Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện nam đàn, tỉnh nghệ an - Pdf 80

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
**********
NGUYỄN VĂN HIỀN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
VÙNG GÒ Đ
ỒI HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Lời cảm ơn

Trong su
ốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận
đ
ược sự giúp đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ
b
ảo quý báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học
Nông nghi
ệp Hà Nội.
Tr
ước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Trần
Văn Chính, là ng
ười trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
th
ời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi xin chân thành c
ảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Sau Đại
h
ọc, Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi trân tr
ọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Tài
nguyên và Môi tr
ường tỉnh Nghệ An; Huyện uỷ, UBND huyện
Nam Đàn; phòng Tài nguyên và Môi tr
ường; phòng Kinh tế;
phòng Th
ống kê; các phòng ban huyện và UBND các xã của
huy
ện Nam Đàn đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những

2.2. Tổng quan về đánh giá hiệu quả sử dụng đất..................................................10
3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...........................................31
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31
3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................31
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................32
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận........................................................................35
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nam Đàn.......................................35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................35
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................42
4.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất..........................................................48
4.2.1 Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai ...................................48
4.2.2 Hiện trạng sử dụng các loại đất............................................................51
iv
4.2.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ....................................................57
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi....................................................61
4.3.1. Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp................61
4.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................................68
4.4. Định hướng sử dụng đất vùng gò đồi của huyện Nam Đàn...........................80
5. Kết luận và đề nghị...............................................................................................85
Tài liệu tham khảo....................................................................................................87
v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CPLĐ thuê Chi phí lao động thuê
CPTG Chi phí trung gian
CPBĐ Tổng chi phí biến đổi
HQĐV Hiệu quả đồng vốn
GTNC Giá trị ngày công

57
4.5
Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính

60
4.6
Một số chỉ tiờu phỏt triển lõm nghiệp vựng gũ đồi huyện
Nam Đàn
61
4.7
Các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông
nghiệp
62
4.8
Phõn cấp mức độ đỏnh giỏ hiệu quả kinh tế sử dụng đất

69
4.9 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính
69
4.10 Phõn cấp mức độ đỏnh giỏ hiệu quả xó hội
72
4.11
Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp vùng gò đồi huyện Nam Đàn
73
4.12
Lượng phõn bún cho cõy trồng được quy đổi ra lượng
(N, P
2
O

4.9 Cảnh quan rừng thông 67
4.10 Cảnh quan rừng keo, bạch đàn 68
4.11 Hiệu quả kinh tế các LUT 71
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất là một phần quan trọng của môi trường, là một tài nguyên vô giá
mà tự nhiên đã ban tặng cho con người. Đất là tư liệu sản xuất để phát triển
nông, lâm nghiệp, là đối tượng lao động rất đặc thù bởi tính chất độc đáo mà
không vật thể tự nhiên nào có thể thay thế được, đó là độ phì nhiêu. Chính vì
vậy mà các hệ sinh thái và ngay cả cuộc sống của loài người cũng hoàn toàn
phụ thuộc vào tính chất này của đất.
Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có giới hạn về diện tích, có nguy cơ
bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người
trong quá trình hoạt động sản xuất. Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển,
dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực
phẩm, các sản phẩm công nghiệp, các nhu cầu văn hoá, xã hội, nhu cầu về đất
cho xây dựng v.v... Tất cả những cái đó đã tạo nên áp lực ngày càng lớn lên
đất đai, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy cơ bị giảm diện tích, trong
khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy cần phải có những
giải pháp sử dụng đất trên quan điểm thích hợp và phát triển bền vững.
Vùng gò đồi Nghệ An nói chung và Nam Đàn nói riêng có địa hình phức
tạp, phần lớn là đất dốc, nghèo dinh dưỡng. Hơn nữa điều kiện tưới tiêu, hệ
thống giao thông gặp nhiều trở ngại. Kỹ thuật trồng trọt đặt ra rất khác nhau
trong điều kiện địa hình cụ thể. Vấn đề đặt ra cho phát triển bền vững vùng gò
đồi là việc nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định đời sống dân cư nhưng đồng thời
phải bảo vệ tài nguyên môi trường rất rễ bị phá vỡ, suy thoái đất. Để góp phần
phát triển nông nghiệp vùng gò đồi trong chiến lược phát triển bền vững khu vực
cũng như Nghệ An chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An”.

Vùng gò đồi có khi được gọi là vùng trung du, vùng bán sơn địa, vùng
đồng bằng xen đồi hay vùng đồi xen đồng bằng. Danh từ trung du được dùng
trước hết để chỉ vùng chuyển tiếp về địa hình và có thể phân biệt với vùng thượng
du (vùng núi) và vùng hạ du (đồng bằng). Như vậy vùng trung du được xác định
bởi một dải không gian chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng núi [35].
Lê Bá Thảo (1990) [31] cho rằng “vùng trung du là một bề mặt san bằng cổ
tương đối ổn định về mặt kiến tạo, đã bị xâm thực chia cắt từ lâu và hiện đang
nằm trung sự đi xuống của địa hình. Sự phát triển đi xuống đó thể hiện ở chỗ các
đỉnh đồi ngày càng bị san bằng hơn, các thung lũng mở rộng hơn”.
Theo Vũ Tự Lập (1990) [38]: “Đặc điểm chung nhất của đồi là có độ cao
tương đồi dưới 500m, do đó tại vùng gò đồi qui luật đai cao chưa có tác dụng
quyết định, khiến cho địa hình nói riêng và tự nhiên nói chung mang sắc thái nội
chí tuyến, và về cơ bản lãnh thổ Việt Nam mang sắc thái một vùng rộng lớn, trong
đó núi là đỉnh nhô cao”.
Lưu Đức Hồng và Cs (1994) [35], đã đưa ra tiêu thức xác định về vùng gò
đồi: Về vị trí địa lý ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, về độ cao 25 -
700m so với mặt nước biển, trong đó trên 80% diện tích lãnh thổ dưới 500m.
4
Theo nhà địa mạo Nga I. Spiridonov (1970) các chỉ tiêu phân chia đồng
bằng, đồi, núi chi tiết như bảng 2.1 dưới đây [21]:
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phân chia cấp địa hình
Ngoại mạo Trắc lượng hình thái Kiểu
hình
thái
Độ chênh
cao địa
hình (m)
Độ cao tuyệt
đối (m)
Địa mạo Độ chia cắt

150 - 200 m
Dãy đồi Trung bình
150 – 400
Trung bình

1 - 1,5
8
0
- 15
0

Thấp <1000m Sườn rất dốc
30 - 40
0Núi

>150m
Trung bình
1000-2000m
Khối, dãy núi
Rất mạnh
700
Rất mạnh
Với vách dốc
> 40
0

Qua bảng trên, đồi được hiểu là dạng địa hình lồi, kích thước không lớn,

vùng gò đồi nằm trong các miền khí hậu khác nhau vừa mang dấu ấn đặc trưng
chung của vùng trung du, vừa mang đặc trưng chung của mỗi vùng.
2.1.2.3. Quá trình hình thành đất vùng gò đồi
- Quá trình feralit - laterit hoá
Đây là quá trình đặc trưng và phổ biến của đất nhiệt đới ẩm. Quá trình
này có thể chia làm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu phong hoá phá huỷ các khoáng nguyên sinh của đá mẹ
một cách triệt để trong điều kiện nhiệt ẩm cao, phong hoá hoá học chiếm ưu
thế. Trong giai đoạn này các cation kiềm, kiềm thổ bị giải phóng rửa trôi theo
chiều ngang và thẳng đứng. Đồng thời các secquioxyt (R
2
O
3
của Fe, Al,
Mn...) được tích luỹ ở tầng B của phẫu diện đất.
+ Giai đoạn tiếp theo hình thành các khoáng thứ sinh trong môi trường
6
axit, trong đó khoáng caolinit chiếm ưu thế. Tầng B tích luỹ sét màu vàng đỏ
được hình thành. Tầng mùn A mỏng với hàm lượng mùn thấp, axit fulvic
chiếm ưu thế. Do phong hoá hoá học triệt để nên các khoáng vật tàn dư
nguyên sinh ít. Tỷ số SiO
2
/R
2
O
3
trong keo sét < 2. Hàm lượng limon trong đất
rất thấp, các đoàn lạp có độ bền tương đối cao.
Trong điều kiện có mạch nước ngầm nâng lên hạ xuống xuất hiện trong
mùa mưa và mất trong mùa khô như ở các gò đồi thấp hoặc chân núi thì các

hoặc từ 15
0
-25
0
, điều kiện địa hình đồi núi,
chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển dày đặc, tiết diện dọc dốc, chế
độ mưa mùa lại tập trung (lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80 - 90% lượng
mưa cả năm) do đó xói mòn có điều kiện hoạt động mạnh [22].
Quá trình xói mòn đất không chỉ rửa trôi các cation, các hợp phần vi
lượng chất dễ tiêu, mùn ra khỏi tầng đất làm giảm chất dinh dưỡng độ phì
nhiêu mà xói mòn còn làm giảm đi độ dày của tầng canh tác một cách rõ rệt.
Không gian sinh trưởng của bộ rễ bị thu hẹp, độ ẩm đất giảm… Dẫn đến suy
giảm tốc độ sinh trưởng của cây trồng.
Chiều dài của sườn và lượng mưa hình thành dòng chảy mặt là những
yếu tố ảnh hưởng mạnh tới xói mòn, rửa trôi do nước của đất đai vùng đồi
núi. Vì tại các khu vực địa hình chia cắt mạnh độ dài của sườn lớn, dòng chảy
càng mạnh, năng lượng càng lớn và xói mòn đất sẽ tăng, qua nghiên cứu các
tác giả cho rằng nếu tăng chiều dài của sườn dốc lên 2 lần thì tổn thất về đất
sẽ tăng lên từ 2 - 7,5 lần và xói mòn trên các sườn lồi tăng 2-3 lần so với sườn
thẳng, sườn lõm xói mòn yếu, sườn bậc thang xói mòn không đáng kể. Nhìn
chung quá trình xói mòn đang xảy ra mạnh mẽ trên các loại đất xám feralit.
2.1.2.4. Diện tích và phân bố
Vùng đồi núi nước ta phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam đã tạo nên các
điều kiện tự nhiên, hình thành nên các loại đất hết sức phong phú và da dạng.
Theo bảng phân loại đất Việt Nam năm 1996 của Hội khoa học đất Việt Nam
[14], vùng đồi núi Việt Nam có những nhóm đất chính: đất đá bọt, đất đen, đất
nâu bán khô hạn, đất tích vôi, đất xám, đất đỏ, đất mùn alit núi cao và đất xói mòn
mạnh trơ sỏi đá. Trong đó nhóm đất xám và nhóm đất đỏ có diện tích rất lớn.
8
- Đất đá bọt (RK) - ANDOSOLS (AN) diện tích: 171.402 ha, phân bố ở

cấu nông nghiệp đa canh theo hướng đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở chuyên
môn hoá sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp, tập trung hoá sản xuất để
tạo ra vùng cây công nghiệp ngắn ngày, các vùng cây công nghiệp dài ngày,
các vùng cây ăn quả, các vùng chăn nuôi đại gia súc, các vùng trồng rừng.
Điều đó cho phép tạo ra một khối lượng nông lâm sản hàng hoá lớn, một thị
trường nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm sản và kéo theo sự
phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Trên cơ sở đó chuyển nền
kinh tế nông thôn thuần nông sang cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hoá
ngành nghề
- Những khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, trong việc khai thác
vùng gò đồi còn gặp những khó khăn sau.
+ Vùng đòi gò bị khai thác bừa bãi, đất gò đồi bị thoái hoá, khả năng
sinh lợi thấp, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên, dòi hỏi sự đầu tư cải tạo
lớn, lựa chọn phương thức sử dụng phức tạp.
+ Tổng lượng mưa thấp, 85% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa
mưa gây nên lũ lụt, xói mòn, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. Nhiều
diện tích hoa màu đồi không đưa vào sử dụng được. Nhiều diện tích đồi cây
lâu năm bị khô cằn, vì vậy, việc phủ xanh đất trống đồi trọc tạo ra một hệ sinh
thái nhiều tầng có ý nghĩa về nhiều mặt đối với môi trường sống.
+ Thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật và quy trình công nghệ
mới, thiếu kiến thức kinh doanh, thiếu hiểu biết về thông tin thị trường trong
điều kiện nông thôn đang có sự chuyển dịch về cơ cấu và tổ chức sản xuất
theo cơ chế thị trường.
10
+ Cơ sở hạ tầng khá hơn miền núi nhưng nghèo nàn thiếu đồng bộ và yếu
kém. Giao thông nông thôn còn yếu kém, điện năng mới bắt đầu, thuỷ lợi chưa
đảm bảo đủ nước tưới. Thông tin liên lạc chưa kịp thời, đô thị chưa phát triển.
+ Thảm thực vật và môi trường sinh thái ở vùng gò nói riêng đang thời
kỳ báo động, tỷ lệ che phủ thấp chủ yếu là rừng mới trồng, rừng mới tái sinh.
Do đó, việc gìn giữ và điều hoà nguồn nước còn hạn chế, đất đai xói mòn,

-Một hệ thống tạo ra những mô hình định canh lâu bền bằng cách kết
hợp thiết kế và sinh thái.
-Một sự tổng hợp hiểu biết truyền thống với khoa học hiện đại, áp dụng
cho cả thành thị và nông thôn.
-Nông nghiệp bền vững lấy các hệ thống thiên nhiên làm mẫu và hành
động hoà hợp với thiên nhiên nhằm thiết kế những môi trường lâu bền cung
cấp những nhu cầu cơ bản cho con người cũng như những hạ tầng xã hội,
kinh tế và đảm bảo cho những nhu cầu đó.
- Nông nghiệp bền vững thúc đẩy chúng ta tham gia có ý thức vào việc giải
quyết nhiều vấn đề đặt ra cho chúng ta ở phạm vi địa phương và toàn cầu [27].
Sử dụng đất đai bền vững đã và đang là nhu cầu cấp bách của nước ta
hiện nay. Hậu quả mà chúng ta đang phải gánh chịu là hiện tượng sa mạc hoá,
lũ lụt, diện tích đất trống đồi núi trọc gia tăng phải chăng do việc sử dụng đất
kém bền vững, làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy thoái.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu về hiệu quả, do xuất phát từ những góc độ
nghiên cứu khác nhau, do các điều kiện để tiến hành nghiên cứu khác nhau,
nên có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả.
12
Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ [28], hiệu quả chính là kết quả cũng
như yêu cầu của việc làm mang lại.
Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng phải là kết quả của quá trình sử
dụng đất. Kết quả ở đây được hiểu là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật chất
tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu do tính chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà
ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao nhiêu?
Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế, khi đánh giá kết quả hoạt
động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá
chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó [13].
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông

chi phí cơ hội, “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản
lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng
hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng
năng suất của nó" [14].
Tác giả Đỗ Khắc Thịnh cho rằng: “Thông thường hiệu quả được hiểu
như một hiệu số giữa kết quả và chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường
hợp không thực hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa”. Do vậy,
nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp mong
muốn và hiệu quả có nghĩa là không lãng phí [17].
Nếu xét trên phương diện so sánh thì hiệu quả kinh tế là mối tương
quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản
phẩm đầu ra, chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào.
14
Như vậy, chúng ta thấy rằng, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu
quả kinh tế nhưng đều thống nhất nhau ở bản chất của nó. Người sản xuất
muốn thu được kết quả phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó
là nhân lực, vật lực, vốn… So sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó, sẽ là hiệu quả kinh tế. Tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa
hoá kết quả với một lượng chi phí định trước hoặc tối thiểu hoá chi phí để đạt
được một kết quả nhất định .
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của
cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp
nhất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có
vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu
quả có khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện
thông qua hệ thống các chỉ tiêu.
* Hiệu quả xã hội

trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường hiệu quả kinh tế sẽ
không vững chắc [11].
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.3.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng...)
có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp
[34], vì các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh
khối. Vì vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định
cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh đúng.
16
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I.
Theo N.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các
nước phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây
trồng ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông
dân thiếu vốn là độ phì đất [16].
2.2.3.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai,
cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình
sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những
tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về
điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo [8].
Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật để lựa chọn các tác
động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt các
mục tiêu sử dụng đất đề ra. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước
phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân
bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có
nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho
kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông
nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất
kinh tế [16]. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status