Cây công nghiệp dài ngày - pdf 11

Download Đề tài Cây công nghiệp dài ngày miễn phí



Bài 1: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KIN H TẾ CỦA CÁC CÂY
CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY CAO SU, CÀ PHÊ, CHÈ.
I. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY CAO SU
(Hevea brasiliensis. L).
1. Nguồn gốc
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc trên một địa bàn rộng 5 đến 6 triệu
km2, thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng kế cận, giữa hai vĩ tuyến 130B-130N
(Nguyễn Khoa Chi, 1985). Theo Nguyễn Thị Huệ (1997), phạm vi phân bố của cao su
hoang dại chỉ trong khoảng vĩ độ 50 Bắc và Nam. Nó được nhận ra bởi thổ dân vùng
Amazôn từ lâu. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XV những người Châu Âu đầu tiên đến
đây mới biết chúng, Christophe Colombo phát hiện vào giai đoạn 1493-1496. Mãi đến
thế kỷ XVII mới có những công trình nghiên cứu thêm về cây cao su, do La
Condamine và Fresneau thực hiện. Sau đó nhờ có phát hiện thêm của Goodyear vào
năm 1999 về việc lưu hóa mủ cao su. Từ đó, cao su nhanh chóng trở thành hàng hóa.
Bắt đầu, mủ cao su chỉ được khai thác từ cây cao su rừng ở Brazil. Trong suốt
cuối thế kỷ XIX Brazil luôn giữ thế độc quyền về sản phẩm của cây này. Tuy nhiên,
vào năm 1875 Collins, (người Anh) lần đầu tiên lấy trộm được 2.000 hạt, đem gieo
mọc được 12 cây và trồng ở Calcutta - Ấn Độ. Nhưng đã bị chết hết. Sau đó một năm
(14/06/1876) Henry Wickham(người Anh), cũng lấy trộm được hơn 70.000 hạt đem
gieo tại vườn bách thảo Kew, London mọc được 24 cây. Số cây này được đem trồng tại
Colombo - Srilanka. Từ nguồn này cao su phát triển lan rộng khắp vùng Đông Nam Á,
Châu Phi và trở lại Châu Mỹ. Trong đó vùng Đông Nam Á có diện tích trồng lớn nhất.
Mủ cao su trồng được thu hoạch lần đầu tiên từ 24 cây của Wickham vào năm
1884 tại Colombo - Srilanka. Nó là khởi đầu cho việc phá bỏ thế độc quyền của Brazil.
Những năm cuối thế kỷ XX, nhờ có sự hổ trợ của hiệp hội cao su thế giới (IRRDB) có
hơn 15.800 cây đầu dòng đã được thu thập từ khắp lưu vực sông Amazon (1974-1982)
đã làm phong phú thêm nguồn gen để bổ sung vào nguồn Wickham hiện có, nhờ đó mà
khả năng các giống được tạo ra sau này sẽ có nhiều ưu thế về năng suất và nhiều đặc
tính ưu việt khác.
2. Phân loại thực vật
Hevea brariliensis.L thuộc bộ ba mảnh vỏ, họ thầu dầu (Euphorbiaceae), loài
Hevea, với số nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=26,loại cây thân gỗ có tuổi thọ hơn 100 năm.
Trong họ thầu dầu có đến 10 loài cây cho mủ cao su, dưới đây là mô tả sơ lược
môt số loài Hevea khác Hevea brasiliensis (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
+ H. benthamiana Cây cao trên 27m, gốc cây phình to, lá chét có lông tơ màu
nâu đỏ ở mặt dưới lá, khi ổn định lá nằm ngang hơi chúc xuống. Cây bắt đầu trổ hoa
khi lá rụng. Cây thường mọc ở vùng đất phù sa, ngập nước định kỳ vào mùa mưa ở dọc
bờ sông Amazon. Năng suất mủ cao su kém, chất lượng mủ tốt, có thể kháng được
bệnh SALB.
+ H. Camagoana: Cây nhỏ, cao từ 2-12m, mọc cạnh Cơ dòng chảy và vùng đầm
lầy. Hoa lưỡng tính, phần cuối hoa có màu hồng hay màu đỏ. Cây cho năng suất kém,
mủ trắng.
+ H. Camporum:Cây thấp chiều cao dưới 2m, chỉ tìm thấy ở vùng đầu nguồn,
vùng sa mạc, mủ trắng.
+ H. Guianensis: Loài này có vùng phân bố rộng nhất, cây cao 20-35m, thân hình
trụ, thường chỉ phân cành ở chiều cao 1/2 thân trở lên, tán lá rậm rạp, lá dựng đứng, lá
vẫn còn tồn tại khi cây nở hoa. Năng suất mủ kém, mủ màu hơi vàng, chất lượng mủ
thấp. Cây sinh trưởng tại Cơ vùng đất cao (đến 1.100m) và trên đất thoát nước tốt.
+ H. microphylla : Cây cao 18-20m, thân mảnh khảnh, gốc cây hơi to, phình ra,
vỏ cây màu đỏ nhạt, tán lá thưa thớt, lá rụng trước khi cây trổ hoa. Hoa cái to, hình
chuông.
+ H. nitida : Cây nhỏ đến trung bình, thân hình trụ, vỏ cây màu đỏ sậm. Lá chúc
xuống có màu xanh sáng, lá còn tồn tại khi cây trổ hoa, trái có màu đỏ nhạt. Mủ màu
trắng đậm đặc, chứa nhiều chất nhựa (resin), ít cao su. Cây thường mọc trên đất rừng,
thoát nước tốt, có thể phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng.
+ H. pauciflora : Cây lớn cao trên 25m, thân hình trụ, vỏ màu nâu đậm, lá vẫn
còn tồn tại khi cây trổ hoa. Mủ có màu trắng, chứa nhiều chất nhựa, ít cao su. Cây
thường mọc trên đất thoát nước tốt.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-2031/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN
BÀI GIẢNG
CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
Người biên soạn: ThS. Đinh Xuân Đức
Huế, 08/2009
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - HÀ LAN
***************
BÀI GIẢNG
CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY
NGƯỜI BIÊN SOẠN: Ths. Đinh Xuân Đức
Huế, 2008
2
Bài 1: NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI,GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÁC CÂY
CÔNG N GHIỆP DÀI NGÀY CAO SU, CÀ PHÊ, CHÈ.
I. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY CAO SU
(Hevea brasiliensis. L).
1. Nguồn gốc
Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc trên một địa bàn rộng 5 đến 6 triệu
km2, thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng kế cận, giữa hai vĩ tuyến 130B-130N
(Nguyễn Khoa Chi, 1985). Theo Nguyễn Thị Huệ (1997), phạm vi phân bố của cao su
hoang dại chỉ trong khoảng vĩ độ 50 Bắc và Nam. Nó được nhận ra bởi thổ dân vùng
Amazôn từ lâu. Tuy nhiên, cho đến cuối thế kỷ XV những người Châu Âu đầu tiên đến
đây mới biết chúng, Christophe Colombo phát hiện vào giai đoạn 1493-1496. Mãi đến
thế kỷ XVII mới có những công trình nghiên cứu thêm về cây cao su, do La
Condamine và Fresneau thực hiện. Sau đó nhờ có phát hiện thêm của Goodyear vào
năm 1999 về việc lưu hóa mủ cao su. Từ đó, cao su nhanh chóng trở thành hàng hóa.
Bắt đầu, mủ cao su chỉ được khai thác từ cây cao su rừng ở Brazil. Trong suốt
cuối thế kỷ XIX Brazil luôn giữ thế độc quyền về sản phẩm của cây này. Tuy nhiên,
vào năm 1875 Collins, (người Anh) lần đầu tiên lấy trộm được 2.000 hạt, đem gieo
mọc được 12 cây và trồng ở Calcutta - Ấn Độ. Nhưng đã bị chết hết. Sau đó một năm
(14/06/1876) Henry Wickham(người Anh), cũng lấy trộm được hơn 70.000 hạt đem
gieo tại vườn bách thảo Kew, London mọc được 24 cây. Số cây này được đem trồng tại
Colombo - Srilanka. Từ nguồn này cao su phát triển lan rộng khắp vùng Đông Nam Á,
Châu Phi và trở lạ i Châu Mỹ. Trong đó vùng Đông Nam Á có diện tích trồng lớn nhất.
Mủ cao su trồng được thu hoạch lần đầu tiên từ 24 cây của Wickham vào năm
1884 tại Colombo - Srilanka. Nó là khởi đầu cho việc phá bỏ thế độc quyền của Brazil.
Những năm cuối thế kỷ XX, nhờ có sự hổ trợ của hiệp hội cao su thế giới (IRRDB) có
hơn 15.800 cây đầu dòng đã được thu thập từ khắp lưu vực sông Amazon (1974-1982)
đã làm phong phú thêm nguồn gen để bổ sung vào nguồn Wickham hiện có, nhờ đó mà
khả năng các giống được tạo ra sau này sẽ có nhiều ưu thế về năng suất và nhiều đặc
tính ưu việt khác.
2. Phân loại thực vật
Hevea brariliensis.L thuộc bộ ba mảnh vỏ, họ thầu dầu (Euphorbiaceae), loài
Hevea, với số nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=26,loại cây thân gỗ có tuổi thọ hơn 100 năm.
Trong họ thầu dầu có đến 10 loài cây cho mủ cao su, dưới đây là mô tả sơ lược
môt số loài Hevea khác Hevea brasiliensis (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
+ H. benthamiana Cây cao trên 27m, gốc cây phình to, lá chét có lông tơ màu
nâu đỏ ở mặt dưới lá, khi ổn định lá nằm ngang hơi chúc xuống. Cây bắt đầu trổ hoa
khi lá rụng. Cây thường mọc ở vùng đất phù sa, ngập nước định kỳ vào mùa mưa ở dọc
3
bờ sông Amazon. Năng suất mủ cao su kém, chất lượng mủ tốt, có thể kháng được
bệnh SALB.
+ H. Camagoana: Cây nhỏ, cao từ 2-12m, mọc cạnh Cơ dòng chảy và vùng đầm
lầy. Hoa lưỡng tính, phần cuối hoa có màu hồng hay màu đỏ. Cây cho năng suất kém,
mủ trắng.
+ H. Camporum:Cây thấp chiều cao dưới 2m, chỉ tìm thấy ở vùng đầu nguồn,
vùng sa mạc, mủ trắng.
+ H. Guianensis: Loài này có vùng phân bố rộng nhất, cây cao 20-35m, thân hình
trụ, thường chỉ phân cành ở chiều cao 1/2 thân trở lên, tán lá rậm rạp, lá dựng đứng, lá
vẫn còn tồn tại khi cây nở hoa. Năng suất mủ kém, mủ màu hơi vàng, chất lượng mủ
thấp. Cây sinh trưởng tại Cơ vùng đất cao (đến 1.100m) và trên đất thoát nước tốt.
+ H. microphylla : Cây cao 18-20m, thân mảnh khảnh, gốc cây hơi to, phình ra,
vỏ cây màu đỏ nhạt, tán lá thưa thớt, lá rụng trước khi cây trổ hoa. Hoa cái to, hình
chuông.
+ H. nitida : Cây nhỏ đến trung bình, thân hình trụ, vỏ cây màu đỏ sậm. Lá chúc
xuống có màu xanh sáng, lá còn tồn tại khi cây trổ hoa, trái có màu đỏ nhạt. Mủ màu
trắng đậm đặc, chứa nhiều chất nhựa (resin), ít cao su. Cây thường mọc trên đất rừng,
thoát nước tốt, có thể phát triển tốt trên đất cùng kiệt dinh dưỡng.
+ H. pauciflora : Cây lớn cao trên 25m, thân hình trụ, vỏ màu nâu đậm, lá vẫn
còn tồn tại khi cây trổ hoa. Mủ có màu trắng, chứa nhiều chất nhựa, ít cao su. Cây
thường mọc trên đất thoát nước tốt.
+ H. rigidifolia : Cây cao trung bình 12-18m, thân hơi nghiêng, vỏ màu xám
hung đỏ, lá dày mọc chúc xuống, lá vẫn còn tồn tại khi cây trỗ hoa. Mủ trắng, nhiều
chất nhựa, không chứa đủ cao su theo chất lượng thương mại đòi hỏi. Cây thường mọc
trên đất thoát nước tốt.
+ H. Sprucean:a Cây cao đến trên 25m, gốc cây hơi phình to ra, tán lá nặng, lá
mọc hơi chúc xuống, mặt dưới lá có lông tơ, lá vẫn còn tồn tại khi cây trỗ hoa. Mủ
trắng, ít cao su. Cây mọc trên đất thấp, ngập nước định kỳ ở dọc bờ sông.
Ngoài Hevea brasiliensis và 9 loài khác thuộc còn có trên 2.000 loài ở các họ
khác có thể cho mủ cao su và phần lớn sống trong vùng nhiệt đới. Trong số đó có thể
kể đến cây Parthenium argentatum (hay còn gọi là cây Guayule) thuộc họ Compositae,
mọc hoang dại ở Mehico. Sau chiến tranh thế giới II nó được trồng nhiều ở Liên Xô cũ,
Tây Ban Nha, Thổ Nhỉ Kỳ và Úc. Kế đó là Taraxachum korsaghyz, cũng thuộc họ cúc
(Compositae), được trồng nhiều ở Liên Xô cũ, Thụy Điển và Mỹ. Cuối cùng là một số
cây dây leo thuộc giống Landophia mọc ở châu Phi, Á và Madagasca. Loài Landophia
sp mọc ở châu Phi có nhiều triển vọng hơn cả. Nhưng cho đến nay chưa có một loài
nào có thể cạnh tranh được với cây Hevea brasiliensis
4
3. Công dụng, giá trị kinh tế - tình hình phát triển cao su
3.1. Công dụng và giá trị: Cây cao su từ khi trở thành hàng hóa công dụng của nó
ngày càng được mở rộng. Hiện nay mủ cao su trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính
của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm
cần dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: Cao su vỏ ruột xe chiếm 70% sản
lượng cao su thế giới, kế đó là cao su dùng để làm các ống, băng chuyền, đệm giảm
xóc, vật liệu chống mài mòn, các trang thiết bị hàng không, công cụ gia đình và dụng
cụ thể thao. Liệt kê có đến trên 50.000 công dụng của cao su (Nguyễn Khoa Chi,
1985).
Ngoài giá trị của mủ cao su, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn.
Trong điều kiện canh tác nông nghiệp với mật độ cây trồng 400cây/ha, sau 14 năm
trồng cây cao su có thể cho từ 0,30-0,55 m3 gỗ/cây tuỳ theo giống (Mai Văn Sơn,
2001). Khối lượng củi có thể thu khoảng 30-40% khối lượng gỗ (Nguyễn Thị Huệ,
1997). Giá gỗ cao su có thể giao động từ 600-900 USD/m3.
Hàng năm, sau năm thứ 7 cây cao su có thể cung cấp khoảng 200-300 kg hạt/ha
với hàm lượng dầu khoảng 10-20% trọng lượng hạt và lượng protein đáng kể trong hạt.
Dầu cao su cũng có thể được sử dụng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status