Tài liệu Lịch sử việt nam thời nhà Lý - Pdf 82

Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm: 家家·家家), còn được gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với nhà Tiền Lý của
Lý Nam Đế) là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái Tổ lên ngôi tháng 10
âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng,
khi đó mới có 8 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216
năm. Quốc hiệu Đại Việt của Việt Nam có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Ở
thời này có sự kiện đáng nhớ là việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi xa đồng bằng Bắc Bộ, thưa dân, hiểm trở ra
Đại La, rồi đặt tên mới là Thăng Long theo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này. Quốc
hiệu Đại Việt cũng được đặt ở thời kỳ này.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Khái quát
• 2 Quân sự
o 2.1 Tổ chức quân đội
o 2.2 Cuộc chiến chống Tống
 2.2.1 Đánh sang Ung châu
 2.2.2 Phòng thủ ở sông Như Nguyệt
• 3 Hành chính và hệ thống quan lại
• 4 Luật pháp
• 5 Kinh tế
o 5.1 Nông nghiệp
o 5.2 Thủ công nghiệp
o 5.3 Thương mại
• 6 Ngoại giao
o 6.1 Với Trung Quốc
o 6.2 Với Chân Lạp
o 6.3 Với nước Kim
o 6.4 Với Chiêm Thành
o 6.5 Với các bộ tộc thiểu số
• 7 Giáo dục
o 7.1 Hệ thống thi cử
o 7.2 Việc thi cử

vua và kinh thành.
• Quân địa phương: Tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh (18
tuổi), có nhiệm vụ canh phòng các lộ,phủ.
Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và
thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động
[1]
. Quan đội nhà Lý
có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huyấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quan đội gồm
giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, mắy bắn đá…
[sửa] Cuộc chiến chống Tống
Bài chi tiết: Nam quốc sơn hà, Chiến dịch đánh Tống, 1075-1076, Chiến tranh Tống - Việt, 1075-
1077, và Lý Thường Kiệt
[sửa] Đánh sang Ung châu
Năm 1075, Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước Đại Việt bị quân Chiêm Thành
đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà
Tống quyết định đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những thất bại trước quân Liêu-Hạ
ở phía bắc)
[2]
. Vua Tống bèn dùng Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man
động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt
các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt thép, trâu bò.
Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường Kiệt và Tông Đản đem hơn 100.000 binh đi đánh
[3]
; quân thủy và quân bộ
đều tiến. Lý Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà
Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố
Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng Tây) phá tan quân dịch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung
Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành.
Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người
trong thành không chịu hàng, giết hết hơn 5 vạn người

phương pháp hòa bình là ngoại giao và tặng voi cho vua Tống. Người Tống cho rằng vua Tống mắc sai lầm
để "mất" châu Quảng Nguyên có nhiều mỏ vàng nên đặt ra câu:
Bởi tham voi Giao Chỉ
Để mất vàng Quảng Nguyên
[sửa] Hành chính và hệ thống quan lại
Bài chi tiết: Hành chính Đại Việt thời Lý
Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:
• Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện
• Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ
• Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc
Các chức tướng công, thái phó được hoàng đế nhà Lý ban cho những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển
toàn bộ chính quyền. Phụ tá cho các thái phó là tả tham tri chính sự, hữu tham tri chính sự, và hành khiển.
Phụ tá cho thái phó còn có các cơ quan là khu mật viện và bộ.
Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là:
• Phủ, lộ, châu, trại
• Huyện, hương, giáp, phường, sách, động
Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ, của các châu là tri châu, của các trại, đạo
là quan mục. Đứng đầu bộ máy hành của các huyện là huyện lệnh. Dưới huyện là đơn vị giáp và thôn.
[sửa] Luật pháp
Bài chi tiết: Pháp luật thời Lý
Thời nhà Lý, luật pháp Đại Việt hầu như dựa chủ yếu vào các chiếu vua ban, tuy nhiên có một bộ luật có thể
coi như tổng hợp của luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự và luật hôn nhân gia đình ngày nay, gọi là
Hình thư, sau thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt của nhà Minh nay đã thất truyền.
Tuy nhiên, do bản chất sùng bái đạo Phật của triều đại này mà các hình phạt nói chung không quá nghiêm
khắc. Ví dụ, năm 1042 vua Lý Thái Tông xuống chiếu rằng các quan chức đô mà bỏ trốn thì phạt 100 trượng,
thích vào mặt 50 chữ và xử tội đồ. Các quân sĩ đã bị tội đồ, nếu trốn vào núi rừng, cướp của thì xử 100
trượng, thích vào mặt 30 chữ. Người coi trấn trại mà bỏ trốn cũng phải tội như thế. Tháng 7, xuống chiếu xử
kẻ ăn trộm trâu của công 100 trượng, 1 con trâu phạt thành 2 con. Tháng 9 nhuận, xuống chiếu xử kẻ gian
dâm, cho phép người chủ đánh chết ngay lúc bắt được thì không bị tội. Xuống chiếu về việc phú thuế của
trăm họ, cho phép người thu, ngoài 10 phần phải nộp quan được lấy thêm 1 phần nữa, gọi là "hoành đầu".

Năm 1117 tháng 2, vua Lý Nhân Tông định rõ lệnh cấm giết, mổ trộm trâu. Hình phạt 80 trượng, đồ làm
khao giáp (phục dịch trong quân), vợ xử 80 trượng, đồ làm tang thất phụ (chăn tằm) và bồi thường trâu; láng
giềng biết mà không tố cáo, phạt 80 trượng. Năm 1123 tháng 4 cấm giết trâu, xuống chiếu rằng: "Trâu là vật
quan trọng cho việc cày cấy, làm lợi cho người không ít. Từ nay về sau ba nhà làm một bảo, không được giết
trâu ăn thịt, ai làm trái thì trị tội theo hình luật"
[6]
.
[sửa] Thủ công nghiệp
Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát
triển.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tháng 2 năm 1040, "vua [Lý Thái Tông] đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc.
Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan,từ ngũ
phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm ,từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm
vóc của nhà Tống nữa"
[7]
.
Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bảng gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm
vải, đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nội
tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định) v.v…
[sửa] Thương mại
Tuy nhiên, đã có mầm mống của việc trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ, như tháng 10 năm 1042, vua Lý
Thái Tông cho đúc tiền Minh Đạo. Từ giữa thế kỷ 12 đã có mầm mống của ngoại thương ngoài việc trao đổi
hàng hóa với các nước có chung biên giới.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép: Năm 1149 tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (Java), Lộ
Lạc (có thể là Lộ Hạc - La Hộc - Lavo ở Lopburi, Thái Lan, Lộ Hạc có khả năng là nước Locac được nhắc
đến trong du ký của Marco Polo), Xiêm La
[8]
vào Hải Đông (tỉnh Quảng Ninh ngày nay, xin cư trú buôn bán,
bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn hay năm 1184 tháng 3, người buôn các nước Xiêm La và
Tam Phật Tề (Srivijaya ở đảo Sumatra, được nhắc đến với tên Thất Lợi Phật Thệ từ thế kỷ 7 và với tên Tâm

Có điều rất thú vị là nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa uy hiếp nước
Nam Tống thường xuyên cũng rất tôn trọng Đại Việt. Kim Quốc từng cho sứ đến Đại Việt đề nghị với nhà
Lý đừng có giúp gì cho Nam Tống khi Kim đánh Nam Tống. Nhà Lý rất khéo léo trong vấn đề ngoại giao với
hai nước này, sử cũ có chép vào năm 1168 cả sứ nước Tống và Kim đến Đại Việt cùng lúc, triều đình phải bố
trí cho hai vị sứ này ở hai nơi khác nhau và không cho họ biết người kia cũng đến Đại Việt.
[sửa] Với Chiêm Thành
Trong triều đại nhà Lý, tổng cộng có khoảng 10 lần (1020, 1043, 1044, 1069, 1075, 1104, 1132, 1167, 1216,
1218) các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành v.v. đã đem quân đi đánh
Chiêm Thành. Sau mỗi lần đánh, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống
đối. Sự kiện lớn nhất là vào năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ Tĩnh. Vua Lý Thánh
Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm
đưa về Thăng Long, để được tha vua Chiêm và triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho
Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại
Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị)


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status