Tốc độ gió trung bình năm
Tốc độ gió lớn nhất
%
%
m/s
m/s
35N; 28,2 SE
49,8 SE
2,3
>40 (23/7/1980)
Nguồn: Báo cáo Quy Hoạch Chung Thành phố Hải Dương.
+ Mưa là yếu tố thời tiết quan trọng, ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước và tính chất nước thải.
Các Tài liệu mưa cần được phân tích kỹ vì đây là đầu vào cho việc tính toán hệ thống thoát nước mưa. Lượng mưa trung bình năm từ năm 1990 đến năm 1999 được thống kê trong bảng sau:
Năm
Lượng mưa trung bình năm (mm)
1990
1712,8
1991
1146,5
1992
1495,5
1993
1302,3
1994
1924,1 (cao nhất)
1995
1157,5
1996
1208,1
1997
1695,2
1998
1220,6
1999
1246,8
Nguồn: Trung tâm dự báo KTTV Hải Dương.
4.1.3. Điều kiện thuỷ văn
Thành phố Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn của các sông Thái Bình và sông Sặt.
Sông Thái Bình là một sông lớn ở Miền Bắc Việt Nam, là hợp lưu của ba sông: sông Cầu, sông Lục Nam và sông Thương vừa chịu ảnh hưởng nhật triều biển Đông. Vì vậy, chế độ thuỷ văn của sông Thái Bình rất phức tạp. Theo các tài liệu đo ở cầu Phú Lương mức nước sông Thái Bình như sau:
+Mực nước cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ tháng 6 – 10 đều cao hơn nền thành phố; tháng 6: 2,60m; tháng 7: 3,09m; tháng 8: 3,54m; tháng 9: 3,14m; tháng 10: 3,54m.
+Mực nước cao nhất vào lúc chân triều trung bình tháng từ tháng 7 đến tháng 9 cũng vẫn cao hơn mức nước cần khống chế các hồ điều hoà tháng 7: 1,93m; tháng 8: 2,34m; tháng 9:2,10m.
+Mực nước thấp nhất vào lúc chân triều tháng 7: 1,17m; tháng 8: 1,57 m; tháng 9: 1,34m
Qua các số liệu trên có thể thấy rằng có thể lợi dụng xả nước mưa tự chảy ra sông Thái Bình vào lúc mức nước thấp nhất lúc triều rút. Còn vào các thời điểm khác không thể tự xả được.
Sông Sặt là 1 sông nội đồng, một phần của hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải. Về mùa mưa: mực nước trên sông Sặt thường lớn hơn +2,00m. Mực nước lớn nhất là 3m. Mực nước trung bình 2,4 - 2,8m.
Về mùa khô: Hmax = 2m. Mực nước thường xuyên ở sông Sặt ; là 1,6 – 1,7m.
Các mức nước này đều lớn hơn cao độ trung bình của Thành Phố, vì vậy ven theo 2 sông này đều phải có hệ thống đê bảo vệ Thành Phố khỏi bị ngập lụt.
Qua đó thấy được: Đặc điểm thuỷ văn của Thành phố Hải Dương không thuận lợi cho việc thoát nước mà phải dùng biện pháp bơm cưỡng bức và rất dễ úng ngập khi có mưa lớn.
4.1.4. Điều kiện địa chất:
Địa chất ảnh hưởng đến việc thoát nước bằng cách thấm xuống dưới lòng đất và dựa vào điều kiện địa chất để xây dựng các công trình cấp thoát nước.
a/ Địa chất công trình:
Thành phố Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nền đất thuộc loại phù sa cổ sông Hồng và sông Thái Bình. Trong các lớp đất ở độ sâu đến 8-10 m là các lớp đất á sét, sét, sét pha, bùn sét có độ chịu lực dưới 1kg/cm2 .
b/Địa chất thuỷ văn:
Thành phố Hải Dương nằm ở vùng trũng, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu bé từ 0,5 - 1m về mùa mưa và 1- 2 m về mùa khô.
Với độ sâu mực nước ngầm thấp như vậy mà nền đất lại thuộc loại phù sa nên nước ngầm rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại nước trên bề mặt khi ngấm xuống. Chính vì vậy nguy cơ ô nhiễm là rất cao nếu không có biện pháp phòng chống.
4.1.5. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực
4.1.5.1. Đặc điểm dân cư - xã hội.
a. Dân số và lao động.
_Dân số: Theo Báo cáo của Phòng Thống kê, dân số trung bình năm 2008 của TP Hải Dương là 195.466 người. Dân số trong độ tuổi lao động là 129.007 người, trong đó lao động nông nghiệp là 16.513 người ( 12,81%), lao động phi nông nghiệp là 112.494 người ( 87,19%).
Thành phố Hải Dương có 19 đơn vị hành chính gồm 13 phường ( Bình Hàn, Cẩm Thượng, Nguyễn Trãi, Trần Phú, Lê Thanh Nghị, Phạm Ngũ Lão, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Thanh Bình, Tứ Minh, Hải Tân, Việt Hoà, Ngọc Châu) và 6 xã ( Ái Quốc, An Châu, Nam Đồng, Thượng Đạt, Tân Hưng, Thạch Khôi) Mật độ dân số thành phố: 2.738 người/km2, trong đó mật độ dân số nội thành là 10.241 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các khu vực hành chính, chủ yếu tập trung ở nội thị.
Bảng: Hiện trạng phân bố dân cư TP Hải Dương.
STT
Phường, xã
Diện tích (ha)
Dân số( người)
1
Phường Thanh Bình
548,08
22.146
2
Phường Ngọc Châu
634,46
19.495
3
Phường Hải Tân
333,46
10.245
4
Phường Quang Trung
86,09
13.284
5
Phường Bình Hàn
243,24
16.460
6
Phường Cẩm Thượng
255,01
7.243
7
Phường Phạm Ngũ Lão
73,21
12.836
8
Phường Lê Thanh Nghị
83,94
8.323
9
Phường Trần Phú
44,61
9.155
10
Phường Nguyễn Trãi
57,77
10.056
11
Phường Trần Hưng Đạo
38,77
5.547
12
Phường Tứ Minh
712,37
11.055
13
Phường Việt Hoà
615,43
8.032
14
X...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status