Vấn đề bản tính con người – từ lý luận đến thực tiễn giáo dục nhân cách con người ở việt nam hiện nay - Pdf 95

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRẦN NGỌC SƠN
VẤN ĐỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - TỪ LÝ LUẬN ĐẾN
THỰC TIỄN GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN
NAY
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Huế, 05/2011
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
VẤN ĐỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - TỪ LÝ LUẬN ĐẾN
THỰC TIỄN GIÁO DỤC NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN
NAY
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Thái Thị Khương Trần Ngọc Sơn

HUẾ, 05 – 2011
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn
sâu sắc đến cô giáo, ThS. Thái Thị Khương. Các thầy, cô giáo trong khoa
Lý luận chính trị, bạn bè và người thân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thời gian nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Thư viện trường Đại học Khoa học Huế;
Trung tâm Học liệu Đại học Huế đã tạo điều kiện cho em hoàn thành Khóa
luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do kiến thức còn hạn chế, thời gian
không nhiều và những lý do khách quan khác, nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Em kính mong các thầy, cô giáo góp ý để Khóa luận của em

con người sâu hơn giúp chúng ta hiểu được chính mình .
Bất kỳ một trào lưu triết học nào khi nghiên cứu, tìm hiểu về con người
cũng đặt ra câu hỏi: Con người là gì, cái gì làm cho con người khác với các loài
sinh vật khác? Tại sao giữa các cá nhân lại có sự phân biệt với nhau.
Ban đầu các trường phái triết học thường dùng: “cái tôi”, “tính người”
dùng để chỉ sự khác nhau nhưng về sau họ đã dùng “nhân cách”. Nhân cách
chính là xác định “bản chất” con người bởi vì hiểu đúng bản chất con người
thì mới xác định đúng con đường và phương pháp rèn luyện nhân cách của con
người.
Ở Việt Nam hiện nay, đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa -
hiện đại hóa. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế mà
còn làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực, đạo đức đời sống văn hóa xã hội. Lấy
con người làm trung tâm của sự phát triển đất nước. Phát triển con người vừa là
sự phát triển của kinh tế xã hội, trong đó phạm trù “nhân cách” là một nội dung
cơ bản của quá trình phát triển nguồn nhân lực để con người thật sự là chủ thể
của mọi hoàn cảnh. Bởi vì, muốn công nghiệp hóa hiện đại hóa thành công thì
phải có con người: Có cả tài lẫn đức, có đủ năng lực và bản chất chính trị, đó là
yêu cầu cơ bản của giáo dục phát triển sự nghiệp trồng người ở nước ta hiện
nay.
Xu hướng toàn cầu hóa đã tác động tích cực trong đời sống xã hội đó là:
góp phần sáng tạo giá trị tinh thần của con người, sàng lọc và thẩm định để bảo
vệ bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển nhân cách một cách toàn diện, bên cạnh
đó nó cũng có những mặt trái là: Nhân cách của con người có sự xáo trộn làm
cho tư tưởng con người chạy theo đồng tiền lối sống thực dụng, đua đòi…làm
mất nhân cách của chính mình.
Vì vậy, việc giáo dục phát triển nhân cách con người phải được tiến
hành đồng bộ ở cả gia đình, nhà trường và cả xã hội để đào tạo những con
người có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng để có
con người “vừa hồng vừa chuyên”. Có nghĩa là không chỉ đào tạo chuyên môn
mà phải giáo dục nhân cách của con người.

- “Mấy vấn đề đặc điểm trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”,
Phạm Minh Hạc, Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực.
Ngoài ra các văn kiện, Nghị quyết, Cương lĩnh của Đảng cũng đề cập
đến nhiều vấn đề về giáo dục đào tạo, vấn đề nguồn nhân lực con người. Trên
các tạp chí Triết học, cũng có nhiều bài viết về giáo dục đạo đức, nhân cách
con người:
Nguyễn Tấn Hùng: Tạp chí Triết học; số 4;8/2004. ''Môi trường và
giáo dục gia đình với hình thành nhân cách ở trẻ em”.
Nguyễn Tấn Hùng: Tạp chí Giáo dục; (127), 12/2005. “Vai trò của điều
kiện và môi trường giáo dục trong quá trình đào tạo”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận.
Mục đích
Khóa luận có mục đích nghiên cứu làm sáng tỏ bản tính con người trong
triết học trên cơ sở tiếp thu chọn lọc những yếu tố hợp lý của các trường phái
triết học và từ đó vận dụng vào việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam
hiện nay.
Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên khóa luận giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu về bản tính con người trong triết học
- Làm rõ việc giáo dục nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận.
Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm về bản tính con người trong triết học.
- Vai trò giáo dục nhân cách con người Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận không đề cập đến vấn đề con người mà chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu trong vấn đề bản tính con người trong triết học và công tác giáo
dục, rèn luyện nhân cách con người ở Việt Nam hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

về bản tính con người không thể thoát khỏi triết học của tôn giáo.
Các đạo giáo hay một vài học thuyết đều theo quan điểm “Nhất thần”
làm mục đích tín ngưỡng, điều này đã được Will Durant nhận xét là: “Không
có một xứ nào mà tôn giáo có thế lực và đóng vai trò quan trọng như Ấn Độ,
người Ấn Độ sở dĩ chấp nhận sự thống trị của ngoại nhân, một phần là họ
không cần biết những kẻ thống trị của mình thuộc giống nào, họ cho tôn giáo
mới là cốt yếu chứ không phải là chính trị, linh hồn mới là chính chứ không
phải là thể xác, các kiếp sau mới vô tận chứ kiếp này chỉ là phù du"[11; 17,
18].

Tư tưởng triết học Ấn Độ tuy muôn màu nhưng các trường phái triết
học, các nhà triết học, đều đi tìm chân lý không phải triết lý về những điều viển
vong mà đều tập trung vào một mục đích: “Tìm ra chổ qui hướng của kiếp
người, tìm lấy một phương châm thực tiễn quyết định cho lẽ sống”
(Kimurataiken: Đại thừa phật giáo tư tưởng luận Sài Gòn 1969 trang 22).
Giải quyết vấn đề nhân sinh quan thì triết học Ấn Độ luôn đi vào lý giải
tâm linh con người đó là thế giới sâu kín trong tâm hồn con người hay là trí tuệ
kinh nghiệm.
Để đi tìm đạo đức sống của con người và để tinh thần vượt qua được sự
mê hoặc của thế giới thì triết học Ấn Độ phải lý giải về vũ trụ, để vạch ra sự
tương ứng, tương đồng giữa nội tâm và ngoại giới, giữa cái “đại ngã” và cái
“tiểu ngã” mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều là tinh thần vũ trụ tối cao -
Brahman là cái bản tính của tự ngã, nghĩa là cái bản chất vốn có của “cái ta” về
tinh thần tâm linh cũng với thực tại của vũ trụ, vì không thấy được cái niết bàn,
thanh tịnh nên con người đã bị tách khỏi cái bản tính đồng nhất đó để rồi phải
trăn trở trong bể khổ. Vòng sinh tử bị chìm đắm trong cái ta, ảo tưởng và thế
giới hiện tượng vụt mất, chỉ còn bến ảo phù du với những dục vọng si mê lôi
kéo hết tự do, tự tại.
Do đó, đối với các trường phái triết học, tôn giáo ở Ấn Độ mục đích cao
nhất của con người là con người phải vượt qua sự mê ngộ, vô minh để nhận ra

Phật giáo cũng khuyên con người sống khoan dung độ lượng, phật giáo
cho rằng: “Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung” và con người phải biết
yêu thương nhau, giúp đỡ đồng loại (từ bi) “An ủi người là bố thí” và thi ân thì
đừng cần đền đáp.Bởi vì, đền đáp là thi ân có mưu tính, mưu lợi. Đó là triết lý
của phật giáo dạy con người.
Theo phật giáo, muốn tu nhân tích đức để hoàn thiện đạo đức thì phải
thông qua con đường “bát chánh đạo”(gồm 8 con đường tu luyện): một là,
chính kiến (hiểu biết đúng). Hai là, chính tư duy (suy nghĩ đúng). Ba là, chính
ngữ (nói năng đúng đắn). Bốn là, chính nghiệp (giữ nghiệp đúng đắn không
làm điều xấu, độc ác). Năm là, chính mệnh (giữ ngăn dục vọng đúng đắn). Sáu
là, chính tịnh tiến (cố gắng kiên trì tu luyện không mệt mỏi). Bảy là, chính
mệnh (luôn luôn tin tưởng vào sự giải thoát). Tám là, chính định (tập trung tư
tưởng vào một chổ).
Để đi đến hoàn thiện bản tính trong con người, phật giáo khuyến khích
con người phải học các điều răn của phật. Trong các điều răn có hai điều cần
chú ý: “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”, “khuyết điểm
lớn nhất của đời người là kém hiểu biết”. Tuy nhiên trí tuệ ở đây là hướng đến
tâm linh chứ không phải là hoạt động thực tiễn.
Phật giáo cho rằng, con người chỉ là một vòng đẳng cấp trong vòng luân
hồi, mục đích cuối cùng của con người là thoát khỏi vòng luân hồi đó để hoàn
thiện bản tính chứ không phấn đấu một địa vị đẳng cấp cao hơn trong xã hội.
Phật giáo phân chia bản tính con người theo cấp bậc đạo đức và sự tu
luyện. Phật là có bản tính tốt nhất, vì trong quá trình tu luyện đã tiêu diệt hết
mọi ham muốn, dục vọng, thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử theo quy luật nhân quả
và luân hồi nên đã đạt đến niết bàn; Niết bàn có nghĩa là: Nằm trong trạng thái
tư duy, yên tĩnh dứt bỏ được ngọn lửa tham, sân, si để thoát khỏi vô thường, vô
ngã. Còn “bồ Tát” là có bản tính của con người tốt, tuy đã tu luyện đến trình độ
siêu thoát nhưng chưa muốn nhập niết bàn nên còn mang nặng trách nhiệm cứu
giúp giác ngộ chúng sinh.
Với trường phái Yoga thì cho rằng để linh hồn siêu thoát thì cần phải có

hiện mong muốn chủ quan mà thôi.
Khác với triết học Ấn Độ, triết học Trung Quốc khi bàn đến bản tính con
người lại có triết lý sâu sắc hơn.
Xã hội Trung Quốc vào thời xuân thu chiến Quốc là thời giao chiến của
xã hội Xuân thu và sự manh nha của xã hội mới với một tư tưởng của đạo đức
mới. Thực tiễn xã hội đã đặt ra cho các Triết gia và các bậc tài sỹ đương thời
nhiều trọng trách là: phải làm thế nào cho xã hội ổn định, kinh tế vững vàng
sinh mệnh và đạo đức con người được bảo đảm và hoàn thiện. Bởi vậy, mà vấn
đề bản tính con người không một trường phái triết học nào lại không quan tâm.
Các Nho Gia thời này đã đưa ra đường lối trị nước theo con đường “đức
trị” và “nhân tri”. Có nghĩa là muốn giáo dục cảm hóa con người thì phương
pháp tốt nhất là giáo dục đạo đức, nhằm giúp con người hoàn thiện bản tính tốt
và đẩy lùi tính xấu của mình. Vì vậy, khi nghiên cứu bản tính con người đối
với Nho Gia là để giáo hóa, giáo dưỡng đạo đức của con người thì phải bằng:
Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí; Trung dung, Trung thứ để thực hiện chủ trương chính
trị.
Khổng Tử (551- 479tcn) là người sáng lập học thuyết Nho Gia đã từng
nói: “Con người ta sinh ra bản tính vốn ngay thật, nếu họ tà khúc mà sống được
là nhờ may mắn đó thôi”. (luận ngữ).
Khổng Tử cho rằng: Bản tính con người là ngay thẳng, là trung dung,
trung thứ, là thành thật với chính mình và đem lòng ứng xử với người rất tốt,
ông cho rằng bản tính con người khi mới sinh ra là giống nhau, nhưng do ảnh
hưởng khác nhau mà xa nhau. Bởi vậy là yếu tố ngoại cảnh yếu tố xã hội là ảnh
hưởng rất lớn đến bản tính con người, cái tính ngây thơ ban đầu ấy có thể bị
thay đổi các điều kiện ngoại cảnh bởi sự tu dưỡng đạo đức sau này.
Đề cập đến bản tính con người mặc dù Khổng Tử chưa luận bàn, giảng
giải gì nhiều nhưng quan niệm về bản tính con người đã đặt nền tảng ban đầu
cho các nhà nho về sau kế thừa và phát triển.
Như vậy, đằng sau triết lý sâu xa của ông có thể thấy rằng Khổng Tử đã
đề cao bản tính tốt đẹp của con người, ông đã xây dựng một mẫu người lý

Mặc dù Tuân Tử cho rằng, tính người là ác, nhưng có thể giáo dục con
người từ ác thành thiện dựa trên cơ sở môi trường giáo dục: “tính là cái ta
không thể làm ra nhưng mà có thể cảm hóa”. Từ đó ông kêu mọi người nỗ lực
học tập nhằm gạt bỏ tính ác của con người nhằm hướng tới cái thiện. Như vậy
bản tính con người theo Tuân Tử là muốn thiện thì phải theo giáo dục.
Với Pháp Gia lại dung hình thức thưởng phạt nghiêm minh để ổn định xã
hội. Hàn Phi Tử và Cáo Tử là đại biểu tiêu biểu cho Pháp Gia.
Hàn Phi Tử (280-233 tcn) cho rằng bản tính con người là do trời sinh
“Thiên tính”, nó là bản tính vốn có trời phú cho con người, đặc trưng của thiên
tính là không học mà biết, không dạy mà có khả năng biết mọi cái. “Khôn
ngoan là bản tính tự nhiên mà sống lâu là số mệnh. Bản tính tự nhiên và số
mệnh không phải là có thể học được ở người khác”, nhưng luận giải về tính ác
của con người là cơ sở để Hàn Phi Tử đưa ra ba cách giáo dục tính người đó là:
Một là, loại bỏ những ai vô dụng; Hai là, tiến hành hiến pháp (cải cách); Ba là,
chú trọng hình phạt.
Như vậy, Hàn Phi Tử đã chú trọng cảm hóa con người bằng pháp luật,
bằng sự thưởng phạt. Bởi theo ông tính con người là tự tư, tự lợi, do vậy phải
nắm lấy tâm lý “hám hại, hám lợi” của con người mà định ra pháp luật, thưởng
phạt nghiêm minh để duy trì xã hội cho ổn định.
Còn với Cáo Tử, khi bàn đến bản tính con người ông cho rằng bản tính
con người là: Chẳng phải thiện, cũng chẳng phải bất thiện (tính vô thiện ,vô bất
thiện giả, Mạnh Tử - Quyển Hạ). Đây là quan điểm độc đáo trong quan niệm
về bản tính người của Cáo Tử. Cũng như Tuân Tử, Cáo Tử cho rằng: Ban đầu
tính con người là nguyên sơ, vốn là cái gì đó thuần túy, mộc mạc ngây thơ ví
như tờ giấy trắng vậy. Cái tính tự nhiên của con người chẳng phân biệt với cái
thiện, cái ác. Cũng như dòng nước chảy chẳng phân biệt phía Đông hay là phía
Tây.
Như vậy, trong quan niệm về tính người của Cáo Tử ít nhiều đã chỉ đến
cái bản năng của sinh vật. Còn về mặt xã hội tính người thiện hay ác chỉ có thể
hình thành về sau và phụ thuộc vào hoàn cảnh điều kiện giáo dục.

người là “đạt đạo”, “tề vật”, “tiêu giao du” với vạn vật để trở thành chân nhân.
Vì sinh ra từ đạo tự nhiên nên mỗi người có một bản tính, một khả năng
sở thích của riêng mình, không ai giống ai. Sự sống chết con người là một, thọ
yếu mạnh khỏe đều như nhau cũng không có sự phân biệt giữa “vật” và “ta” đó
là trạng thái giữa con người với động vật. Con người nên hòa đồng với “đạo”.
Theo thuyết “vô vi”của ông thì con người không cần cải biến động vật,
con người chỉ có thể tuyệt đối phục tùng tự nhiên biến hóa của vạn vật mà
không làm chủ được trước sự biến đổi của sự vật khách quan, xã hội mà có
những tiêu chuẩn chung cho mọi người về pháp luật, luân lý, đạo đức…là trái
bản tính tự nhiên của con người. Đây là điểm hạn chế lớn nhất của ông.
Tuy nhiên những quan niệm trên về bản tính con người của Trang Tử có
yếu tố duy vật và biện chứng, nhưng về cơ bản là phản ánh thế giới quan duy
tâm, các quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc, thực
chất là vấn đề khả năng hoạt động chính trị, phẩm chất con người thống trị làm
cho kẻ thống trị dành được quyền sao cho xã hội được yên ổn và mọi người
trong xã hội được sống theo khuôn khổ.
Còn với trường phái Mặc Gia, mà người đại diện cho trường phái này là
Mặc Tử. Theo Mặc Tử muốn ổn định đời sống xã hội và giáo dục con người
nhân cách tốt thì phải dùng thuyết “kiêm ái” và “thượng đồng”. Mặc Tử là
người suốt đời làm việc nghĩa,ông được coi là “người tốt ở gầm trời muốn tìm
cũng không thể được vậy”. Theo Mặc Tử thi “kiêm ái” là yêu hết tất cả mọi
người, không phân biệt trên dưới, yêu người như yêu mình “kiêm ái” là cái
thực của nhân, là nội dung của nghĩa, cho nên đem lại lợi lớn cho mọi người.
Còn “thượng đồng” là dưới luôn phải phục tùng mệnh lệnh bên trên và thuận
theo ý trên (ý của trời và quỷ thần). Vì vậy, ông tin là có quỷ thần và mệnh trời
nên tư tưởng của ông có phần hạn chế, vì ông lấy ý chí của quỷ thần và mệnh
trời làm nguyên tắc cao nhất trong đời sống xã hội, làm thước đo chuẩn mực
mọi hành vi cao nhất trong đời sống xã hội. Mặc Tử cho rằng trời là một đấng
anh minh có ý chí có nhân cách và quyền tối cao, nên ông mang là người duy
tâm. Tuy nhiên tư tưởng của ông có nhiều tiến bộ, ông kêu gọi mọi người hãy

đối” (Heghen). Các đại biểu duy tâm chủ quan thì lại tuyệt đối hóa “cái tôi”
của con người tức là yếu tố chủ quan trong bản tính con người.
Ở vào thời cổ đại Hy Lạp, Xôcrat (469-399 trcn) là một nhà duy tâm chủ
quan đã lấy con người làm trung tâm của nghiên cứu triết học đặc biệt là trong
lĩnh vực đạo đức ông quan niệm rằng: Triết học không phải là cái gì khác hơn
sự nhận thức của con người, về chính bản thân mình. Triết học là học thuyết
dạy con người sống. Con người chỉ có thể nhận biết được những gì nằm trong
quyền hạn của mình. Vì vậy, ông có luận điểm nổi tiếng là: “con người hãy
nhận thức chính mình”. Có nghĩa là sự nhận thức chỉ mang tính cá nhân, tự
nhận thức bản thân mình. Bởi vì trên cơ sở nhận thức bản thân mình con người
mới hiểu được chính cái tôi, cái thiện, cái ác và mới phát hiện được bản tính
con người là như thế nào?
Xôcrat đã đề cao vai trò của tri thức. Ông cho rằng: “tri thức với đạo đức
là một”, mà tri thức đó phải là tri thức về cái thiện. Nếu đạo đức mà hành động,
xử thế đẹp thì nó sẽ trở thành một tri thức. Ông viết, “ người nào có đạo đức thì
người đó có tri thức”. Như vậy ông coi tri thức là nền tảng của đạo đức; là khoa
học về cái thiện, dạy con người tự hoàn thiện bản thân mình.
Do đó, theo quan điểm của Xôcrat thì tri thức có vai trò quan trọng. Tri
thức giúp con người tránh được những điều xấu trong cuộc sống, đưa con
người hướng đến cái thiện cao cả. Ông cũng cho rằng mọi hành vi vô đạo đức
đều là kết quả của sự dốt nát, yếu kém. Bởi vì, người nào mà biết thế nào là tốt
thì họ sẽ không làm điều xấu. Khác với các nhà ngụy biện, Xôcrat luôn phân
biệt rõ ràng giữa cái thiện và cái ác, ông cho rằng con người mà có hạnh phúc
là con người đức hạnh. Vì vậy ông khuyên mọi người nên sống hạnh phúc để
hoàn thiện đạo đức của chính mình.
Platon (427-347 trcn) là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm khách
quan thời cổ đại. Ông cho rằng “tinh thần”, “ý niệm” mới là “cái tồn tại chân
chính” còn sự vật cảm tính chỉ là “cái bóng của ý niệm”. Ông đã đồng nhất bản
tính của con người với linh hồn bất tử.
Ông khẳng định tri thức của con người bắt nguồn từ ý niệm sinh ra, và

thường thể hiện qua hành động hoạt động đạo đức, nếu ai làm việc thiện thì trở
thành chính nghĩa, ai hành động dũng cảm thì người đó dũng cảm, cũng có
người có bản tính tốt sẽ làm nhiều việc thiện và người có bản tính xấu thì sẽ
độc ác xấu xa làm hại mọi người. Arixtôt đã đưa phạm trù “chính nghĩa” làm
trung tâm của vấn đề đạo đức. Ông chú trọng vai trò của giáo dục và học vấn
trong quá trình hình thành bản tính con người.
Như vậy, vấn đề đạo đức là một trong những nội dung cơ bản của sự
phát triển bản tính con người trong triết học Hy Lạp cổ đại. Cũng do hoàn cảnh
lịch sử mà không cho phép các nhà triết học Hy Lạp cổ đại vượt qua những hạn
chế nhất định về thế giới quan và phương pháp luận trong quan niệm về con
người. Tuy nhiên chính họ là người đã khơi dậy tư tưởng nhân văn xuyên suốt
lịch sử tư tưởng ở Phương Tây.
Bước sang thời kỳ Trung cổ, các nhà thần học Kitô giáo đứng trên lập
trường duy tâm khách quan đã cho rằng: Con người không tồn tại độc lập, quá
trình nhận thức của con người là do nhận thức của thượng đế, thượng đế sáng
tạo ra tất cả. Vì vậy, bản tính con người cũng do thượng đế sáng tạo ra, cho nên
mọi hạnh phúc, khổ sở, gian xảo, thiện, ác cũng đều do thượng đế sắp đặt.
Do khẳng định quyền lực và công lao của thượng đế. Ôguytanh (354 -
430) đã quan niệm thế giới là do thượng đế định đoạt được trước ý chí của con
người. Ông xem chúa trời ánh sáng của trí tuệ, từ các hiện tượng tự nhiên đến
quá trình nhận thức của con người, đến đời sống của con người là do sự can
thiệp của chúa. Nếu cuộc sống con người mà xa rời của thượng đế là bị sự
quyến rũ của quỹ dữ và con người sẽ mắc phải điều ác, những hành vi tội lỗi
trong dòng chảy của đời sống; cái thiện, cái ác luôn đan xen nhau. Cái thiện
xuất phát từ chúa, chúa luôn khuyến khích con người làm điều thiện, bởi Chúa
là nơi “mà ta hằng mong tới trong cuộc tìm kiếm vĩnh cửu”. Nhưng cái ác cũng
không phải là tự nhiên sinh ra mà do cái thiện suy yếu. Nếu không có cái gì tồn
tại cả thì sẽ không có cái ác, cái ác xuất hiện do ý chí bị lung lay chệch hướng
không chịu sự kiểm soát của lý trí, cái ác là cái vi phạm đạo đức con người.
Như vậy, Ôguytanh khuyên chúng ta nên theo tiếng gọi thiêng liêng của


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status