Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì - Pdf 89

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện
Thanh Trì" là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập, Nếu có dấu hiệu sai lệch tôI xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 05/11/2005
Người trình bày.
ĐẶNG THỊ THANH
HOÀI.
Trang 1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................1
MỤC LỤC...........................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................3
CHƯƠNG I: TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT – THỰC TRẠNG
CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG THỜI GIAN QUA TẠI
NNNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ.........................................6
1.1: Tình hình kinh tế xã hội huyện Thanh Trì.............................6
1.1.1: Tình hình kinh tế – xã hội huyện Thanh Trì .............................6
1.1.2:Sự cần thiếy của tín dụng hộ sản xuất trong nền kinh tế.............8
1.2: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện
Thanh trì ........................................................................................10
1.3: Đánh giá chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng.................21
1.3.1: Kết quả đầu tư vốn..................................................................22
1.3.2: Tồn tại và nguyên nhân ..........................................................24
CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG
CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TRONG THỜI GIAN TRƯỚC
MẮT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

thay đổi cơ cấu và tính chất trong quan hệ sản xuất nông nghiệp, lấy
sản xuất hộ nông dân là mặt trận hàng đầu, thông qua việc đẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh việc phát triển trong chăn nuôi gia
súc, gắn liền với việc sản xuất hàng hoá tiêu dùng phải đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại phát triển kinh tế
dịch vụ, đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển ngành nghề truyền
thống. Từng bước xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, xây dựng nền
công nghiệp nặng với bước đi thích hợp.
Trước hết là các ngành dịch vụ cho việc phát triển trong sản
xuất nông nghiệp, thực hiện chuyên môn hoá, tự động hoá trong sản
xuất chúng ta thấy nước ta sản xuất nông nghiệp là chủ yếu chiếm
70% trong nền sản xuất hàng hoá. Thu nhập chính trong nền kinh tế
quốc dân. Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta qua các giai đoạn
đều tập trung quan tâm chú trọng tới nông nghiệp. Luôn có những
chính sách mới về nông nghiệp để phù hợp với từng giai đoạn phát
triển kinh tế. Ban thư ký Trung ương Đảng và Bộ chính trị đã ra chỉ
Trang 4
thị 100 và quyết định đưa việc khoán 10 trong sản xuất nông nghiệp.
Đây là chính sách lớn làm thay đổi nền sản xuất nông nghiệp. Đổi mới
về mô hình cũng như tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.
Ngày 02 tháng 03 năm 1993 Thủ tướng Chính phủ ra nghị định
số 14 ban hành quy định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để
phát triển nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn. Kèm theo nghị
định này có những quy định cụ thể về chính sách cho hộ sản xuất vay
vốn. Mục đích khai thác hết tiềm năng thế mạnh của từng vùng, sức
lao động, năng lực trình độ tổ chức sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm
cho xã hội, nâng cao đời sống của các hộ sản xuất hết đói nghèo. Tạo
điều kiện cho các hộ sản xuất có điều kiện vươn lên làm giầu chính
đáng.
Để thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng,

Chuyên đề được chia thành 2 chương:
Chương I: Tín dụng hộ sản suất – thực trạng cho vay Hộ sản
xuất trong thời gian qua tại NHNN & PTNT Huyện
Thanh Trì.
Chương II: Các giải pháp hoàn thiện và mở rộng cho vay hộ sản
xuất trong thời gian tới tại NHNN&PTNT huyện
Thanh Trì.
Trang 6
CHƯƠNG I
TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT - THỰC TRẠNG CHO VAY
HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNN&PTNT THANH TRÌ
1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì .
1.1.1, tình hình kinh tế – xã hội huyện thanh trì:
Huyện Thanh Trì là huyện nằm ở vùng trũng phía Nam Hà
Nội, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, thực
hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XX kinh tế Huyện đã có bước phát
triển khá. Hiện nay Huyện đang tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp, xây dựng nông thôn, có chính sách ưu tiên hỗ trợ nông
thôn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
chỉ đạo thực hiện các dự án phát triển làng nghề, quy hoạch khu sinh
thái, các dự án phát triển rau, hoa cao cấp có giá trị kinh tế cao...
Tuy nhiên hiện nay diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp hiện
đang bị thu hẹp do Nhà nước triển khai nhiều dự án vào địa bàn
Huyện, làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và thương mại
dịch vụ. Tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh.
Năm 2004 UBND thành phố Hà Nội thành lập 2 quận mới và
đã chia tách 09 xã của Huyện Thanh Trì về quận Hoàng Mai.
Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện như trên đã tạo ra một số

tư hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng bị thu hẹp.
Trang 8
- Phòng giao dịch của ngân hàng chính sách xã hội, phòng giao
dịch của ngân hàng Đầu tư Hà Nội ra đời, thêm vào đó, NHNo Hoàng
Mai được khai trương vào đầu năm 2005 tạo ra sự cạnh tranh về huy
động vốn, cho vay và chia sẻ thị phần của NHNo Thanh Trì tại khu
vực.
- Do đối tượng vay của NHNo & PTNT Thanh Trì chủ yếu là
bà con nông dân với đối tượng đầu tư là cây trồng, con giống, gia súc,
thả cá, sản xuất nông nghiệp với số món tuy nhiều nhưng lượng nhỏ
lẻ, manh mún, nên dư nợ cho vay hộ sản xuất còn ít. Hơn nữa, trình
độ dân trí nhìn chung còn thấp, hiểu biết hạn chế, vì vậy rủi ro lớn.
Trước những thuận lợi và khó khăn đó, chi nhánh NHNo &
PTNT Thanh Trì đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình để có thể vừa vượt
qua được những khó khăn thử thách để đứng vững trong cạnh tranh,
phát huy hơn nữa thế mạnh cũng như khai thác những điều kiện thuận
lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
TRONG NỀN KINH TẾ
Tình hình kinh tế – xã hội huyện Thanh trì cho chúng ta thấy
việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở nông thôn hiện nay giữ một vai
trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, kinh
doanh hàng hoá, phát triển và mở rộng các ngành nghề truyền thống,
khi đồng tiền này sẵn có trong nông nghiệp. Hộ sản xuất là một trong
những nhân tố quyết định tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm
phong phú và đã dạng hoá trong nông nghiệp. Từ việc sản xuất hàng
hoá mang tính chất tự cung tự cấp, đến việc trao đổi hàng hoá trên thị
trường. Hộ sản xuất là đơn vị sản xuất hàng hoá tự chủ tiến hành sản
xuất trong điều kiện tự nhiên, phải tham gia cạnh tranh của nhiều
thành phần kinh tế, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

thị của Thủ tướng Chính phủ ngành ngân hàng cũng nhanh chóng đổi
mới phương thức đầu tư thích hợp để hoà nhập với cơ chế thị trường.
Là đầu tư vốn mở rộng tới các thành phần kinh tế về với thị trường
Trang 10
nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Đổi mới công tác kế hoạch hoá
tín dụng gắn liền với quan hệ cung cầu trên thị trường vốn. Đầu tư
vốn tới các hộ sản xuất ở nông thôn nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng
hoá phát triển.
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng là nguồn vốn bổ sung vốn
thiếu cho hộ sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Vốn tín dụng tạo điều kiện cho các hộ sản xuất phát triển các ngành
nghề trồng trọt, chăn nuôi cải tạo cây con giống cho năng suất cao giá
trị lớn vốn tín dụng đầu tư mở rộng sản xuất các ngành nghề truyền
thống giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống dân
sinh. Vốn tín dụng đã đến với tất cả các loại hộ sản xuất.
- Hộ giầu có điều kiện mở rộng sản xuất cải tiến kỹ thuật thu
hút lao động tổ chức sản xuất lớn tạo ra nhiều sản phẩm có năng suất
chất lượng tốt giá trị cao đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Bù đắp đủ chi phí
còn có tích luỹ ngày càng nhiều hộ giầu ngày càng giầu thêm.
- Hộ trung bình vay thêm vốn tín dụng ngân hàng có điều kiện
mở rộng sản xuất. Từng bước đầu tư thiết bị tăng năng suất lao động
sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn đủ chi dùng cho gia đình còn dôi
thừa, dần dần có tích luỹ để tái tạo sản xuất để trở thành hộ sản xuất
khá dẫn đến giầu.
- Hộ nghèo đói có vốn tín dụng dần từng bước tiếp thu khoa
học kỹ thuật tự tổ chức sản xuất làm ra sản phẩm dần cải thiện đời
sống đủ bù đắp chi phí sinh hoạt cho gia đình từ hộ nghèo đói phấn
đấu trở thành hộ trung bình.
Việc thực hiện chủ trương chính sách cho vay đối với kinh tế
hộ ở ngân hàng nông nghiệp thực hiện theo văn bản 499A. Đảm bảo

thể nói thời gian vừa qua công tác huy động vốn của chi nhánh NHNo
Thanh Trì tương đối tốt.
Nắm bắt được các điều kiện kinh tế - xã hội của huyện và xuất
phát từ kế hoạch nguồn vốn của mình, chi nhánh đã chủ trương khơi
Trang 12
tăng nguồn vốn từ dân cư, đặc biệt trú trọng đến công tác huy động
vốn không kỳ hạn với mức lãI suất thấp. NHNo Thanh Trì đã trú trọng
tới việc nâng cấp mạng lưới phòng giao dịch để thu hút nguồn vốn ổn
định, vững chắc. Chi nhánh đã tăng cường các hoạt động tiếp thị,
tuyên truyền, để thu hút các nguồn vốn mang tính ổn định, lãi suất
thấp như của kho bạc Hoàng Mai, BQLDA Thăng Long. Chi nhánh
cũng tăng cường thiết lập các mối quan hệ thu - chi tiền mặt tại chỗ
với các tổ chức, đơn vị kinh tế có khả năng tài chính lớn như BQL dự
án khu công nghiệp Ngọc Hồi, dự án khu công nghiệp Cầu Bươu...,
tiếp thị với các doanh nghiệp để họ mở tài khoản tiền gửi tại chi
nhánh... Thời gian vừa qua, chi nhánh đã và đang tập trung huy động
vốn từ dân cư do đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án trên địa
bàn Hoàng Mai và Thanh Trì.
Bên cạnh đó, NHNo Thanh Trì còn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
từ mọi tầng lớp dân cư bằng các chương trình khuyến mại cho khách
hàng,... (chương trình huy động vốn có thưởng bằng vàng ba chữ A
của NHNo Việt Nam, áp dụng mức lãi suất huy động hấp dẫn khi mở
phòng giao dịch Vạn Xuân, Khương Đình...)
Với rất nhiều biện pháp khác nhau, chi nhánh đã huy động
được một nguồn vốn tăng cường liên tục, kết quả thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 % 2004 %
2003/2004

Kỳ hạn < 12
tháng
326.000 55 302.000 46,7 24.000 7,36
Kỳ hạn > 12
tháng
144.000 24 199.000 30 55.000 38,19
Tổng nguồn vốn 593.000 100 646.700 100 53.700 9
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT
Thanh Trì)
Theo thời hạn huy động ta thấy tiền gửi không kỳ hạn và tiền
gửi kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng tăng lên, tiền gửi kỳ hạn < 12
tháng có xu hướng giảm qua 2 năm. Trong đó nguồn tiền gửi không
kỳ hạn tăng 22.700 triệu đồng (tương đương với 18,45%), nguồn vốn
này tăng chủ yếu là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăngvà tập
trung chủ yếu ở hai đơn vị lớn là kho bạc Hoàng Mai và ban quản lý
dự án Thăng Long thường xuyên có trên dưới 70 tỷ năm 2004. Nguồn
tiền gửi này tuy tăng không nhiều nhưng mang lại lợi nhuận cao cho
chi nhánh. Tính riêng năm 2004, với lãi suất 0,2% và lấy chênh lệch
lãi suất và phí điều vốn là 0,4%, ngân hàng đã thu được lợi nhuận gần
3 tỷ từ tiền gửi của 2 đơn vị này.
Nguồn tiền gửi từ dân cư tuy ổn định nhưng lãi suất huy động
cao và xu hướng tăng lãi suất trong chi phí điều vốn không tăng
nhưng chi nhánh vẫn tiếp tục huy động vì lợi ích chung của toàn
ngành. Đây cũng là một nguyên nhân làm chênh lệch lãi suất đầu ra -
đầu vào thấp.
Trang 15
Để đạt được kết quả huy động vốn như trên,chi nhánh NHNo
Thanh Trì đã không ngừng huy động vốn dưới nhiều hình thức, coi
việc huy động vốn là việc của mọi cán bộ công nhân viên cơ quan,
đồng thời chi nhánh cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhau

nhân viên trong các doanh nghiệp Nhà nước có thu nhập từ lương ổn
định, trú trọng mở rộng cho vay các đơn vị nhỏ.
Được sự quan tâm của cấp trên, chi nhánh NHNo Thanh Trì đã
tham gia đầu tư dài hạn các dự án lớn như dự án xi măng Bút Sơn, các
dự án xây dựng cơ bản. Chi nhánh luôn phối hợp cùng các ban ngành
của huyện và quận Hoàng Mai để xây dựng các dự án tiểu vùng, đề án
mang tính chiến lược lâu dài và mang tính chính trị của huyện, quận.
Chi nhánh đã có định hướng đúng trong hoạt động đầu tư, chỉ đạo
uyển chuyển linh hoạt về mức lãi suất cho vay xác định đối tượng
được ưu tiên, ưu đãi về lãi suất.
Dư nợ của mỗi CBTD được nâng cao, chất lượng hoạt động tín
dụng tăng (thể hiện ở tỷ lệ NQH thấp) là nhờ có chính sách đối với
cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Bên cạnh đó, hiện nay các
phòng nghiệp vụ đều lên kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ vào
ngày thứ 7, chủ nhật. Chi nhánh tập trung cán bộ học các quy chế
nghiệp vụ cho vay, bảo đảm tiền vay và thường xuyên kiểm tra, giám
sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay để chấn chỉnh kịp thời sai
sót.
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay.
Đơnvị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2003 % 2004 %
2003/2004
C.lệch tuyệt đối
+ -
%
Ngắn hạn 166.600 85 252.500 81,5 85.900 51,56
Trung, dài hạn 29.400 15 57.500 18,5 28.100 95,58
Tổng dư nợ 196.000 100 310.000 100 114.000
Trang 17
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT

từ chối cho vay với một số DNNN có khó khăn về tài chính, vay nhiều
Trang 18
tổ chức tín dụng cùng lúc như: CoMa 7, Xí nghiệp TM & DV Cầu
Tiên thuộc Công ty xây dựng phương Bắc là các đơn vị có dư nợ cao
từ trước.
Dư nợ cho vay các DNNQD và hộ sản xuất tăng lên là do chi
nhánh đã và đang trú trọng đến cho vay bám sát các doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn hộ kinh doanh ở các làng có ngành nghề truyền
thống.
Nhìn chung kết quả hoạt động cho vay năm 2004 là tốt. Đạt
được kết quả trên là nhờ chi nhánh đã có cơ chế tín dụng khá đầy đủ,
rõ ràng, phương pháp làm việc của cán bộ ngân hàng đã có tiến bộ rõ
rệt trong vấn đề giải quyết cho vay. Mặt khác qua cơ cấu dư nợ theo
thành phần kinh tế ta thấy được đường lối chiến lược trong cho vay
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tập trung cho vay các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Về vấn đề nợ quá hạn và việc thu hồi nợ tồn đọng. Có thể nói
rằng năm 2004 chi nhánh đã có thành công trong việc giảm tỷ lệ nợ
quá hạn. Năm 2003 nợ quá hạn là 798 triệu đồng chiếm 0,4% tổng dư
nợ. Đến 31/12/2004 nợ quá hạn là 702 triệu, chiếm 0,22% tổng dư nợ
và chỉ tập trung vào hộ sản xuất, không có doanh nghiệp nào nợ quá
hạn. Trong số 702 triệu nợ quá hạn thì nợ quá hạn của dự án 2561
(WB) cho vay từ những năm 1994 - 1997 chiếm 552 triệu. Như vậy
thực chất nợ quá hạn mới phát sinh là 150 triệu đồng (150 triệu đồng/
88000 triệu đồng dư nợ hộ sản xuất và tư nhân, khoảng 0,17%). Để
đạt được thành công này trước hết phải nói đến vai trò của cán bộ tín
dụng, nhờ thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ cho vay, thẩm định kỹ
lưỡng trước khi cho vay nên nợ quá hạn rất thấp.
Cũng trong năm 2004, nhờ sự tích cực và thái độ kiên quyết
thu hồi nợ, đồng thời nhờ có việc các dự án trên địa bàn Hoàng Mai,

dư nợ cho vay nội tệ bị Trung ương khống chế thì cho vay ngoại tệ là
hướng tăng dư nợ. Tuy nhiên vì mảng nghiệp vụ này đối với chi
Trang 20
nhánh còn khá mới mẻ nên còn nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm
như: Việc áp dụng lãi suất cho vay còn thấp không tìm hiểu phí mua
ngoại tệ do Trung ương quy định từ 2003, lãi suất cho vay ngoại tệ đã
góp phần làm giảm chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động
của chi nhánh.
Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh chỉ với số món rất
ít và số lượng khách hàng còn rất khiêm tốn, chủ yếu có Công ty cổ
phần XNK rau quả Tam Hiệp, Công ty XNK Vật tư nông nghiệp -
nông sản và một số đơn vị khác. Nguyên nhân một phần là do hoạt
động này của chi nhánh còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm hoạt động,
một phần do điều kiện kinh tế - xã hội của huyện chưa phát triển các
hoạt động kinh doanh với nước ngoài.
1.2.2 : THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN
HÀNG THANH TRÌ:
Chủ trương của Đảng và Nhà nước về cho vay hộ sản xuất và
hộ nghèo với lãi suất ưu đãi là hợp với ý Đảng lòng dân. Thực trạng
vốn cho vay hộ sản xuất và hộ nghèo ở huyện Thanh Trì đã góp phần
rất đáng kể vào việc xoá đói giảm nghèo nhất, tăng trưởng kinh tế
trong huyện.
Số vốn cho vay thì số đông các hộ sử dụng vốn làm kinh tế tốt
có hiệu quả, đã góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo. Có
những hộ trước đây đói, nghèo nay đã và đang thoát khói đói nghèo.
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện
Thanh Trì tiến hành cho vay trực tiếp đến hộ vay vốn sản xuất kinh
doanh theo hướng dẫn nghiệp vụ qua văn bản 499A của Ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Ta thấy cho vay hộ sản xuất là một việc làm không mới song

sản xuất, tiến hành đầu tư vốn bằng các hình thức cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Hộ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, trong
Trang 22
sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả. Đã góp phần làm tăng trưởng nền
kinh tế của địa phương xoá được nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và
thành thị, góp phần tích cực vào chủ trương xoá đói giảm nghèo tạo
điều kiện cho một số hộ vươn lên làm giầu chính đáng.
*) THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT:
Qua bảng số liệu về dư nợ của ngân hàng Thanh Trì ta thấy, cho
vay hộ sản xuất đang là đói tượng chủ yếu trong chính sách đầu tư của
NHNo Thanh Trì. Ngày 30/03/1999 thủ tướng chính phủ ký quyết
định 67/1999/QĐ-TTg ban hàng về một số chính sách tín dụng ngân
hàng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở ra một
hướng mới cho NHNo & PTNT Huyện Thanh trì.
Ngân hàng nông nghiệp Thanh trì đã báo cáo và làm tham mưu
cho uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, các ban ngành đoàn thể ở các
xã, thị trấn phối hợp cùng ngân hàng nông nghiệp lồng ghép các
chương trình nội dung hoạt động của đơn vị mình ngành mình vào
hoạt động của ngân hàng phục vụ và phát triển nông nghiệp nông
thôn. Đặc biệt uỷ ban nhân dân huyện Thanh trì chỉ đạo các tỏ chức
đoàn thể cùng ngân hàng nông nghiệp thành lập các tổ vay vốn kiểu
mới từng thôn ,đội sản xuất , trong đó các tổ chức hội là chủ dự án,
ngân hàng cho vay trực tiếp đến từng thành viên, đồng thời với việc
triển khai kế hoạch, biện pháp ở các cấp, các ngành, tuyên truyền sâu
rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các panô áp phích về
các chính sách tín dụng ngân hàng và bản hướng dẫn của ngân hàng
nông nghiệp. NHNo & PTNT huyện Thanh trì đã ký kết văn bản thoả
thuận với hội nông dân, hội phụ nữ … về thành lập tổ vay vốn và cho
vay các thành viên. Do nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của quy
định QĐ67 và văn bản 499A của ngành , NHNo Thanh trì đã coi đây

huyện Thanh trì phấn đấu trong năm 2004 để góp phần vào thực hiện
chính sách xoá đói giảm nghèo theo tinh thần nghị quyết của Đảng bộ.
- Chất lượng tín dụng với sự chỉ đạo của ngân hàng nông
Trang 24
nghiệp Việt Nam ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Thanh Trì đã tiến hành rà soát lại 100% dư nợ về các mặt như :
Hồ sơ tín dụng, quy trình nghiệp vụ và thực hiện đối chiếu nợ công
khai thực chất là kiểm kê lại dư nợ trong các hộ sản xuất kinh doanh.
Qua đó kết hợp với cơ quan pháp luật và chính quyền các cấp xử lý
một số hộ có dư nợ quá hạn. Giá trị tài sản thế chấp cần xử lý để thu
hồi nợ đọng ngày càng giảm. So với dư nợ nên giải quyết thu hồi nợ
chậm, nợ quá hạn còn tồn tại cuối năm 2004 là 702 triệu đồng chiếm
tỷ trọng 0.22% trong tổng dự nợ.
1.3.1: Kết quả đầu tư vốn như sau :
Trong năm đã có hơn 4000 lượt hộ vay vốn ngân hàng để sản
xuất kinh doanh dịch vụ. Với số tiền 88.000 triệu đồng
- Về trồng trọt : Đã cho vay để mua giống mới lúa, ngô, khoai,
cây ăn quả có năng suất cao. Cải tạo diện tích canh tác thâm canh tăng
vụ. Mua máy móc thiết bị như máy cày, máy tuốt lúa thay thế, giảm
nhẹ sức lao động ...
- Về chăn nuôi : Đầu tư mua con giống mới, sản xuất tạo ra các
giá trị kinh tế cao.
- Đầu tư cho hộ sản xuất ngành nghề truyền thống :
+ Sản xuất hàng tiêu dùng nội thất : mộc, mây tre đan, trang trí
nội thất .
+ Sản xuất vật liệu xây dựng : Khai thác chế biến gạch, đá xây
dựng các loại
Sau nhiều năm đầu tư vốn cho hộ sản xuất ở Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Thanh Trì đã làm thay đổi
hẳn đời sống nhân dân.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status