giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ nay đến năm 2010 - Pdf 74

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi
ngân sách nhà nớc cho giáo dục và đào tạo trên địa
bàn tỉnh Nghệ An từ nay đến năm 2010
3.1 Mục tiêu định hớng phát triển Giáo dục và Đào tạo của cả nớc và
Nghệ An giai đoạn 2001-2010.
Chiến lợc phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 đã chỉ rõ " để đáp ứng yêu cầu
về con ngời và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nớc trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục " [
]. Vì vậy, mục tiêu chung phát triển giáo dục đã đợc chính phủ phê duyệt trong chiến
lợc phát triển giáo dục đến năm 2010 là:
- Tạo bớc chuyển biến cơ bản về chất lợng giáo dục theo hớng tiếp cận với trình
độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự
phát triển kinh tế- xã hội của đất nớc; của từng vùng; từng địa phơng. Phấn đấu đa nền
giáo dục nớc ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nớc phát
triển trong khu vực.
- Ưu tiên nâng cao chất lợng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa
học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật
lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế,; đẩy nhanh tiến
độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
- Đổi mới mục tiêu, nội dung, phơng pháp, chơng trình giáo dục các cấp bậc
học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô,
vừa nâng cao chất lợng, hiệu quả và đổi mới phơng pháp dạy- học; đổi mới quản lý
giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
Đồng thời với việc tăng cờng chất lợng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng quy mô
các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ , cơ cấu ngành nghề,
cơ cấu vùng miền của nhân lực. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ
hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn
nhiều khó khăn
Căn cứ vào những mục tiêu, định hớng chiến lợc phát triển giáo dục cả nớc và
của tỉnh, thời gian qua Nghệ An đã xây dựng đề án quy hoạch mạng lới trờng lớp, quy
mô phát triển giáo dục phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá (2001 -2005) và hiện

- Huy động 100% số trẻ trong độ tuổi (6-11) đi học tiểu học.
- Huy động 100% số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào học trung học cơ sở, đảm
bảo tỷ lệ 60% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT; tăng tỷ lệ học sinh trong độ
tuổi vào học trung học phổ thông lên 42% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.
- Đối với giáo dục chuyên nghiệp: Phát triển dạy nghề nhằm thay đổi cơ cấu,
chất lợng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm nguồn nhân lực
cho các chơng trình kinh tế trọng điểm của tỉnh và nhu cầu học nghề để lập nghiệp của
thanh niên (lập nghiệp tại chỗ, ở ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động), nâng nâng số lao
động đợc đào tạo nghề lên 30% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010; chú trọng phát
triển dạy nghề bậc cao thu hút 5% đến 10% học sinh tốt nghiệp THPT và Trung học
chuyên nghiệp vào học các chơng trình này.[ ]
2. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lợng phổ cập giáo dục tiểu học để đến năm
2005, các huyện miền xuôi đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và
đến năm 2007, các huyện miền núi đạt tiêu chuẩn này. Đẩy mạnh công tác phổ cập
giáo dục trung học cơ sở, phấn đấu đến năm 2005, đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục
THCS ở đô thị, đồng bằng và 50% số xã vùng cao; đến năm 2008, toàn tỉnh đạt tiêu
chuẩn này.
3. Tiến hành chuẩn hoá và đồng bộ hoá đội ngũ giáo viên, phấn đấu chuẩn hoá
giáo viên mầm non vào trớc năm 2010; 100% giáo viên trung học cơ sở có trình độ cao
đẳng s phạm trở lên vào năm 2005 và đa tỷ lệ giáo viên ở bậc học này có trình độ trên
chuẩn đào tạo lên 35% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010; nâng tỷ lệ giáo viên
trung học phổ thông có trình độ thạc sỹ lên khoảng 5% vào năm 2005 và 10% vào năm
2010.
4. Tăng cờng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bớc hiện đại hoá trang thiết bị phục
vụ đổi mới chơng trình, nội dung, phơng pháp giáo dục; tập trung đầu t vào th viện,
thiết bị dạy và học. Phấn đấu đến năm 2005 có thể xoá bỏ đợc các phòng học tạm bợ
bằng tranh tre, nâng tỷ lệ phòng học/lớp với mức 50% số trờng tiểu học có đủ phòng
học ngày 2 buổi vào năm 2005, các trờng THCS và THPT có đủ 1phòng/lớp, tăng số
th viện đạt chuẩn hàng năm khoảng 5%; 60% trờng tiểu học xây dựng đợc phòng thí
nghiệm, 40% trờng trung học phổ thông và 100% trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng

nguyên tắc cơ bản về quản lý chi NSNN, tránh tình trạng nôn nóng, muốn thực hiện
việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo mà có các
quyết định trái với quy định của pháp luật.
- Quan điểm thứ hai: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục và
đào tạo phải gắn liền với việc quy hoạch lại mạng lới giáo dục đào tạo nhằm thiết lập
trật tự và phát triển khu vực này theo hớng xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Để cụ thể hoá đờng lối của Đảng về xã hội hoá một số hoạt động sự nghiệp,
thời gian qua chính phủ đã có Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về phơng hớng và
chủ trơng xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, ban hành Nghị định số
73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao nhằm vận động và tổ chức sự tham gia rộng
rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó trong đó có giáo
dục.
Phong trào xã hội hoá giáo dục và đào tạo đã và đang từng bớc đợc đẩy mạnh
góp phần không nhỏ vào việc khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực
trong toàn xã hội đóng góp cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, xã hội hoá không có nghĩa là
giảm nhẹ trách nhiệm của Nhà nớc, giảm bớt phần chi ngân sách nhà nớc mà càng
ngày phải quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng của các nguồn kinh phí đầu t cho
giáo dục đào tạo. Vì vậy cần thiết phải gắn công tác quản lý chi ngân sách cho giáo
dục đào tạo với việc quy hoạch lại mạng lới giáo dục - đào tạo để bố trí đợc bộ máy
quản lý một cách hợp lý.
- Quan điểm thứ ba: phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp
trong việc quản lý chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo theo hớng tiết kiệm và hiệu
quả.
Hoàn thiện công tác quản lý phải đi đôi với việc phân định rõ trách nhiệm,
quyền hạn của từng cấp quản lý ngân sách cho giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao hiệu
lực quản lý. Phân định chức năng, quyền hạn các cấp trong quản lý ngân sách đối với
các đơn vị dự toán gắn liền với việc phân cấp, quản lý chi ngân sách Nhà nớc cho giáo
dục đào tạo theo yêu cầu, nội dung phân cấp quản lý NSNN từng thời kỳ, có nh vậy
mới nâng cao đợc trách nhiệm của các đơn vị dự toán trong việc sử dụng kinh phí.

ngân sách, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách một cách chặt chẽ; cải cách
những thủ tục gây phiền hà đến hoạt động giao dịch liên quan đến công tác quản lý
ngân sách.
Thời gian qua, mặc dù công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản
lý ngân sách tại Nghệ An thực hiện tơng đối tốt, tuy nhiên do có nhiều cấp, nhiều
ngành phối hợp tham gia vào quản lý tài chính tại các đơn vị cơ sở nên thủ tục hành
chính nhiều khi còn rờm rà, có sự chồng chéo ở một số khâu mà điển hình ở các khâu
lập và phân bổ dự toán, tổng hợp báo cáo quyết toán cho nên hồ sơ thủ tục các đơn vị
phải lập thành nhiều bộ, gửi đi nhiều cơ quan quản lý cấp trên rất mất thời gian, phiền
hà cho cơ sở. Bên cạnh đó cha có sự đồng bộ, thống nhất về thủ tục hành chính ở một
số cấp, ngành; có khi cơ quan tài chính hớng dẫn một đờng, cơ quan kho bạc thực hiện
một nẻo.
3.4. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cờng công tác quản lý chi ngân
sách cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3.4.1. Hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo:
Chiến lợc phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2001-2010 đã xác định những
định hớng cơ bản, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn đối với từng lĩnh vực
giáo dục đào tạo. Với vai trò chủ đạo, chi ngân sách nhà nớc cho giáo dục đào tạo từng
bớc cũng phải hoàn thiện việc sắp xếp lại cơ cấu cho từng lĩnh vực, từng phân ngành
cho phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ từng thời kỳ. Đảm bảo gắn liền việc đầu t, quản lý
cấp phát kinh phí với việc nâng cao chất lợng giáo dục - đào tạo và việc chuẩn hóa,
hiện đại hoá các cơ sở Giáo dục - đào tạo.
Cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục đào tạo một mặt phải đảm bảo cân đối
nguồn tài chính phù hợp với cơ cấu giáo dục đào tạo hiện có. Mặt khác thông qua cơ
cấu chi ngân sách Nhà nớc có tác dụng to lớn trong việc điều chỉnh cơ cấu giáo dục
phát triển theo định hớng của Nhà nớc. Chỉ có trên cơ sở một cơ cấu chi hợp lý thì mới
tạo điều kiện cho việc quản lý đồng vốn đầu t của NSNN cho giáo dục và đào tạo có
hiệu quả.
Nội dung hoàn thiện cơ cấu chi ngân sách cho giáo dục đào tạo ở Nghệ An
trong thời gian tới gồm:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status