Định nghĩ Độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu của đất - pdf 11

Download Đề tài Độ phì, quản lý và nâng cao độ phì nhiêu của đất miễn phí


Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống. Trong sản xuất nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu
sản xuất không thể thay thế được. Do vậy, lĩnh vực đánh giá tài nguyên đất rất được quan
tâm nhằm đề ra các giải pháp sử dụng đất hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ nhất định.
Việt Nam là nước 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn
(1800 - 2000mm/năm) tập trung vào 4 - 5 tháng mùa mưa với lượng mưa chiếm tới 80%
tổng lượng mưa, thì hiện tượng xói mòn đất luôn xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Phải
làm gì để đảm bảo lương thực cho khoảng 85 triệu dân như hiện nay, trong khi diện tích
đất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp?, phải sử dụng đất như thế nào để có năng suất cây
trồng cao nhất và bền vững
Từ thực tiễn trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu chuyên đề: "Độ phì, quản lý và
nâng cao độ phì nhiêu của đất" vì đây chính là cơ sở của một nền nông nghiệp bền vững
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỘ PHÌ?
2.1.1. Độ phì nhiêu của đất?
Trong sản xuất nông nghiệp đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến, quý báu nhất.
Tư liệu sản xuất này nếu được sử dụng đúng thì nó không những không bị hao mòn mà có
thể ngày một tốt hơn.
Muốn sử dụng đúng đất phải đánh giá được chất lượng của chúng. Muốn xây dựng,
chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp cũng phải nắm được chất lượng đất. Trong
các chương trước, khi nói về thành phần và tính chất của đất chúng ta đều có nhận xét và
đánh giá từng mặt của đất. Nhưng để đánh giá tổng hợp chất lượng của đất phải có chỗ
dựa vững chắc. Chỗ dựa này chính là khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng.
Khả năng sản xuất của đất cũng chính là nội dung chủ yếu của độ phì nhiêu đất. Sự
phát triển của học thuyết độ phì nhiêu đất gắn liền với tên tuổi của V. R. Viliamx. Ông đã
nghiên cứu một cách chi tiết sự hình thành và phát triển của độ phì nhiêu trong quá trình
hình thành đất tự nhiên, các điều kiện xuất hiện độ phì nhiêu trong sự phụ thuộc vào một
số đặc tính của đất, cũng như đã hình thành các luận điểm cơ bản về nguyên tắc chung
nâng cao độ phì nhiêu đất và sử dụng nó trong sản xuất nông nghiệp.
Độ phì nhiêu có thể được định nghĩa như sau: Độ phì nhiêu là khả năng của đất có
thể thoả mãn các nhu cầu của cây về các nguyên tố dinh dưỡng, nước, đảm bảo cho hệ
thống rễ của chúng có đầy đủ không khí, nhiệt và môi trường lý hoá học thuận lợi cho sinh
trưởng và phát triển bình thường.
Độ phì nhiêu là đặc tính chất lượng cơ bản của đất phân biệt nó với đá. Khái niệm
đất và độ phì nhiêu gắn bó chặt chẽ với nhau. Độ phì nhiêu của đất là kết quả của sự phát
triển của quá trình hình thành đất cũng như quá trình trồng trọt khi sử dụng đất vào mục
đích sản xuất nông nghiệp.
Người ta chia ra các yếu tố và điều kiện của độ phì nhiêu đất. Các yếu tố của độ phì
nhiêu bao gồm nguyên tố dinh dưỡng, nước, không khí và nhiệt là những yếu tố cần thiết
cho sự sống và sinh trưởng của cây. Các điều kiện của độ phì nhiêu bao gồm toàn bộ các

e6dN12GW92tnFfx
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status