Tài liệu “Khoảng không gian thoải mái” của nhân viên - Pdf 98

“Khoảng không gian thoải mái” của nhân viên

Khi giao nhiệm vụ cho những người dưới quyền, tất nhiên bạn sẽ muốn các
nhiệm vụ này phải được hoàn thành 100%. Nhưng thông thường, sự chờ đợi
của bạn ít khi được đáp lại xứng đáng. Tại sao vậy? Vì sao nhân viên của
bạn không phải lúc nào cũng thể hiện một cách tối ưu những gì mà chúng ta
mong đợi ở họ? Vì sao mỗi khi bạn muốn thay đổi thứ gì đó, bạn đều gặp
phải những cản trở từ phía nhân viên, và sau đó họ sẽ không hoàn thành
nghĩa vụ mới của mình. Vì sao vậy? Bởi vì “khoảng không gian thoải mái”
của họ bị xâm phạm, vùng mà mỗi người đều mong muốn có cho riêng
mình.

Thế nào được gọi là "khoảng không gian thoải mái"?

Đó là một trạng thái thỏa mãn tình hình hiện tại của bản thân mà con người
không muốn thay đổi, do anh ta cảm thấy thỏa mãn với những điều mà anh
ta đang có. Lúc này, anh ta duy trì một mô hình cuộc sống quen thuộc và
không muốn thay đổi tình trạng này, cho dù những thay đổi này đem lại cho
anh ta một “khoảng không gian thoải mái” khác tốt hơn.T
rong mấy tháng làm việc đầu tiên, nhân viên nào cũng chứng tỏ rằng mình là
một người làm việc hiệu quả, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, họ đã tạo
ra cho mình một thói quen làm việc đã được chương trình hóa với nhịp độ và
các nhiệm vụ xác định. Nếu dừng lại để ngoái nhìn hoạt động của mình, họ
có thể nhận ra rằng ngày cũng giống ngày nào. Chỉ có các vấn đề là thay đổi.

Ví dụ điển hình là công việc của trưởng phòng kinh doanh với mô hình phân
phối cổ điển. Anh ta bắt đầu một ngày làm việc bằng cách đọc báo cáo về
kết quả công việc của phòng kinh doanh gửi ngày hôm trước. Sau đó, anh ta
tổ chức cuộc họp buổi sáng với các giám sát viên để giải quyết các vấn đề
hàng ngày. Rồi anh ta đi kiểm tra công việc của một số đại lý bán hàng,
giám sát việc kê khai doanh số. Chiều đến, anh ta thảo luận về kết quả

ngày. Và một điều nữa, chúng ta chỉ có thể rèn luyện một hành vi mới, nếu
chúng ta chú ý kiểm tra thường xuyên trong giai đoạn thay đổi hành vi, tức
là trong suốt 21 ngày.

Trở lại ví dụ về nhà quản lý muốn tăng doanh số bán hàng và nâng số lượng
đơn đặt hàng từ 10 lên 50.
Vậy cần phải làm gì để tạo ra một “khoảng không gian thoải mái” mới, trong
đó nhân viên sẽ đạt được doanh số bán hàng cao hơn?

Bạn có thể dẫn con ngựa đến chỗ có nước, nhưng bạn không thể ép nó uống
nước, nếu nó không muốn. Tương tự, bạn có thể phân công nhiệm vụ cho
cấp dưới, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta sẽ muốn hoàn thành nhiệm
vụ đó. Vì thế, bạn cần phải tạo ra động cơ thúc đẩy bên trong cho nhân viên,
làm cho anh ta cảm thấy muốn tiếp nhận những điều kiện hoạt động mới, có
trách nhiệm trước kết quả và luôn bám sát mục tiêu.
Bạn cần nhớ nguyên tắc 1/10, nghĩa là khi làm việc với nhân viên trong một
thời gian dài, thì số lượng lời ngợi khen bạn dành cho anh ta phải nhiều gấp
10 lần số lượng lời phê bình, khiển trách.
Khen ngợi có ích ngay cả trong trường hợp nhân viên không đạt được những
kết quả thật sự nào, nhưng lời ngợi khen sẽ gia tăng hiệu quả làm việc cho
mỗi nhân viên, cũng như cho cả tổ chức.

Khi tạo động lực thúc đẩy để nhân viên hoàn thành tốt những nhiệm vụ được
giao, bạn có thể đưa ra những phần thưởng và đủ loại danh hiệu khác nhau,
tức là bạn đang tạo ra những động lực vật chất. Trong trường hợp đó, mỗi
yêu cầu của bạn đối với nhân viên đều mang những nội dung kiểu như: “Mỗi
người trong số các bạn đều phải đạt mục tiêu 15 đơn đặt hàng một ngày. Nếu
đạt được mục tiêu đó, các bạn sẽ nhận được phần thưởng là …”.
Nhưng vì sao vẫn chỉ có 5 - 10% số nhân viên hưởng ứng loại động lực này?


mình.
Thực hiện được 3 điều kiện trên là bạn đã tạo ra một “khoảng không gian
thoải mái” mới giúp nhân viên đạt được những yêu cầu, đòi hỏi của mục tiêu
kinh doanh cao hơn.

Theo Bwportal


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status