Triết học chính trị j j rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay - Pdf 69

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ J.J. ROUSSEAU VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------

NGUYỄN THỊ CHÂU LOAN

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ J.J. ROUSSEAU VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành:

CNDVBC &CNDVLS

Mã số:

62 22 80 05

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Châu Loan


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Đặng Hữu Toàn và TS. Lưu Minh Văn đã tận tình hướng dẫn, động viên
trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án để tác giả có thể hoàn thành bản luận
án này.
Xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô, các cán bộ thuộc khoa Triết học,
phòng Đào tạo Sau đại học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình
viết luận án và làm các thủ tục bảo vệ.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan và
bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu thực
hiện bản luận án.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Châu Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....9
1.1. Tình hình nghiên cứu về những điều kiện và tiền đề ra đời triết học
chính trị Rousseau..................................................................................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu về những tư tưởng triết học chính trị Rousseau.......11
1.3. Tình hình nghiên cứu về ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với

ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY.......................................................................................................................................... 102
5.1. Những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau.......102
5.2. Khái niệm nhà nước pháp quyền và bối cảnh lịch sử đặc thù của việc
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay.................................................... 116
5.3. Ý nghĩa của những tư tưởng nền tảng trong triết học chính trị Rousseau
đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay....................... 124
5.4. Ý nghĩa của tư tưởng Rousseau về nhà nước pháp quyền – thiết chế
thực hiện quyền tự nhiên đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay.................................................................................................................... 134
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................................................................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 150

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết học chính trị là bộ phận của triết học nghiên cứu những nền tảng của đời
sống chính trị và toàn bộ cơ chế hoạt động của nó từ góc độ triết học. Triết học chính
trị có vị trí đặc biệt và ảnh hưởng lớn lao đến mọi lĩnh vực của đời sống chính trị - xã
hội trong mỗi quốc gia cũng như đến mối quan hệ giữa các quốc gia. Triết học chính
trị hiện nay là sự phát triển của lịch sử triết học chính trị của nhân loại. Bàn về vai trò
của việc nghiên cứu lịch sử triết học, trong đó có lịch sử triết học chính trị, Ph.
Ăngghen viết: “…Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
không thể không có tư duy lý luận … Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh
dưới dạng năng lực của người ta mà có. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn
thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay không có một cách nào khác hơn là

nay. Phạm vi ảnh hưởng của tư tưởng triết học chính trị của ông không chỉ dừng lại ở
nước Pháp, ở châu Âu mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều tư tưởng triết học
chính trị của Rousseau vẫn có ý nghĩa lớn lao đối với việc luận giải những vấn đề
chính trị đương đại.
Mặc dù có các xu hướng đánh giá khác nhau về những tư tưởng triết học
chính trị của Rousseau, nhưng cho đến nay ngày càng có nhiều người xem ông như
một người đề xướng, người phản kháng mạnh mẽ nhất đối với chế độ chuyên chế
phong kiến, khi chế độ này bác bỏ quyền tự do và bình đẳng của con người. Các cách
hiểu trái ngược nhau của các xu hướng này xuất phát từ các lập trường chính trị khác
nhau và đều được luận giải theo một cách nào đó từ những đoạn trích dẫn trong các
tác phẩm của Rousseau. Chính vì thế, cho đến nay, sự tìm hiểu về con người cũng
như triết học chính trị của Rousseau vẫn được tiếp tục.
Thứ ba, trong những thập kỷ vừa qua, tư tưởng triết học chính trị của
Rousseau trước hết là các tư tưởng về tự do và bình đẳng, về ý chí chung, về chủ
quyền nhân dân, về khế ước xã hội, về nhà nước pháp quyền, trong đó có phương
thức tổ chức, phân chia và phân định giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp, về sự kiểm soát các quyền lực chính trị đã được du nhập vào Việt
Nam. Các tư tưởng đó có giá trị gợi mở trong quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay. Những kiến
giải sâu sắc về bản chất và hệ quả của các hiện tượng “tha hóa” của quyền lực và
4


cách thức kiểm soát, loại bỏ sự tha hóa đó có không ít điểm còn giá trị trong cuộc
đấu tranh chống hiện tượng lạm quyền, tham nhũng, lãng phí và tình trạng suy thoái
đạo đức lối sống đang trở nên trầm trọng ở “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”
trong bộ máy nhà nước và trong hệ thống chính trị các cấp, có nguy cơ đe dọa sự tồn
vong của chế độ, như theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị IV và V của Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
Thứ tư, trong bối cảnh giao lưu hội nhập tư tưởng và toàn cầu hóa mọi lĩnh

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài “Triết học chính trị của

Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
hiện nay”.
- Làm rõ những điều kiện và tiền đề ra đời tư tưởng triết học chính trị của

- Phân tích làm rõ những tư tưởng cơ bản của triết học chính trị Rousseau bao

gồm những tư tưởng nền tảng của triết học chính trị và tư tưởng của ông về nhà nước
pháp quyền với tính cách là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người.
- Đánh giá những giá trị, hạn chế và một số ảnh hưởng của triết học chính trị

Rousseau, từ đó phân tích ý nghĩa của một số tư tưởng cơ bản trong triết học chính
trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
và các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền, về xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là những quan điểm
nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Ngoài ra, luận án còn kế thừa những
công trình nghiên cứu chuyên biệt thuộc lĩnh vực triết học và các khoa học lân cận
như chính trị học, luật học, v.v. có liên quan đến đề tài luận án.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp của phép biện
chứng duy vật trong việc nghiên cứu, trong đó phối hợp các phương pháp như phân
tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, khái quát hóa, lôgíc và lịch sử,
phương pháp văn bản học, v.v..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án có đối tượng nghiên cứu là triết học chính trị

việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở bối cảnh lịch sử
và các điều kiện đặc thù của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án này có thể coi là một trong những công trình nghiên

cứu chuyên sâu và có tính hệ thống ở Việt Nam về triết học chính trị Rousseau, tập
trung đặc biệt vào phương diện ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay.
7


Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học

viên cao học và những người quan tâm nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây
nói chung, triết học chính trị và học thuyết chính trị Khai sáng Pháp nói riêng, cũng
như cho những người quan tâm đến các vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng nhà
nước pháp quyền trên thế giới và Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tư liệu tham khảo, luận án bao gồm
5 chương 15 tiết.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về những điều kiện và tiền đề ra đời triết học chính
trị Rousseau

lưu tư tưởng chính trị của chủ nghĩa tự do như ở J.Locke, Montesquieu và sự kế thừa
ở Rousseau. Theo các tác giả này, học thuyết Rousseau về khế ước xã hội mang đầy
tính cách mạng. Một khi nhà nước được thành lập theo khế ước thì chế độ dân chủ
được đảm bảo, mọi người được tự do và khi nhà nước đó lạm quyền thì nhân dân có
quyền bãi bỏ. Theo họ, cũng như Montesquieu, Rousseau phân biệt quyền lập pháp
và quyền hành pháp. Tuy nhiên, khác với Montesquieu, Rousseau coi quyền lập pháp
là được thiết lập do khế ước xã hội, còn quyền lực hành pháp là phụ thuộc vào quyền
lập pháp. Nhằm ngăn ngừa việc tiếm quyền từ phía chính phủ, Rousseau đề nghị tiến
hành đại hội nhân dân định kỳ, để biểu quyết về trách nhiệm của chính phủ [54, 151].
Trong cuốn luận án của mình nhan đề Triết học chính trị Montesquieu với việc
xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam (2006), Lê Tuấn Huy đã phân tích bối cảnh và
những tiền đề ra đời tư tưởng triết học chính trị của Montesquieu và Rousseau. So sánh
cách quan niệm của Montesquieu và Rousseau về con người, tác giả đi đến chỗ so sánh
kế thừa và cả sự khác biệt của tư tưởng triết học chính trị của Rousseau đối với tư tưởng
triết học chính trị của Montesquieu. Khác với Montesquieu cho rằng, về bản chất, con
người luôn có xu hướng lạm dụng quyền lực, và vì vậy, mọi quyền lực chính trị cho dù
là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, đều cần phải được kiểm soát,
Rousseau lại có niềm tin sâu sắc vào ý chí chung, chủ quyền tối cao, đặc biệt vào quyền
lập pháp. Vì vậy, theo ông chỉ cần tập trung chủ yếu vào việc ngăn chặn nguy cơ lạm
quyền của chính phủ và cơ quan tư pháp [40].

Ngoài ra, thuộc loại tư liệu này, có một số luận văn như Tư tưởng triết học
chính trị của Machiavelli trong tác phẩm ―Quân vương‖ (2007), Luận văn Thạc sĩ
triết học của Tạ Thu Hằng, Vấn đề tự do và bình đẳng trong triết học S.Montesquieu
và J.J Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (2008), Luận văn thạc sĩ triết
học của Trần Hương Giang, Quan niệm của G. Locke về quyền sở hữu của con người
trong tác phẩm ―Khảo luận thứ hai về chính quyền‖ (2010) luận văn thạc sĩ của
Đặng Thị Loan…Hơn nữa, có thể kể đến một số bài viết đăng trên tạp chí Triết học
như “John Locke – Nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng” (số 2, 2001) của
Phạm Văn Đức, “Một số tư tưởng triết học chính trị của John Locke: Thực chất và ý

Hobbes, Montesquieu, Rousseau và Bentham [60, tr. 5-6]. Trong nhiều thập kỷ kể từ
sau năm 1954, các tư tưởng của Rousseau cũng được đề cập đến ở mức độ nào đó
trong các cuốn sách tham khảo, các tài liệu nghiên cứu, các bài viết và các công trình
dịch thuật tiếng Việt từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung liên quan đến
lịch sử tư tưởng chính trị hay lịch sử triết học phương Tây ở cả miền Bắc cũng như ở
miền Nam Việt Nam.
11


Năm 1992, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất bản cuốn Bàn về
khế ước xã hội do Hoàng Thanh Đạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp. Có thể nói, kể
từ thời điểm đó đến nay, ở Việt Nam xuất hiện các hàng loạt các công trình nghiên
cứu về triết học của J.J. Rousseau nói chung và tư tưởng chính trị của ông nói riêng.
Liên quan đến loại tư liệu về tư tưởng triết học chính trị của Rousseau, không
thể không nhắc đến các bài viết và phần giới thiệu của Hoàng Thanh Đạm với tư
cách là học giả được xuất bản trong cuốn Bàn về khế ước xã hội do ông dịch và tái
bản năm 2004.

1

Có một số luận án, luận văn, các công trình, bài viết đề cập trực tiếp hay gián
tiếp ở mức độ nhất định đến triết học chính trị của Rousseau. Trong số này, có thể kể
đến một tài liệu hữu ích liên quan trực tiếp đến nghiên cứu về triết học chính trị J.J.
Rousseau là công trình Tư tưởng của J.J Rousseau về quyền tự do, về bình đẳng và
về Nhà nước (2006), Luận văn thạc sĩ triết học của của Nguyễn Thị Thanh Minh bảo
vệ tại Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Tư tưởng về quyền tự do, về
bình đẳng và về Nhà nước là bộ phận quan trọng của tư tưởng triết học chính trị của
J.J. Rousseau. Đề cập đến tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng, về nhà nước và nhà

nước pháp quyền trước Rousseau, công trình này tập trung chủ yếu vào tư tưởng của

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay. Tuy
nhiên, luận văn này là cơ sở quan trọng về nội dung cho nghiên cứu của luận án.
Đặc biệt, trong số các công trình liên quan trực tiếp đến triết học chính trị của
J.J. Rousseau, phải kể đến công trình Triết học chính trị Jean Jacques Rousseau và ý

nghĩa lịch sử của nó (2008), luận án Tiến sĩ triết học của Dương Thị Ngọc Dung,
luận án Tiến sĩ triết học, bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi khái lược nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của triết học
chính trị của J.J. Rousseau, tác giả Dương Thị Ngọc Dung đi sâu phân tích chương 2
với hai nội dung cơ bản của triết học chính trị của J.J. Rousseau bao gồm 1) Phê
phán bất bình đẳng và tha hóa con người - điểm khởi đầu của triết học chính trị J.J.
Rousseau và 2) Triết học chính trị của J.J. Rousseau trong Bàn về khế ước xã hội và
Emile hay vấn đề giáo dục. Đối với tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, tác giả tập trung
chủ yếu khái lược hai chủ đề “quan niệm thống nhất quyền lực và những ý tưởng về nhà
nước của dân, do dân, vì dân” và “Triết lý kiến tạo mẫu người công dân cho xã hội dân
chủ trong Emile hay vấn đề giáo dục”. Tuy nhiên, luận án trên chưa phân tích một cách
có hệ thống và chuyên sâu các nội dung khác của triết học chính trị Rousseau liên quan
đến ý chí chung, chủ quyền tối cao, khế ước xã hội, nhà nước pháp quyền và mối
13


quan hệ giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế kiểm soát các quyền
lực, đặc biệt là quyền hành pháp. Trong chương 3, tác giả Dương Thị Ngọc Dung tập
trung làm rõ ý nghĩa lịch sử của triết học chính trị của J.J. Rousseau, trong đó khẳng
định giá trị và ảnh hưởng của triết học chính trị của J.J. Rousseau đối với cách mạng
thế giới và đặc biệt đối với mối liên hệ lịch sử giữa tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và triết học chính trị J.J. Rousseau. Do
chủ đích riêng và kết cấu phù hợp với tên đề tài, công trình trên chưa khai thác và
làm rõ được một cách có hệ thống và sâu sắc ý nghĩa của các nội dung đa dạng khác

quan đến tự do tư tưởng, quyền được giáo dục hay khát vọng về dân chủ và bình
đẳng; và giáo dục trẻ em biết yêu lao động, yêu nhân loại.
Ngoài ra, cũng có khá nhiều công trình khác bằng tiếng Việt được viết bởi các tác
giả Việt Nam hoặc được dịch từ tiếng nước ngoài khi trình bày về lịch sử các học thuyết,
các tư tưởng chính trị hay lịch sử triết học phương Tây có dành số trang nhất định đề cập
đến các nội dung khác nhau của triết học chính trị Rousseau. Trong số này, phải kể đến
các công trình như Triết học thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, Triết học khai sáng từ thế kỷ
XVII đến đầu thế kỷ XIX (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962) của Viện Hàn lâm Khoa học Liên
Xô được dịch ra tiếng Việt, Lịch sử triết học (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998) do
giáo sư Nguyễn Hữu Vui làm chủ biên, Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới
(2006) do Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái dịch, cuốn Đại cương lịch sử triết học
phương Tây (Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006) của các tác giả Đỗ Minh
Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, v.v.. Mặc dù là các tài liệu tham khảo quý giá
cho nghiên cứu của luận án, các công trình trên - do mục đích riêng của mình - chủ yếu
tiếp cận một cách gián tiếp từ góc nhìn của chính trị học, luật học, xã hội học, triết học...
hoặc chưa tập trung phân tích một cách chuyên sâu và có hệ thống về triết học chính trị
của J.J. Rousseau ở phương diện
ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Ở các nước trên thế giới, chủ đề triết học chính trị của J.J. Rousseau đã được

không ít các học giả quốc tế quan tâm nghiên cứu. Trong số này, không thể không kể
đến tác giả người Đức Iring Fetscher với cuốn Rousseaus politische Philosophie
(Triết học chính trị Rousseau, Frankfurt am Main, 1989); các tác giả người Anh
Stephen Ellenburg với tác phẩm Rousseau’s Political Philosophy (Triết học chính trị
Rousseau, Cornell University Press, Ithaca and London, 1976) và Mads Qvortrup với
tác phẩm The Political Philosophy of Jean – Jacques Rousseau. Impossibility of
reason (Triết học chính trị Jean – Jacques Rousseau. Tính bất khả của lý tính,
Manchester University Press, Manchester, 2003).
15


hiến của J.J. Rousseau (bao gồm nền dân chủ trực tiếp, sự kiểm soát, sự cân bằng và
sự tham dự của nhân dân), sự gắn kết ở J.J. Rousseau giữa “tâm hồn cổ đại” và tư
tưởng hiện đại, quan niệm của ông về tôn giáo, tín ngưỡng của công dân, đặc biệt tư
tưởng sâu sắc của ông về chủ nghĩa dân tộc.
16


1.3. Tình hình nghiên cứu về ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Loại các công trình nghiên cứu liên quan đến ý nghĩa của triết học chính trị
của J.J. Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
bao gồm hai nhóm nhỏ: (1) nhóm các công trình bàn về những giá trị, hạn chế, ảnh
hưởng của triết học chính trị của J.J. Rousseau và (2) nhóm các công trình bàn về
vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
(1) Nhóm các công trình bàn về những giá trị, hạn chế, ảnh hưởng của triết

học chính trị của J.J. Rousseau
Có một số ít các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt thuộc nhóm này, trong
đó có thể kể đến Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Châu Loan Tư tưởng cơ
bản của Triết học chính trị J.J Rousseau trong tác phẩm ―Bàn về khế ước xã hội‖
(2007), luận án Tiến sĩ của Dương Thị Ngọc Dung, Triết học chính trị Jean Jacques
Rousseau và ý nghĩa lịch sử của nó (2008), bài “J.J. Rousseau (1712 - 1778) nhà triết
học khai sáng Pháp mang lập trường chính trị cấp tiến – tả khuynh” của Nguyễn Thị
Bích Lệ, đăng trên Tạp chí Triết học, số 7, năm 2008.
Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Châu Loan “Tư tưởng cơ bản của
Triết học chính trị J.J Rousseau trong tác phẩm ―Bàn về khế ước xã hội‖ (2007) đề
cập đến một số giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học chính trị của Rousseau ở một
số trang trong phần kết luận của luận văn. Tuy vậy, các nhận định đó chưa được phân
tích sâu sắc, chưa đưa ra các đánh giá của các học giả khác nhau về triết học chính trị
Rousseau và chưa phân tích ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau đối với sự

các nhà tư tưởng và các nhà nghiên cứu Nga (1752 – 1917), xuất bản năm 2005 tại
Nhà Xuất bản của Học viện Nhân văn Ki tô giáo Nga, St Petersburg [165]; bài viết
“Ý nghĩa có tính hệ thống của các luận văn chính trị của Rousseau đối với xã hội học
lý thuyết” của tác giả AF Filippov, trong: Các luận văn của J.J. Rousseau, Mátxcơva,
1998 [188]; bài viết của tác giả Zanin S.V. nhan đề “Học thuyết của J.J. Rousseau về
các giá trị và các quan điểm chính trị của ông”, trong: Thông tin của Trung tâm khoa
học Samara, Viện Hàn lâm khoa học Nga, số 4 năm 2008 [172].
Cuốn Hợp tuyển J.J. Rousseau: ủng hộ và phản đối – Tư tưởng của J.J.
Rousseau trong cảm nhận và đánh giá của các nhà tư tưởng và các nhà nghiên cứu
Nga (1752 – 1917), xuất bản năm 2005, với 807 trang là một trong những tài liệu
tham khảo cần đặc biệt chú ý. Cuốn sách này bao gồm hàng loạt bài viết có liên quan
đến các giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của tư tưởng triết học chính trị của J.J.
Rousseau, trong phần “Khế ước xã hội trong đánh giá của các nhà xã hội học và các
đại biểu Nga về triết học pháp quyền” như bài của A.S. Alekseev về học thuyết
18


chính trị của J.J. Rousseau trong quan hệ của nó với học thuyết của Montesquieu về
cân bằng quyền lực và về đánh giá của G. Kovalevsky về vấn đề này, bài của G.D.
Gurvich về “Rousseau và tuyên ngôn về các quyền – tư tưởng về các quyền không
thể tách rời của cá nhân trong học thuyết chính trị của Rousseau”, một số bài viết của
M.M. Kovalevsky, của Tsertelev D.N, của A. Divilkovsky về ảnh hưởng của
J.J. Rousseau đến nước Nga, đặc biệt đến L. Tolstoy. Theo G. Kovalevsky, không có

sự khác nhau cơ bản giữa học thuyết của J.J. Rousseau về chủ quyền nhân dân và
học thuyết của Montesquieu về cân bằng quyền lực, mà trái lại thậm chí quan niệm
của Montesquieu và Rousseau về mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền hành
pháp là có sự tương đồng. Quan niệm này được A.S. Alekseev đánh giá và chính xác
hóa lại.
Bên cạnh đó, có thể kể đến các bài viết bằng tiếng Nga có liên quan như bài

không chỉ bằng tiếng Việt, mà còn bằng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Pháp.
Trước hết, phải kể đến Chương trình KX.04: ―Xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN của dân, do dân, vì dân‖ bao gồm 9 đề tài trọng điểm cấp nhà nước.

2

Đa số các đề tài Khoa học cấp Nhà nước trên tiếp cận đến vấn đề nhà nước pháp
quyền và việc xây dựng nhà nước pháp quyền từ nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ
yếu từ góc độ luật học, chính trị học, xã hội học. Đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn về
Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân (2006), Đề tài Khoa học cấp
Nhà nước, mã số KX.04.01 do GS.VS. Nguyễn Duy Quý đã tiếp cận nhiều hơn từ
góc độ triết học. Từ các Đề tài Khoa học cấp Nhà nước này, xuất hiện nhiều các sách
chuyên khảo, tham khảo và các bài báo liên quan. Tuy nhiên, hầu hết các công trình
nghiên cứu trên ít đề cập đến ý nghĩa của triết học chính trị Rousseau đối với việc
xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
2 Có thể kể đến 9 đề tài trọng điểm cấp nhà nước như sau: (1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp

quyền XHCN của dân, do dân, vì dân (2006), Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.01 do GS.VS.
Nguyễn Duy Quý, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia chủ trì trong thời gian năm 2001–2005;
(2) Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong giai đoạn
2001-2010, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.02, do GS. Đào Trí Úc, Viện Nghiên cứu Nhà nước
và Pháp luật chủ trì; (3) Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam (2006), Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.04.03 do tác giả Tạ Xuân Đại, Ban Tổ
chức TW chủ trì; (4) Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong
Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, mã số
KX.04.04 do GS. TS. Trần Ngọc Đường, Văn phòng Quốc hội chủ trì; (5) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa học cấp
Nhà nước, mã số KX.04.05, do Vũ Đức Khiển, Uỷ ban Pháp luật Quốc hội chủ trì; (6) Cải cách các cơ quan
tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Toà án trong Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Đề tài Khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX.04.06, do tác giả

việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết
học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2009) của Trần Ngọc Liêu; Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội
chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt
Nam hiện nay (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2009) của Trương Quốc Chính, Vấn đề hình thức của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học (Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2011) của Mai Thị Thanh; Xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, luận án tiến sĩ triết học (Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam, 2013) của Hoàng Thị Hạnh...
21



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status