Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xe máy của công ty TNHH T&T - Pdf 83

PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong
năm 2006 rất có thể chúng ta sẽ ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Vì vậy, đứng trước nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt
hơn . Đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh tốt . Nếu
không doanh nghiệp khó có thể tồn tại, như vậy trong thời đại ngày nay có
thể nói năng lực cạnh tranh là nhân tố quan trọng quyết định sự sống còn
của các doanh nghiệp .Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trong nước
đã được sự bảo hộ rất lớn từ Nhà nước như ưu đãi về thuế quan, hàng hoá
nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam bị đánh thuế rất cao và bị giới hạn bởi
hạn ngạch…Nhưng trong năm tới và những năm tiếp theo, những ưu đãi đó
dần dần sẽ không còn nữa, các doanh nghiệp trong nước cần phải có đủ sức
để trụ vững bằng đôi chân của mình.
Với công ty TNHH T&T một tập đoàn kinh tế lớn mạnh của Việt Nam
chuyên sản xuất và mua bán đồ điện tử - điện lạnh gia dụng, hàng tiêu
dùng. Sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. Sản xuất, lắp ráp và
kinh doanh thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị viễn thông. Chế tạo, sản
xuất động cơ, phụ tùng linh kiện và lắp ráp xe gắn máy hai bánh... Các mặt
hàng đó luôn trong tình trạng cạnh tranh gắt gao với các mặt hàng trong
nước và nước ngoài. Nhất là đối với sản phẩm xe máy của công ty, mặt
hàng chủ yếu luôn chiếm tỉ lệ rất cao trong doanh thu hàng năm, với qúa
trình tiếp xúc và tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất và kinh doanh của
T&T em chọn đề tài của mình là “ Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xe máy của công ty TNHH T&T”.
Bài viết của em được trình bày như sau:
Lời nói đầu
Mục lục
1
Chương I: Một số lý luận về thị trường & năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Chương II: Thực trạnh năng lực cạnh tranh sản phẩm xe máy của

Sevenup... và tất cả những người mua nước ngọt. Nhà kinh tế thì quan tâm
đến cấu trúc, sự thực hiện và tiến trình hoạt động của mỗi thị trường.
Theo quan điểm của David Begg, thị trường là sự thể hiện thu gọn
của quá trình mà thông qua đó, các quyết định về tiêu dùng các mặt hàng
nào, các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào, và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều
được dung hoà bằng sự điều chỉnh của giá cả.
3
Quan điểm này đánh giá cao vai trò điều chỉnh của giá cả, nó là chủ
thể sẽ điều chỉnh sự hoạt động của thị trường, giúp những chủ thể trong thị
trường đưa ra những quyết định tối ưu.
Theo quan điểm marketing, thị trường bao gồm tất cả những khách
hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có
khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Theo quan niệm này, quy mô thị trường tuỳ thuộc vào số người có
cùng nhu cầu và mong muốn và lượng thu nhập mà họ sẵn sàng bỏ ra để
mua sắm hàng hoá thoả mãn nhu cầu mong muốn đó. Quy mô thị trường
không phụ thuộc vào số người đã mua hàng và cũng không phụ thuộc vào
số người có nhu cầu, mong muốn khác nhau.
Người làm marketing dùng thuật ngữ thị trường chỉ nhóm khách
hàng có nhu cầu và mong muốn nhất định, do đó được thoả mãn bằng một
sản phẩm cụ thể. Họ có đặc điểm giới tính, tâm sinh lý nhất định, độ tuổi và
sinh sống ở một vùng cụ thể.
Dù xét thị trường theo quan điểm như thế nào, thì nội dung của thị
trường cũng gồm 4 yếu tố:
Thị trường thể hiện mối quan hệ giữa tổng cung và tổng cầu.
Thị trường là môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Thị trường là tấm gương cho các doanh nghiệp nhìn ra nhu cầu,
mong muốn của người tiêu dùng.
Thị trường là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất

- Chức năng thông tin:
5
Để đưa ra một quyết định, các chủ thể nhất thiết phải có một số
lượng thông tin nhất định, trong sản xuất kinh doanh nhiều thông tin cần có
đều nằm trong thị trường, thông tin về giá cả, thông tin về cung cầu, chất
lượng sản phẩm, thị hiếu khách hàng... Vấn đề là doanh nghiệp lựa chọn,
sàng lọc, nắm bắt thông tinh như thế nào để có các quyết định đúng đắn.
2. Phân loại thị trường và thị trường mục tiêu
* Muốn thành công trong kinh doanh doanh nghiệp cần phải hiểu
biết thị trường cẵn kẽ, để hiểu rõ thị trường doanh nghiệp cần phải tiến
hành phân đoạn thị trường. Đây là quá trình phân chia thị trường tổng thể
thành các nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, mong muốn
và đặc tính hành vi. Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có cùng
đòi hỏi, phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích
marketing.
Khi phân đoạn thị trường doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích
như: Giúp doanh nghiệp hiểu biết hơn về nhu cầu mong muốn của khách
hàng.Giúp định vị thị trường có hiệu quả hơn và nâng cao độ chính xác
trong việc lựa chọn các công cụ marketing sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực.
Khi tiến hành phân đoạn thị trường cần bảo đảm một số yêu cầu như sau:
Phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp xác định được những đoạn
thị trường có quy mô phù hợp, đồng nhất hơn thị trường tổng thể, nhờ đó
doanh nghiệp xác định được những mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có hiệu quả
hơn. Điều đó không có nghĩa là phân đoạn thị trường càng nhỏ càng có lợi,
điều quan trọng là phải xác định đoạn thị trường có hiệu quả.
Đoạn thị trường có hiệu quả là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp
có khả năng đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của họ, đồng thời có số
lượng đủ lớn để tạo ra dòng doanh thu lớn hơn dòng tiền chi cho những nỗ
6

Có quan điểm lại cho rằng: Năng lực cạnh tranh là trình độ của công
nghệ cao, có thể sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường đồng
thời duy trì được mức thu thu nhập thực tế.
Theo Randall và Martin: Năng lực cạnh tranh là năng lực giành được
và duy trì thị phần trên thị trường vời lợi nhuận nhất định.
Theo Michael Porter- nhà kinh tế học người Mỹ (Giáo sư trường
kinh doanh Harvard):
Ông cho rằng, không có một định nghĩa nào về cạnh tranh được coi
là phổ biến cả. Năng lực cạnh tranh xét trên tầm được hình thành do nhiều
yếu tố và có thể được diễn đạt thông qua cái gọi là “lợi thế cạnh tranh”.
Theo Michael, năng lực cạnh tranh của một quốc gia, một ngày hay một
công ty phụ thuộc vào năng lực sáng tạo và năng động của chính bản thân
quốc gia, ngành hay doanh nghiệp đó. Trong thời kỳ hiện nay, khi mà xu
hướng toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì nền tảng cạnh tranh sẽ
chuyển từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh sẵn có sang những lợi thế
có được từ sự sáng tạo và áp dụng tri thức mới. Lợi thế cạnh tranh là nguồn
lực mà nhờ chúng, các doanh nghiệp có thể tạo ra một số ưu thế vợt trội
hơn, ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh, cũng có thể coi lợi thế cạnh
tranh là” quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và tron
cạnh tranh.
Nói tóm lại, lợi thế cạnh tranh (giới hạn trong các doanh nghiệp) là
kả năng của một doanh nghiệp trong việc liên tục đạt được hau duy trì thị
phần một cách có lãi. Trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay.
Việc phân tích năng lực cạnh tranh càng trở nên quan trong hơn bao giờ hết
và phải đặt nó trong bối cảnh quốc tế.
8
1.2. Vai trò của cạnh tranh trên thị trường
a, Cạnh tranh- vấn đề nổi cộm trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện
nay.
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của thị trường mà bất cứ một chủ thể

vững bằng đôi chân của mình. Song song với những khó khăn và thách
thức đó là những cơ hội đang còn ở trước mắt. Các doanh nghiệp Việt Nam
cần phải không ngừng sáng tạo đổi mới để chiếm lĩnh thị trường trong
nước và vươn ra thị trường quốc tế đang chờ đón với những cơ hội và thách
thức.
2. Những công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp
2.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm
Khi bắt đầu công việc kinh doanh bao giờ cung phải đặt ra ba câu hỏi
đó là:
- sản xuất cái gì ??
- sản xuất cho ai ??
- sản xuất như thế nào ??
Để thành công trong kinh doanh và có thể chiến thắng trong cạnh
tranh thì cần phải xác định rõ sản phẩm sẽ sản xuất, từ đó xây dựng cho
mình một chính sách sản phẩm hợp lý nhất phù hợp với những đối tượng
khách hàng mục tiêu trong tương lai. Một số biện pháp dưới đây nhằm tạo
ra lợi thế trong cạnh tranh về sản phẩm đó là:
Cạnh tranh về trình độ sản phẩm: mỗi sản phẩm khác nhau có những
chỉ tiêu riêng để xác định trình độ của sản phẩm qua các thời kỳ phù hợp
với từng thị trường khác nhau. Doanh nghiệp chỉ dành được lợi thế trong
cạnh tranh nếu lựa chọn được trình độ sản phẩm phù hợp với những yêu
cầu thị trường mà doanh nghiệp đó đang theo đuổi.
Cạnh tranh nhờ bao gói và nhãn mác: bao gói, nhãn mác góp phần
rất quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Trước đây, yếu tố này
10
chưa được xem trọng, nhưng trong thời kỳ hiện nay, đó thực sự là một yếu
tố rất quan trọng. Bao gói có bền, đẹp mới tạo được niềm tin ở khách hàng
hơn nữa nó còn góp phần chống lại hàng giả hàng nhái làm mất uy tín trên
thị trường.
Doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu để tạo ra những sản

hàng. Có một số hình thức khuyến mại như:
- Định giá lỗ để lôi kéo khách hàng: Theo chính sách này, doanh
nghiệp đưa ra mức giá thấp hơn thị trường. Mặt trái của phương pháp này
đó là làm hại đến uy tín hình ảnh của sản phẩm, nên cần cân nhắc kỹ lưỡng
trước khi đưa ra quyết định. Thường chỉ áp dụng đối với những sản phẩm
mới thâm nhập vào thị trường hoặc thị trường nhậy cảm về giá.
- Định giá cho nhữn đợt đặc biệt: Đưa ra các đợt giảm giá vào các
dịp như lễ tết, ngày khai trương… nhằm thu hút khách hàng.
- Bảo hành và hợp đồng dịch vụ: Doanh nghiệp có thể kích thích tiêu
thụ bằng cách kèm theo bảo hành hay hợp đồng dịch vụ miễn phí, xét cho
cùng đây cũng là một hình thức giảm giá sản phẩm nhưng làm tăng thêm
uy tín của sản phẩm.
- Chiết giá về mặt tâm lý: Lúc đầu, đưa ra mức giá cao giả tạo, sau đó
hạ dần mức giá. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức này cần lưu ý về mặt luật
pháp.
Khi sử dụng các hình thức trên, cần phải nhanh chóng và hiệu quả nếu
không sẽ bị đối thủ cạnh tranh bắt chước theo làm mất hết tác dụng. Hoặc
nếu áp dụng không thành công sẽ gây ra nhiều tốn kém cho doanh nghiệp.
+ Chính sách định giá phân biệt:
Mỗi một giai đoạn khác nhau doanh nghiệp sẽ áp dụng một mức giá
khác nhau, hoặc mỗi một thị trường khác nhau cũng có thể áp dụng mức
giá khác nhau cho phù hợp. Có một số hình thức định giá phân biệt sau đó
là:
12
- Định giá theo nhóm khách hàng
- Định giá theo dạng sản phẩm
- Định giá theo hình ảnh
- Định giá theo địa điểm
- Định giá theo thời gian
Khi sử dụng các phương pháp này doanh nghiệp cần phải nghiên cứu

- Kênh A: là kênh trực tiếp, người sản xuất bán hàng trực tiếp cho khách
hàng tiêu thụ cuối cùng. Hình thức này có ưu điểm là làm tăng năng lực
tiếp xúc với khách hàng, dễ dàng tạo tin tưởng cho khách hàng về chất
lượng sản phẩm.
14
Người sản xuất Người sản xuất Người sản xuất Người sản xuất
Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng
Người bán lẻ Người bán lẻ Người bán lẻ
Người bán buôn Người bán buôn
- Kênh B: là kênh một cấp, có thêm người bán lẻ, thường được sử dụng
khi người bán lẻ có quy mô lớn, có thể mua khối lượng lớn từ nhà sản xuất.
- Kênh C: Đây là kênh hai cấp, trong kênh có thêm người bán buôn,
thường được sử dụng phổ biến cho các loại hàng hoá có giá trị đơn vị thấp
và được tiêu dùng thường xuyên.
- Kênh D: là kênh dài nhất, thường được gọi là kênh ba cấp, được sử
dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều nhà bán lẻ nhỏ, một đại lý
được sử dụng để cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn.
Kênh càng nhiều cấp thì nhà sản xuất càng khó có thể kiểm soát được,
tuy nhiên đối với các hang hoá thông thường, phục vụ cho những nhu cầu
thiết yếu hàng ngày như: quần áo, giầy dép, xà phòng… thì cần phải có một
hệ thống bán hàng rộng khắp để đáp ứng một cách thuận tiện cho khách
hàng.
Nói chung, để tăng năng lực tiêu thụ, doanh nghiệp phải có hệ thống
bán hàng phong phú, đặc biệt là hệ thống kho tàng, các trung tâm bán hàng
có cơ sở vật chất hiện đại, thuận tiện cho tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa,
doanh nghiệp phải biết kết hợp nhiều kênh phân phối, phải có những biện
pháp quản lý các cấp phân phối mà mình đã định ra.
2.4. Cạnh tranh bằng xúc tiến hỗn hợp
Xúc tiến hỗn hợp còn được gọi là hệ thống truyền thông marketing
gồm năm công cụ chủ yếu đó là: quảng cáo, marketing trực tiếp, kích thích

trực tiếp. Công ty có một đội ngũ nhân viên làm nhiệm vụ bán hàng trực
tiếp cho khách hàng, đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
thu hút khách hàng, tạo ra một tác động mang tính dây truyền làm ảnh
hưởng lan toả đến toàn bộ thị trường.
III. NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG
1. Xét trên tầm vĩ mô
1.1. Môi trường kinh tế
16
Nền kinh tế ta đang giữ được mức tăng trưởng khá tốt. Tốc độ tăng
trưởng bình quân qua các năm luôn duy trì ở mức cao từ 7-8 %/năm, trong
năm nay sẽ phấm đấu đạt tốc độ tăng trưởng trên 8%. Cùng với sự tăng
trưởng ổn đinh của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày một nâng
cao làm cho nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng nhanh. Đây là một thuận lợi
lớn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
Tuy nhiên, khi mức sống người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu của họ
lại càng đòi hỏi cao hơn, xu hướng tiêu dùng sẽ chuyển từ số lượng sang
chất lượng. Khách hàng sẽ quan tâm về chất lượng sản phẩm, yếu tố giá rẻ
không còn hấp dẫn được nhiều khách hàng như trước đây. Trong khi các
doanh nghiệp xe máy của Việt Nam có trình độ còn thấp, chất lượng sản
phẩm chưa cao sẽ rất khó cạnh tranh với các hãng danh tiếng của nước
ngoài như: Honda, yamaha, Suzuki, Sym….
1.2. Môi trường chính trị
Có thể nói, giai đoạn vừa qua chính trị thế giới có nhiều biến động xấu.
Cuộc chiến tranh của Mỹ vào Irắc đã tạo ra một quán tính làm cho giá dầu
thế giới liên tục tăng làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Đối với
các doanh nghiệp sản xuất xe máy, giá xăng dầu tăng có ảnh hưởng trực
tiếp đến lượng cầu về xe máy. Tâm lý sợ tốn tiền xăng đã làm cho người
tiêu dùng không muốn mua xe mặc dù họ có đủ khả năng để mua và có nhu
cầu đi lại.

phẩm cuối cùng (người tiêu dùng). Khách hàng là một khái niệm rộng hơn
thế, nó bao gồm: các nhà công nghiệp, nhà cung ứng nguyên vật liệu, nhà
phân phối, các đại lý bán buôn, bán lẻ…
Để hoạt động kinh doanh có thể tiến hành một cách suôn sẻ, doanh
nghiệp cần phải có những mối quan hệ tốt với khách hàng, cần phải giữ
được uy tín lâu dài, tránh tâm lý làm ăn chộp giật sẽ làm mất hết lòng tin ở
khách hàng.
18
2.2. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều hãng sản xuất xe máy
nổi tiếng thế giới như Honda, Yamaha, Sym, Suzuki…Các đối thủ cạnh
tranh này có tiềm lực kinh tế thực sự mạnh và có một bề dày lịch sử hàng
trăm năm. Thật khó có thể giành được lợi thế trong cạnh tranh với các hãng
này. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp xe máy Việt Nam có một chiến
lượng cạnh tranh thích hợp, tạo ra sự khác biệt thì sẽ chiếm lĩnh được một
số đoạn thị trường mà đối thủ cạnh tranh tuy có tiềm lực mạnh về kinh tế
nhưng lại không phù hợp.
2.3. Các trung tâm Marketing
Trung gian marketing là các doanh nghiệp, các tổ chức giúp cho
công ty làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm tới tay người tiêu thụ sản phẩm cuối
cùng.
Trung gian marketing quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất
nào đều là các nhà phân phối, nhà phân phối là người trực tiếp đưa sản
phẩm của họ tới tay người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng, là người quảng
bá sản phẩm ra thị trường để người tiêu dùng biết đến sản phẩm, tiêu dùng
sản phẩm và tạo ra thói quen tiêu dùng…
Các dịch vụ marketing khác như: các công ty tư vấn, báo, tạp chí,
các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường…, các tổ chức tài
chính tín dụng trung gian như: kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm… sẽ cung
cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ không thể thiếu trong hoạt động của

Hai năm sau, năm 1995, Tập đoàn đã phát triển thêm các đơn vị thành
viên:
- Công ty T&T Đà Nẵng
- Công ty T&T Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 1999, Tập đoàn đầu tư xây dựng Công ty T&T Hưng Yên.
Đây là nhà máy có diện tích 70.000 m
2
, có quy mô công nghiệp, dây
chuyền thiết bị hiện đại với tổng số vốn trên 21,5 triệu đô-la tại thị trấn
Bần, Yên Nhân, Hưng Yên, thu hút 1930 lao động thường xuyên, 450 lao
động thời vụ. Năm 2000, Công ty tăng vốn đầu tư, mở rộng dây chuyền sản
xuất, đặc biệt là công nghệ đúc, bao gồm đúc ép và đúc rót (chuyên đúc các
chi tiết khó, chất lượng cao).
Tháng 1 năm 2004, Tập đoàn thành lập thêm các đơn vị thành viên:
Công ty Điện tử viễn thông T&T, Công ty Đầu tư phát triển công nghệ
T&T, Công ty CK&T. Từ đây, Tập đoàn có thêm sản phẩm điện thoại di
động. Công ty T&T phân phối độc quyền thương hiệu điện thoại di động
Bird của Trung Quốc.
* Quá trình đa dạng hoá dần sản phẩm chính
Từ khi mới thành lập cho đến năm 1999, Tập đoàn có các sản phẩm
chính: phụ tùng xe máy, xe máy lắp ráp (linh kiện chính được nhập khẩu
chiếm phần lớn), điều hoà nhiệt độ Kamikaze.
Từ năm 1999 đến 2004 có thêm sản phẩm xe máy nguyên chiếc nội
địa hoá gần 100% mang nhãn hiệu Majesty.
Từ năm 2004 trở lại đây, Tập đoàn có 3 sản phẩm chính: xe máy
Majesty, điều hoà nhiệt độ Kamikaze và điện thoại di động Bird.
Với uy tín và chất lượng sản phẩm, bước đầu Tập đoàn đã khẳng định
được chỗ đứng của mình trên thị trường tiêu thụ, các sản phẩm không
ngừng nâng cao về chất lượng, tạo ra sự khác biệt về kiểu dáng, kết cấu hài
hoà...

Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty.
*Hội đồng thành viên. Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
Hội đồng thành viên bao gốm tất cả các thành viên của công ty, hội đồng
quyết định phương hướng phát triển của công ty, quyết định tăng giảm vốn
điều lệ, quyết định thời điểm, phương thức huy động vốn và quyết định
những dự án lớn...
Quyết định mức lương của các thành viên quan trọng trong công ty
như tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, các trưởng phòng và những
23
Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
nhân sự
Phó tổng giám đốc kỹ
thuật
P. nhân sự
P. vật tư
P. kinh doanh xm
P. hành chính
P. tài chính kế toán
P. xuất nhập khẩu
chức vụ quan trọng khác. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương
án sử dụng và phân chia lợi nhuận.
Hội đồng thành viên của công ty họp mỗi quý một lần để quyết định
những vấn đề lớn.
* Tổng giám đốc. Là người điều hành hoạt động các hoạt động hằng
ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về quyền,
nghĩa vụ của mình.
Tổng giám đốc tổ chức thực thi các quyết định của hội đồng thành
viên, quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hằng ngày

động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
* Phòng tài chính-kế toán
Có nhiệm vụ thực hiện công tác tài chính, kế toán, liên quan tới mọi
hoạt động của công ty, tổ chức và tiến hành việc kiểm toán nội bộ, phối
hợp các bộ phận liên quan tính toán chi phí và giải quyết kinh phí cho công
tác hoạt động của công ty.
* Phòng tổ chức và nhân lực.
Đây là phòng ra quyết định có được tuyển người cho các phòng ban
khác không Thực hiện các nhiện vụ lập kế hoặch, điều hành quản lý các
hoạt động có liên quan đến hoạt động nhân sự, kỷ luật, tiền lương, đào tạo
lao động của công ty.
*Phòng hành chính.
Đã soạn thảo, ban hành một số quy định: quản lý văn phòng phẩm,
trang thiết bị và công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy.
Thực hiện chế độ đối với người lao động: BHXH, BHYT, bảo hộ lao
động, lương thưởng và các chế độ khác.
Giải quyết các thủ tục hành chính pháp lý khỏc…
25

Trích đoạn Tình hình sản xuất và tiêu thụ xe máy của công ty TNHH T&T Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty TNHH T&T NGƯỜI TIÊU DÙNG Các công cụ cạnh tranh trên thị trường xe máy của doanh nghiệp Thị trường xe máy trong thời gian qua
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status